WeWork bị tư pháp Mỹ “sờ gáy”
Chưa hết lùm xùm thời gian qua, startup chia sẻ không gian làm việc WeWork lại dính vào điều tra của Sở Tư pháp New York.
WeWork dự kiến cắt giảm hàng nghìn việc làm trong tuần này. Ảnh: AFP
“Chúng tôi đã nhận thông báo điều tra của Văn phòng Sở Tư pháp New York và đang hợp tác trong vụ việc”, người phát ngôn WeWork cho biết.
Một trong những vấn đề Sở Tư pháp New York điều tra là liệu người sáng lập và cựu CEO của WeWork Adam Neumann có tìm cách làm lợi cho bản thân. Thực tế, Neumann đã mua lại các bất động sản, sau đó cho WeWork thuê lại. Ngoài việc dùng cổ phần của mình tại WeWork để vay tiền, người sáng lập WeWork cũng thu WeWork gần 6 triệu USD phí sử dụng nhãn hiệu thương mại khi dùng từ “We” trong tên công ty được đổi tên thành “The We Company”.
Startup này đã hủy kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ngày 30/9 do nhà đầu tư lo ngại với các khoản lỗ, mô hình kinh doanh và cách thức quản trị của công ty này.
Tuần trước, người sáng lập đã từ chức CEO và đồng ý trả lại phí sử dụng từ “We” (6 triệu USD). Người phát ngôn của Neumann từ chối bình luận vấn đề này.
Tháng trước, WeWork đã chấp thuận gói giải cứu từ cổ đông lớn nhất – Tập đoàn công nghệ Nhật Bản SoftBank Group – do thiếu vốn hoạt động. Cụ thể, SoftBank đồng ý bơm 6,5 tỷ USD dưới dạng nợ đổi lấy vốn chủ sở hữu của WeWork. Gã khổng lồ công nghệ Nhật Bản cũng chi 3 tỷ USD thâu tóm cổ đông hiện hữu, trong đó 1 tỷ USD để mua lại 1 phần cổ phiếu của Neumann.
WeWork đang đứng trước yêu cầu tái cấu trúc triệt để. Startup này dự kiến cắt giảm hàng nghìn việc làm trong tuần này, chủ yếu ở những lĩnh vực không then chốt, Marcelo Claure, Chủ tịch điều hành công ty “The We Company” thông báo trong email gửi tới nhân viên.
Video đang HOT
Theo Thời báo New York, số việc làm WeWork chuẩn bị cắt giảm lên tới 4.000. Tính đến ngày 30/6, startup này có khoảng 12.500 nhân viên, chưa kể những lao động đang làm việc tại các chi nhánh.
Một trong các bước tiếp theo của WeWork là họp mặt toàn thể công ty vào ngày 22/11, Chủ tịch Claure viết trong email. Để phát triển WeWork cần trở thành 1 tổ chức lấy khách hàng làm trung tâm và hoạt động hiệu quả hơn. “Chúng tôi sẽ loại bỏ và thu hẹp lại một số chức năng và vị trí nhất định”, ông Claure nói thêm.
Trong bài thuyết trình ngày 11/10 trước những người nắm giữ trái phiếu WeWork, đại diện công ty này nhấn mạnh các vị trí quản lý cũng sẽ bị cắt giảm, bên cạnh các vị trí việc làm tại đơn vị đầu tư mạo hiểm và các đơn vị khác có tác động tới tăng trưởng công ty, như đơn vị xây dựng và thiết kế.
Đây không phải lần đầu tiên WeWork bị Sở Tư pháp New York điều tra. Sau khi bị “sờ gáy” năm ngoái, công ty này đã thu hồi chính sách yêu cầu nhân viên ký thỏa thuận không cạnh tranh (NCA) – một thỏa thuận yêu cầu nhân viên của công ty, trong khoảng thời gian nhất định sẽ không được làm việc cho đối thủ cạnh tranh của công ty cũ sau khi thôi việc.
Hãng tin Bloomberg cho hay, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ đang điều tra liệu WeWork có vi phạm các quy tắc tài chính khi tìm cách niêm yết không. WeWork từ chối bình luận về thông tin này.
Số liệu từ công ty công nghệ tài chính MarketAxess (Mỹ) cho thấy, lợi suất trái phiếu đáo hạn vào năm 2025 của WeWork tuần qua lao dốc mạnh, giảm còn 16,057% hôm qua 18/11.
Lê Quân (Theo Reuters)
SoftBank xác nhận gói cứu trợ hàng tỷ đôla cho WeWork
Ngày 23/10, SoftBank công bố sẽ bơm hàng tỷ đô la vào công ty khởi nghiệp chia sẻ văn phòng đang gặp khó khăn WeWork, trong một thỏa thuận mà theo đó người đồng sáng lập Adam Neumann nhận một khoản thanh toán khổng lồ và rời khỏi hội đồng quản trị.
SoftBank thông báo sẽ bơm thêm 5 tỷ USD vào The We Company - công ty mẹ của ứng dụng chia sẻ không gian làm việc WeWork. Họ cũng sẽ đẩy nhanh kế hoạch đầu tư cổ phiếu trị giá 1,5 tỷ USD dự kiến thực hiện vào năm sau và mua tối đa 3 tỷ USD cổ phiếu từ các cổ đông hiện tại.
SoftBank có trụ sở tại Nhật Bản đã xác nhận rằng họ sẽ bơm hàng tỷ đô la vào công ty khởi nghiệp WeWork đang gặp khó khăn
Quỹ đầu tư của SoftBank - Vision Fund sẽ đổi toàn bộ cổ phần trong các liên doanh của WeWork tại châu Á (trừ Nhật Bản) để lấy cổ phiếu công ty này. SoftBank hiện là cổ đông lớn nhất của WeWork.
Gói này, liên quan đến tài chính mới, đổ tiền đã cam kết vào WeWork và bao gồm một đề nghị đấu thầu mới cho các cổ đông hiện tại, trị giá tổng cộng 9,5 tỷ đô la.
Neumann, người đã bị buộc thôi chức Giám đốc điều hành, sẽ rời khỏi hội đồng quản trị với vai trò "quan sát viên", nhưng sẽ được nhận hơn 1,5 tỷ đô la khi ông rời đi.
Marcelo Claure của SoftBank Group sẽ đảm nhận chức Chủ tiịch điều hành của Hội đồng quản trị.
Thỏa thuận bao trùm một giai đoạn hỗn loạn cho công ty khởi nghiệp từng được ca ngợi, được một số người định giá khoảng 47 tỷ đô la vào đầu năm.
"SoftBank đã quyết định tăng gấp đôi công ty bằng cách cung cấp một lượng vốn đáng kể và hỗ trợ hoạt động", Chủ tịch SoftBank Masayoshi Son nói trong một tuyên bố. "Vốn mới mà SoftBank đang cung cấp sẽ khôi phục động lực cho công ty và tôi cam kết mang lại lợi nhuận và dòng tiền tự do tích cực", Claure nói thêm trong tuyên bố.
Gói này bao gồm 5 tỷ đô la tài chính mới, cũng như cam kết tăng tốc cam kết hiện có là 1,5 tỷ đô la.
SoftBank cũng sẽ đưa ra một đề nghị chào mua lên tới 3 tỷ đô la cho các cổ đông hiện hữu, ở mức 19,19 đô la một cổ phiếu, dự kiến sẽ bắt đầu vào quý IV năm 2019.
SoftBank, công ty đã nắm giữ 29% WeWork, sẽ tăng tỷ lệ sở hữu lên "khoảng 80%", nhưng cho biết điều này không cấu thành quyền kiểm soát.
Họ nói rằng họ sẽ không nắm giữ đa số quyền biểu quyết tại bất kỳ cuộc họp cổ đông hoặc hội đồng quản trị nào và "không kiểm soát công ty". "WeWork sẽ không phải là công ty con của SoftBank. WeWork sẽ là một công ty liên kết của SoftBank", tuyên bố cho biết.
Cổ phiếu của SoftBank Group đã đóng cửa giảm 2,51% xuống còn 4.190 yên tại Tokyo, mặc dù mức giảm đã bắt đầu trước đó trong ngày.
Kế hoạch này cung cấp nguồn vốn rất cần thiết cho WeWork, mà các nguồn tin cho biết phải huy động ít nhất 3 tỷ đô la để trang trải cho nhu cầu tài chính của mình cho đến cuối năm nay.
Một nguồn tin nói với AFP, thỏa thuận này sẽ mang lại cho Neumann 1 tỷ đô la cho cổ phiếu SoftBank của anh ấy, 500 triệu đô la để hoàn trả các khoản nợ cá nhân và 185 triệu đô la phí tư vấn.
Neumann vẫn sẽ duy trì một cổ phần nhỏ trong công ty, nguồn tin cho biết thêm.
Neumann thôi giữ chức giám đốc điều hành vào tháng 9 khi phải đối mặt với các câu hỏi về việc tự xử lý tài sản cá nhân của mình và WeWork, và về hành vi cá nhân đặc biệt, bao gồm cả việc sử dụng m*a túy.
Trâm Anh (Theo Reuters)
Adam Neumann mất danh tỷ phú USD sau "cú lừa" WeWork Adam Neumann và WeWork đang là cái tên nổi nhất trong giới công nghệ và tài chính thời gian gần đây. Theo Tạp chí Forbes, cựu CEO đã không còn là tỉ phú USD khi khối tài sản của ông bốc hơi 3,5 tỷ USD chỉ trong vòng 7 tháng. Đầu năm nay, Adam Neumann xuất hiện trong danh sách những người giàu...