WEF hoãn hội nghị thượng đỉnh thường niên tại Singapore
Ngày 17/5, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thông báo hoãn hội nghị thường niên dự kiến diễn ra theo kế hoạch vào tháng 8 năm nay tại Singapore.
Logo của cuộc họp thường niên lần thứ 50 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được in trên cửa sổ ở Davos, Thụy Sĩ, ngày 21/1/2020. Ảnh: Reuters
Theo WEF, không thể triệu tập một cuộc họp trực tiếp trong năm nay do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. WEF nêu rõ căn cứ vào những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau trên toàn thế giới, khả năng nối lại hoạt động đi lại giữa các nước và vùng lãnh thổ chưa chắc chắn, tốc độ triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 không đồng đều tại các nước cùng sự xuất hiện của những biến thể mới…, tổ chức này nhận thấy việc tổ chức sự kiện với sự tham dự của các nhà lãnh đạo đến từ các chính phủ, doanh nghiệp trên toàn cầu là không khả thi.
Theo truyền thống, hội nghị thường niên WEF được tổ chức vào tháng 1 hằng năm tại Davos (Thụy Sĩ). Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19, thời điểm tổ chức diễn đàn của giới doanh nghiệp toàn cầu này đã phải thay đổi nhiều lần.
WEF, có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ), cho biết hội nghị thường niên thay thế sẽ diễn ra vào nửa đầu năm 2022, với thời gian và địa điểm sẽ được xác định vào cuối năm nay. Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab nói: “Đó là một quyết định khó khăn, nhưng sức khỏe và sự an toàn của mọi người tham gia hội nghị luôn là ưu tiên cao nhất của chúng tôi”.
Video đang HOT
Singapore dẫn đầu khu vực châu Á về chuyển đổi năng lượng
Singapore đứng đầu châu Á và đứng thứ 21 trên toàn cầu trong tổng số 115 quốc gia xếp hạng chuyển đổi năng lượng, trên một số nền kinh tế lớn như Mỹ và Canada.
(Nguồn: eco-business.com)
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, báo cáo Chỉ số Chuyển đổi Năng lượng (ETI) năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã xếp hạng Singapore là nước dẫn đầu khu vực châu Á về chỉ số này.
Singapore đứng thứ 21 trên toàn cầu trong tổng số 115 quốc gia xếp hạng, đứng trên một số nền kinh tế lớn như Mỹ và Canada.
Trong khi đó, các quốc gia Bắc Âu như Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch tiếp tục duy trì các vị trí dẫn đầu về ETI.
Cụ thể, trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, chỉ có Anh và Pháp lọt vào tốp 10 của bảng xếp hạng.
Trong khu vực Đông Nam Á, xếp sau Singapore là Malaysia (39) và Thái Lan (55). Việt Nam đứng thứ 65, tiếp theo là Philippines (67), Indonesia (71), Brunei (81) và Campuchia (93).
Báo cáo ETI 2021 đánh giá 92 nền kinh tế đã đạt được tiến bộ tích cực trong việc chuyển đổi năng lượng giai đoạn từ 2012 đến 2021.
Các quốc gia lớn đang có sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu năng lượng như Trung Quốc và Ấn Độ đã có những cải thiện mạnh mẽ, trong khi Brazil, Canada, Malaysia, Singapore và Thổ Nhĩ Kỳ là những nước có tốc độ cải thiện tương đối ổn định.
Cũng theo báo cáo trên, Singapore vẫn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống năng lượng toàn cầu với tư cách là một trung tâm lọc hóa dầu lớn, đồng thời là trung tâm mới nổi của các hoạt động trao đổi thương mại về khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên toàn cầu.
Báo cáo cho biết thêm mật độ khí CO2 nhìn chung vẫn không đổi kể từ năm 2010, cho thấy vẫn còn có sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng chứa carbon, phản ánh sức ì, sự trì trệ của các cơ sở hạ tầng năng lượng cũ.
Chỉ số ETI đánh giá về các hoạt động hướng tới một hệ thống năng lượng toàn diện, bền vững, an toàn với chi phí vừa phải của một quốc gia.
ETI cũng đánh giá mức độ sẵn sàng của của một quốc gia về chuyển đổi năng lượng và hiệu suất hiện tại của hệ thống năng lượng dựa trên 3 yếu tố là tăng trưởng và phát triển kinh tế, môi trường bền vững, các chỉ số tiếp cận và an ninh năng lượng.
Australia chỉ trích Trung Quốc 'nói không đi đôi với làm' Bộ trưởng Tài chính Australia cho rằng phát biểu "nước mạnh không bắt nạt nước yếu" của ông Tập không nhất quán với hành động của Trung Quốc. "Chúng ta đồng ý với quan điểm rằng nước lớn không nên 'ỷ mạnh hiếp yếu', nhưng dường như có sự thiếu nhất quán giữa lời nói và hành động của Trung Quốc", Bộ trưởng...