WHO báo cáo số ca mắc Covid-19 ở Đông Nam Á tăng 481%
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, số ca mắc Covid-19 ở Đông Nam Á trong 4 tuần qua cao hơn 481% so với cùng kỳ trước đó.
“Số ca mắc mới được ghi nhận trong khoảng thời gian 28 ngày đã giảm ở các khu vực: châu Phi (giảm 45%), Tây Thái Bình Dương (giảm 39%), Bắc và Mỹ Latinh (giảm 33%) và châu Âu (giảm 22%) . Tuy nhiên, tỷ lệ mắc Covid-19 tăng lên ở 2 khu vực: Đông Nam Á (tăng 481%) và Đông Địa Trung Hải (tăng 144%)”, báo cáo dịch tễ học hàng tuần của WHO cho biết hôm 13/4.
Theo WHO, trong 1 tháng qua, tổng cộng 3 triệu trường hợp mắc mới Covid-19 được ghi nhận trên thế giới và hơn 23 nghìn trường hợp tử vong do căn bệnh này.
Làn sóng Covid-19 mới ở châu Á
Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ hôm 13/4 cho biết, nước này ghi nhận 10.158 ca mắc Covid-19 mới trong 24 giờ qua.
Video đang HOT
Theo cơ quan này, đây là số lượng trường hợp mắc Covid-10 vượt quá 10 nghìn người đầu tiên sau 223 ngày kể từ ngày 2/9/2022. Tổng số trường hợp mắc Covid-19 ở Ấn Độ là 40.215 ca, nâng tổng số trường hợp được ghi nhận tại quốc gia này lên 44.210.127.
Theo Bộ Y tế Ấn Độ, nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc mới Covid-19 tăng vọt là do biến thể phụ Omicron XBB.1.16. Tuy nhiên, biến thể phụ này không phải vấn đề đáng lo ngại và các loại vắc xin ngừa Covid-19 vẫn hiệu quả trong phòng ngừa bệnh.
WHO cho biết, XBB.1.16 đã xuất hiện tại khoảng 20 quốc gia. WHO đang theo dõi chặt chẽ biến thể phụ này. Phần lớn mẫu bệnh phẩm của XBB.1.16 được thu thập tại Ấn Độ.
Trong khi đó, tại Singapore, số ca mắc trong tuần cuối tháng 3 lên tới 28.000, tăng hơn gấp đôi so với con số 14.467 ca của một tuần trước đó.
Tại Indonesia số ca mắc Covid-19 cũng tăng lên trong những tháng gần đây khi chính phủ nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại, với số ca nhiễm hôm 12/4 lên tới 987 ca.
Hôm 13/4, Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo kêu gọi người dân tiêm liều tăng cường, dù nói rằng mức độ miễn dịch cao của đất nước giúp tình hình hiện tại “vẫn được kiểm soát tốt”.
Bên cạnh đó, các quốc gia lân cận châu Á như Bangladesh, Nepal, Pakistan, Afghanistan, Iran,… cũng ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 mới. Trước châu Á, làn sóng Covid-19 này từng quét qua châu Âu nhưng hiện có xu hướng hạ nhiệt.
Đau mắt ở trẻ có thể là dấu hiệu mắc biến thể Covid-19 mới Arcturus
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi biến thể phụ Covid-19 mới, biệt danh Arcturus, mà theo các bác sĩ ở Ấn Độ đang gây ra triệu chứng chưa từng xuất hiện trước đó ở bệnh nhi mắc Omicron: viêm kết mạc mắt.
Chính quyền Ấn Độ yêu cầu các bang phát hiện những điểm nóng dịch bệnh và tăng cường việc xét nghiệm Covid-19. Ảnh REUTERS
Arcturus, hay XBB.1.16, là biến thể phụ của Omicron và đang đứng sau tình trạng dịch bệnh gia tăng ở nhiều nước, bao gồm Mỹ, Singapore, Úc và hơn 20 quốc gia khác. Cuối tháng 3, WHO gọi XBB.1.16 là biến thể được theo dõi và nhiều khả năng là biến thể gây lây lan mạnh nhất tính đến thời điểm này, theo báo The Hindustan Times hôm 13.4.
Tại Ấn Độ, chính quyền New Delhi đang thực thi các biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan. Theo đó, các bang được yêu cầu phải nhanh chóng phát hiện các điểm nóng khẩn cấp của dịch Covid-19 và tăng cường hoạt động xét nghiệm Covid-19 sau khi ghi nhận số ca mới trong ngày cao nhất từ tháng 9.2022.
Bộ Y tế Ấn Độ hôm 12.4 ghi nhận 7.830 ca mới trong vòng 24 giờ, với số ca trên toàn quốc tăng lên 40.215.
Tỷ lệ số ca mắc XBB.1.16 tăng từ 21,6% vào tháng 2 lên 35,8% vào tháng 3. Hiện Ấn Độ chưa ghi nhận tình trạng gia tăng số trường hợp nhập viện điều trị hoặc tử vong do Arcturus.
Tuy nhiên, một điểm đáng quan ngại là các bác sĩ Ấn Độ phát hiện triệu chứng mới ở bệnh nhi mắc biến thể Arcturus.
Bác sĩ nhi khoa Vipin Vashishtha, từng đứng đầu Ủy ban Tiêm chủng của Viện hàn lâm nhi khoa Ấn Độ, cho biết những triệu chứng của XBB.1.16 bao gồm sốt cao, ho và chứng viêm kết mạc mắt gây ngứa.
Bộ trưởng Y tế Mansukh Mandaviya yêu cầu các bang đẩy mạnh xét nghiệm gien di truyền và tổ chức các hoạt động diễn tập ở bệnh viện để ứng phó biến thể mới. Một số bang quay lại áp dụng việc đeo khẩu trang nơi công cộng.
XBB.1.16 là tái tổ hợp của hai biến thể phụ của BA.2. Kết quả cuộc nghiên cứu của Đại học Tokyo (Nhật Bản) phát hiện Arcturus lây lan mạnh hơn gấp từ 1,17 đến 1,27 lần so với XBB.1 và XBB.1.5. Đó là lý do các nhà nghiên cứu cảnh báo về nguy cơ xảy ra làn sóng Covid-19 kế tiếp trên toàn thế giới trong tương lai gần.
WHO kỷ niệm 75 năm thành lập, đề cao vai trò của các quốc gia thành viên Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, nhân dịp Ngày Sức khỏe thế giới 7/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở tại Geneva (Thụy Sỹ) cùng với 194 quốc gia thành viên trên thế giới đã tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 75 năm thành lập WHO, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của các quốc gia...