WHO báo động về tình trạng béo phí toàn cầu
Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì và đáng báo động là số người béo phì đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 1990 đến nay.
Người dân tập thể dục tại Leeds, miền Bắc Anh, hưởng ứng chiến dịch nâng cao sức khỏe nhằm đối phó với dịch COVID-19 ngày 2/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là những con số ước tính được nêu trong một nghiên cứu do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu phối hợp thực hiện.
Được công bố vài ngày trước Ngày thế giới phòng chống béo phì (4/3), nghiên cứu nêu bật thực trạng béo phì trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia, trong đó có cả nhiều nước thu nhập thấp và trung bình trước đây phải vật lộn với tình trạng suy dinh dưỡng. Nghiên cứu cũng chỉ rõ thực tế trẻ vị thành niên và trẻ em là nhóm người có tỷ lệ người béo phì gia tăng nhanh hơn nhóm người trưởng thành.
Video đang HOT
Để có được con số ước tính 1 tỷ nêu trên, các nhà nghiên cứu đã phân tích số đo cân nặng và chiều cao của hơn 220 triệu người ở hơn 190 quốc gia. Họ ước tính rằng 504 triệu phụ nữ trưởng thành và 374 triệu nam giới bị béo phì vào năm 2022. Nghiên cứu cho biết tỷ lệ béo phì ở nam giới đã tăng gần gấp 3 lần (14%) kể từ năm 1990 và tăng hơn gấp đôi ở nữ giới (18,5%). Theo nghiên cứu, khoảng 159 triệu trẻ em và thanh thiếu niên phải sống chung với bệnh béo phì vào năm 2022, tăng từ khoảng 31 triệu vào năm 1990.
Điều đáng quan ngại là số người mắc béo phì mới đang gia tăng nhanh chóng. Con số biểu tượng 1 tỷ người mắc căn bệnh này từng được WHO dự báo sẽ là hiện thực của năm 2030 nhưng cột mốc này đã đến nhanh hơn nhiều.
Trước nghiên cứu trên, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh béo phì trong mọi giai đoạn phát triển của con người thông qua chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và chăm sóc đầy đủ khi cần thiết. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của sự hợp tác của khu vực tư nhân trong cuộc chiến chống “đại dịch” béo phì này, cho rằng khu vực này phải chịu trách nhiệm về những tác động sức khỏe do sản phẩm của họ gây ra.
Ông nêu biện pháp cụ thể để hiện thức hóa mục tiêu giảm tỷ lệ béo phì toàn cầu như thực hiện các biện pháp thuế đối với các sản phẩm có hàm lượng đường cao và thúc đẩy các bữa ăn lành mạnh tại trường học. Kết hợp với đó, các chuyên gia cho rằng việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường cũng góp phần chống bèo phì.
Béo phì không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều nguy cơ như mắc các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, xơ gan, các bệnh lý cơ xương khớp, vô sinh… Béo phì và thừa cân cũng làm tăng nguy cơ tử vong hơn so với những bệnh nhân có cân nặng bình thường. Trong đại dịch COVID-19, béo phì cũng là nguyên nhân làm gia tăng số ca tử vong.
Tình hình y tế xấu đi nghiêm trọng tại Dải Gaza
Ngày 17/1, một quan chức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo những bệnh viện còn lại đang hoạt động cầm chừng ở Dải Gaza đang xấu đi nghiêm trọng do thiếu nhân viên và các trang thiết bị y tế.
Tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống Rafah, Dải Gaza, ngày 17/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trước báo giới tại trụ sở của Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), điều phối viên đội y tế khẩn cấp Sean Casey cho biết trong khoảng 5 tuần qua tại Gaza, mỗi ngày đều có nhiều bệnh nhân bị bỏng nặng hoặc gãy xương hở phải chờ hàng giờ hoặc nhiều ngày sau để được điều trị. Hiện chỉ còn 16/36 bệnh viện hoạt động ở Gaza. Sau khi tới thăm 6 bệnh viện trong số đó, ông Casey nhận thấy tình hình y tế đã xấu đi nghiêm trọng trong khi khả năng tiếp cận nhân đạo ngày càng giảm, đặc biệt là các khu vực ở phía Bắc vùng lãnh thổ này. Các bệnh nhân về cơ bản không được điều trị trong một bệnh viện không có nhiên liệu, không điện, không nước. Các bệnh viện đang phải đối mặt với tình trạng quá tải bệnh nhân trong khi thiếu nghiêm trọng nhân viên y tế. Các đội y tế khẩn cấp đã nỗ lực liên tục trong 7 ngày để cung cấp nhiên liệu và vật tư tới Gaza. Tuy nhiên, mọi đề nghị phối hợp vận chuyển hàng cứu trợ đều bị từ chối. Ở phía Nam Gaza, tại khu phức hợp y tế Nasser, chỉ còn lại 30% nhân viên trong khi tỷ lệ lấp đầy giường bệnh lên tới 200%. Thậm chí tại khoa bỏng, 1 bác sĩ phải điều trị cho 100 bệnh nhân.
Điều phối viên Casey nhấn mạnh thảm họa nhân đạo tiếp diễn mỗi ngày ở Gaza và đang trở nên nghiêm trọng hơn bên cạnh tình trạng sụp đổ nhanh chóng của hệ thống y tế tại đây. Nhắc lại lời kêu gọi của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, ông Casey cho biết nhu cầu cấp thiết nhất hiện nay ở Gaza là có một lệnh ngừng bắn thực sự.
Theo số liệu mới nhất của cơ quan y tế tại Gaza, ít nhất 24.448 người Palestine, khoảng 70% trong đó là phụ nữ, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, đã thiệt mạng trong các cuộc không kích và tấn công trên bộ của Israel nhằm vào vùng lãnh thổ này kể từ sau khi Phong trào Hồi giáo Hamas đột kích bất ngờ vào Israel ngày 7/10/2023 khiến khoảng 1.140 người thiệt mạng.
Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Cairo, trong cuộc tiếp Ngoại trưởng Hy Lạp George Gerapetritis đang ở thăm Cairo, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã cảnh báo nguy cơ leo thang quân sự trong khu vực, đồng thời nêu bật sự cấp thiết phải xoa dịu tình hình nguy cấp hiện nay thông qua một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và khẩn cấp ở Dải Gaza. Tổng thống El-Sisi cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường cung cấp viện trợ nhân đạo nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng hiện nay ở Gaza.
Nhà lãnh đạo Ai Cập khẳng định nước này sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân tại Gaza, cung cấp viện trợ nhân đạo cho họ và nỗ lực xoa dịu tình hình.
Về phần mình, Ngoại trưởng Hy Lạp Gerapetritis nhất trí với lập trường của Tổng thống El-Sisi, đồng thời đánh giá vai trò then chốt của Ai Cập như là nền tảng cho hòa bình và ổn định ở khu vực Trung Đông.
Tại cuộc gặp, hai bên cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng hướng tới một giải pháp công bằng và toàn diện cho giải pháp hai nhà nước Israel- Palestine, coi đây là vấn đề trọng tâm của khu vực, đồng thời là con đường hướng tới hòa bình, an ninh và ổn định.
WHO cảnh báo về tình trạng lây lan của dịch COVID-19 Phóng viên TTXVN tại Geneva dẫn thông báo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 10/1 cho biết khoảng 10.000 ca tử vong vì dịch COVID-19 đã được ghi nhận trong tháng cuối cùng của năm 2023. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong thông báo, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom...