WHO bật đèn xanh cho vắc xin Sinopharm của Trung Quốc
Sinopharm là vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên của Trung Quốc được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận để sử dụng khẩn cấp.
Người dân được tiêm ngừa vắc xin Sinopharm tại Serbia ngày 4-5 – Ảnh: REUTERS
“WHO đã cho phép sử dụng khẩn cấp vắc xin ngừa COVID-19 của hãng Sinopharm Bắc Kinh, khiến nó là loại vắc xin thứ 6 nhận được sự phê chuẩn của WHO về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng”, Hãng tin AFP ngày 7-5 dẫn lời tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Video đang HOT
Sinopharm cũng là vắc xin đầu tiên không phải do phương Tây phát triển được WHO phê chuẩn. Trước đó, tổ chức này đã cho phép vắc xin của Pfizer-BioNTech, AstraZeneca, Johnson & Johnson và Moderna.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc vắc xin Sinopharm cũng sẽ được đưa vào chương trình chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX.
“Nó sẽ mở rộng danh sách các loại vắc xin COVID-19 mà COVAX có thể mua, giúp các nước tự tin hơn khi phê chuẩn trong nước và nhập khẩu, tiêm vắc xin”, ông Tedros nói.
WHO quyết định phê chuẩn vắc xin Sinopharm sau khi nhóm cố vấn của tổ chức này bắt đầu đánh giá thông tin lâm sàng và sản xuất vắc xin của hãng dược Trung Quốc từ ngày 26-4. Một loại vắc xin khác của Trung Quốc là Sinovac cũng đang được WHO đánh giá và dự kiến sẽ có quyết định vào tuần sau.
Dù vậy, một ban chuyên gia khác của WHO, Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược (SAGE), cho rằng vắc xin Sinopharm dù ngăn được COVID-19 nhưng một số dữ liệu cho thấy nó có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng trên một số người. Ông Tedros cho biết SAGE khuyến cáo nên sử dụng vắc xin Sinopharm cho người trên 18 tuổi.
Vắc xin Sinopharm hiện đã được tiêm cho hàng triệu người ở Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 5-5 đòi trả lại 1.000 liều vắc xin Sinopharm cho Trung Quốc sau khi bị chỉ trích vì đã tiêm vắc xin này dù nó chưa được cơ quan y tế thông qua.
Ông Duterte được tiêm ngừa COVID-19 bằng vắc xin của Hãng Sinopharm ngày 3-5, một số cảnh vệ của ông cũng đã được tiêm. Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Philippines chưa thông qua việc sử dụng khẩn cấp vắc xin này.
CHDC Congo tuyên bố dập được đợt dịch Ebola tái bùng phát
Ngày 3/5, CHDC Congo tuyên bố đã dập được ổ dịch Ebola bùng phát từ ngày 3/2 vừa qua tại tỉnh Bắc Kivu khiến 12 người mắc bệnh, trong đó 6 người tử vong.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Ebola tại Beni, CHDC Congo, ngày 15/8/2018. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF), CHDC Congo khống chế được đợt bùng phát này nhờ sử dụng vaccine ngừa Ebola do hãng dược phẩm Merck (Mỹ) sản xuất. Hơn 1.600 người tiếp xúc với bệnh nhân Ebola và những người tiếp xúc với họ đã được tiêm vaccine này.
Tháng 6 năm ngoái, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố CHDC Congo hết dịch Ebola, vốn bùng phát trong giai đoạn 2018-2020 và cướp đi sinh mạng của 2.200 người.
Ebola là một bệnh sốt xuất huyết rất dễ lây lan với các triệu chứng như sốt, nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức toàn thân hoặc khó chịu. Nhiều trường hợp nặng bệnh nhân có thể xuất huyết bên trong và bên ngoài.
WHO: Khủng hoảng Covid-19 Ấn Độ có thể xảy ra bất cứ đâu WHO đưa ra cảnh báo nghiêm khắc với các nước châu Âu, nói rằng việc nới lỏng hạn chế ngăn Covid-19 có thể dẫn đến thảm cảnh như Ấn Độ. "Khi các biện pháp bảo vệ cá nhân được nới lỏng, tụ tập đông người diễn ra, xuất hiện nhiều biến thể dễ lây lan hơn và tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn...