Wellness beach villas tạo sức hút nhờ xu hướng sống xanh bền vững
Theo nhiều chuyên gia, những dự án bất động sản xanh, chú trọng vào tiện ích, sức khỏe con người và hài hòa với môi trường sống đang trở thành lựa chọn của thị trường.
Về lâu dài, đây là hướng đi đủ sức định hình lại ‘cuộc chơi’ trên thị trường bất động sản.
“Chỉ số xanh” vượt trội – tiêu chí chọn secondhome tương lai
“Sống xanh giữa thiên nhiên” đang trở thành xu thế được chọn lựa trong bối cảnh cuộc sống hiện đại và ảnh hưởng của dịch bệnh. Đặc biệt, nhu cầu này càng lớn khi tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động ở các thành phố lớn, trong khi tỷ lệ cây xanh tại đô thị của Việt Nam đang ở mức rất thấp, chỉ bằng 1/5-1/10 thế giới (từ 2-3 m2/người, so với chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên Hiệp Quốc là 10 m2 và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại từ 20-25 m2.)
Vì vậy, nhiều người càng muốn di chuyển về các “secondhome xanh”, gần thiên nhiên, bên núi rừng biển, có nhiều cây xanh thoáng đãng, để tận hưởng cuộc sống trong lành. Trong đó, giới tinh hoa càng khắt khe trong việc chọn không gian sống nghỉ dưỡng, và coi trọng các tiêu chí sống lành mạnh khi tìm nơi an cư.
Anh Gia Thịnh, quản lý cấp cao của một doanh nghiệp ở TP.HCM chia sẻ: “Trong giai đoạn khó khăn hơn khi đi xa hay xuất ngoại, gia đình tôi mong muốn được nghỉ dưỡng ở những nơi không quá mất thời gian di chuyển. Đặc biệt, khu vực phải biệt lập, đảm bảo riêng tư, thiên nhiên và đầy đủ tiện ích cao cấp khép kín”. Vì vậy, các dự án có diện tích mảng xanh lớn, không gian kết nối tự nhiên ngay trong ngôi nhà, theo xu hướng phát triển bền vững thu hút sự quan tâm từ giới thượng lưu.
Đặc biệt, dòng bất động sản xanh cao cấp đã được nhiều chủ đầu tư chú trọng như một xu hướng tất yếu của tương lai, hướng đến một cuộc sống tiện nghi nhưng gần gũi, thân thiện với thiên nhiên. Ngoài ra, Việt Nam là nước biến đổi khí hậu, do đó phát triển các công trình bất động sản xanh cũng là hạn chế sự ảnh hưởng của sự biến đổi này. Điều này giúp gia tăng giá trị sức khỏe, tuổi thọ, chỉ số hạnh phúc của cộng đồng thông qua không gian xanh, tiện ích xanh và lối sống xanh mà họ sẽ được hưởng.
Sống khỏe giữa biệt thự 4 tầng xanh miền nhiệt đới
Với cảm hứng biệt thự giữa vườn xanh nhiệt đới, 24 căn Wellness beach villas Charm Resort Long Hải tiên phong xu hướng sống xanh hiện đại tại Long Hải, mang đến cho cư dân những trải nghiệm khác biệt chuẩn nghỉ dưỡng với 4 chỉ số xanh vượt trội.
Video đang HOT
Hai tầng xanh đầu tiên đến từ thiên nhiên sẵn có tại thiên đường nghỉ dưỡng wellness tiềm năng Long Hải. Tại 300m đường bờ biển đẹp và hoang sơ không đá ngầm, cư dân được thụ hưởng trọn vẹn cảnh quan biển xanh, cát trắng, nắng vàng 4 mùa cùng nhiều hoạt động thể thao vui chơi ngoài trời thú vị.
Tầng xanh núi Minh Đạm tạo nên “lá phổi” thanh lọc với 8km trải dài bao bọc phía sau khu biệt thự. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới với thảm động thực vật phong phú, hang động, suối đá tạo nên không khí mát mẻ quanh năm và còn là điểm đến lý tưởng để rèn luyện sức khỏe, dã ngoại khám phá (leo núi, đi bộ, cắm trại…).
Đặc biệt, để tăng chỉ số xanh vượt trội, chủ đầu tư đã tạo nên tầng xanh thứ ba với diện tích 14.000 m2 cho khu vực cây xanh, tiện ích và 4.000 m2 cho mặt nước. Hệ cây xanh nhiệt đới được trồng khắp nơi, xen kẽ giữa các căn biệt thự hay khu vực tiện ích chung như khuôn viên, vườn BBQ…Sự đa dạng chủng loại giúp không gian toàn khu trở thành một vùng thiên nhiên trong lành, tinh khiết.
Tại tầng xanh thứ tư ngay ở không gian bên trong biệt thự, chủ nhân được đặc quyền sống trong không gian mở. Mọi góc nhìn hay các sinh hoạt hàng ngày từ các phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm, sân thượng đều đón nắng gió biển tự nhiên vào nhà. Vật liệu từ thiên nhiên và an toàn cho sức khỏe (gỗ tre mây…) cũng tạo cảm giác gần gũi, thân thiện và hài hòa.
Ngoài tiêu chí xanh, biệt thự biển nghỉ dưỡng còn đáp ứng tiêu chí trải nghiệm đa dạng với nhiều tiện ích độc quyền. Hồ bơi riêng, thang máy từng căn, xe hơi tận nhà, nội thất được chế tác độc bản nâng tầm phong cách và giá trị sở hữu giới hạn. Các tiện ích chăm sóc sức khỏe: sân tennis, gym & spa,…; hoạt động giải trí tại rạp chiếu phim ngoài trời, khu thương mại, skybar thời thượng, chuỗi nhà hàng và cà phê, hồ bơi đa tầng & pool bar chính là đặc ân dành cho chủ nhân của tổ hợp nghỉ dưỡng resort 5 sao.
Tiêu chí đẳng cấp thế giới được khẳng định qua phong cách nhiệt đới của nhà thiết kế SSA (Pháp) và dịch vụ quản lý chuyên nghiệp từ Vienna House thuộc tập đoàn AHS – thương hiệu khách sạn phát triển thuộc top nhanh nhất Châu Á Thái Bình Dương. Vì vậy, sống xanh theo phong cách Wellness beach villas Charm Resort Long Hải không chỉ giúp cân bằng với thiên nhiên mà còn bắt nhịp xu hướng và nâng tầm chất sống mới của thời đại.
Mỹ, Nhật Bản mua lượng khổng lồ, một sản phẩm thế mạnh của Việt Nam kỳ vọng thu 20 tỷ USD
Theo Kế hoạch cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo chuỗi và nâng cao giá trị gia tăng giai đoạn 2021-2025, mục tiêu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 18 - 20 tỷ USD vào năm 2025.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ hướng đến mục tiêu 18 - 20 tỷ USD
Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) Nguyễn Quốc Trị vừa ký Quyết định số 60/QĐ-TCLN-KHTC phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo chuỗi và nâng cao giá trị gia tăng giai đoạn 2021-2025.
Mục tiêu chung của Kế hoạch này là tiếp tục triển khai thực hiện cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo chuỗi và nâng cao giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp, huy động tối đa các nguồn lực xã hội; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại; phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng, phát triển bền vững ngành lâm nghiệp...
Ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các dịch vụ hệ sinh thái rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân nông thôn miền núi, dân tộc thiểu số, giữ vững quốc phòng, an ninh và thực hiện thành công các mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững.
Kế hoạch cũng đặt ra mục tiêu cụ thể như sau: Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5,0% đến 5,5%/năm; giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 18 - 20 tỷ USD (hiện Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn nhất của Việt Nam).
Tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước đạt 5 tỷ USD vào năm 2025; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung đạt 35 triệu m3/năm vào năm 2025; đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản; tỷ lệ che phủ rừng được duy trì ổn định ở mức 42%.
Chế biến gỗ tại Công ty Hoàng Thông (Bình Dương). Ảnh: K.N
Xây dựng nhãn hiệu gỗ Việt để tăng tốc xuất khẩu gỗ
Cũng theo kế hoạch này, trong giai đoạn 2025 - 2030, ngành lâm nghiệp định hướng cơ cấu theo nhóm sản phẩm chủ lực, gồm: Sản phẩm chủ lực quốc gia tập trung đầu tư, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến nông sản theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững.
Ưu tiên nguồn lực đầu tư để thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng các chuỗi giá trị gắn với hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và phát triển thương hiệu quốc gia.
Tăng cường liên kết vùng, liên kết ngành để đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực quốc gia; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nhằm tháo gỡ các rào cản thương mại, thúc đẩy xuất khẩu.
Phát triển các khu công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản công nghệ cao gắn với các vùng trồng rừng tập trung; tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu; tập trung phát triển các mặt hàng sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao và bền vững.
Phát triển lâm sản ngoài gỗ, đẩy mạnh gây trồng, sử dụng, chế biến sâu các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào các nhóm sản phẩm có thế mạnh, có giá trị kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế của các vùng, miền như: mây tre, dược liệu, dầu nhựa, thực phẩm, các chế phẩm hữu cơ.
Đối với các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, các địa phương căn cứ lợi thế, điều kiện cụ thể và nhu cầu thị trường, có cơ chế chính sách và ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển các sản phẩm lâm nghiệp chủ lực cấp tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ.
Cơ cấu lại sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi và nâng cao giá trị gia tăng với mục tiêu diện tích rừng gỗ lớn đạt khoảng 30% tổng diện tích rừng trồng mới.
Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản gắn với quá trình cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế; tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu.
Tập trung phát triển các mặt hàng sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao, nhu cầu sử dụng cao, tương đối ổn định trên thị trường trong và ngoài nước như: đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm tinh chế từ lâm sản ngoài gỗ; ván nhân tạo, giảm dần chế biến dăm gỗ xuất khẩu.
Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp nhu cầu thị trường trong và ngoài nước; phát triển các hình thức thương mại hiện đại, ứng dụng triệt để các giải pháp công nghệ để phát triển thương mại điện tử.
Xây dựng nhãn hiệu Gỗ Việt, xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Gỗ Việt đối với các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ, quảng bá thương hiệu tại thị trường trong nước và quốc tế.
Theo ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, trước mắt, trong năm 2022, ngành lâm nghiệp phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc duy trì ổn định 42%, nâng cao chất lượng rừng. Trồng rừng tập trung đạt 240.000ha; trồng 122 triệu cây phân tán để đảm bảo tiến độ thực hiện đề án trồng 1 tỷ cây xanh. Khai thác gỗ đạt 31,5 triệu m3 đáp ứng 80% nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ trong nước. Giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 16,3 tỷ USD; thu dịch vụ môi trường rừng: 3.000 tỷ đồng.
Nhiều công ty và tổ chức tài chính toàn cầu chưa đáp ứng cam kết về bảo vệ rừng Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận Global Canopy công bố ngày 13/1, nhiều công ty và tổ chức tài chính toàn cầu có khả năng lớn nhất trong việc kiềm chế nạn phá rừng vẫn chưa làm tròn trách nhiệm của họ. Qua đó làm suy yếu các cam kết về bảo vệ rừng được đưa ra tại...