WeChat trả cho Sao Việt 200 triệu đồng để quảng bá
Những ngày qua, câu chuyện về phần mềm Wechat với bản đồ có vẽ thêm đường lưỡi bò đã trở thành đề tài gây xôn xao đến thế hệ trẻ yêu nước.
Bên cạnh một số hot teen, ca sĩ, người đẹp… tuyên bố “tẩy chay” phần mềm này, một bộ phận các sao teen cũng bị chỉ trích dữ dội vì đã quảng bá tích cực cho ứng dụng này từ giữa năm 2012, thời điểm Wechat “đổ bộ” vào Việt Nam và tạo thành cơn sốt.
Ngoài 2 cái tên hot của The Voice Bùi Anh Tuấn, Bảo Anh, mới đây, cộng đồng mạng còn phát hiện thêm hàng loạt tên tuổi khác cũng từng quảng bá cho phần mềm này như: Bảo Thy, Đông Nhi, Ông Cao Thắng, Cường Seven, Chi Phu, Khởi My, Diễm My 9X, Ngô Kiến Huy, Khổng Tú Quỳnh, Don Nguyễn, nhà văn trẻ Gào…
Theo tìm hiểu của iOne, Wechat chưa có đại diện chính thức ở Việt Nam. Mọi hoạt động PR, quảng cáo, kỹ thuật… đều do một số cá nhân người Việt được công ty Tencent thuê để phát triển phần mềm này một cách rộng rãi trên Việt Nam. Mục tiêu của Wechat là nắm được một cộng đồng thành viên trung thành trước, từ đó thu được lợi nhuận từ quảng cáo và bán thông tin cá nhân của người dùng cho các đối tác có nhu cầu, như các công ty bảo hiểm, ngân hàng, trung tâm ngoại ngữ…
Để thâu tóm thị trường tin nhắn thoại và tin nhắn viết miễn phí, Wechat không ngần ngại bỏ ra một số tiền khổng lồ cho khâu quảng bá. Các “đại sứ” mà ứng dụng này nhắm đến là các sao teen, hot bloger… những người sở hữu đối tượng fan trung thành ở lứa tuổi teen, cũng là đối tượng khách hàng lớn nhất sử dụng các phần mềm nhắn tin, gọi điện miễn phí.
Video đang HOT
Từ giữa năm 2012, các bài Pr về phần mềm này xuất hiện tràn ngập hình ảnh các sao teen.
Theo một nguồn tin, hầu hết các sao quảng bá Wechat trên các trang cá nhân đều được trả phí cho các status, giá cả thế nào tùy thuộc vào độ hot. Theo đó, giá của một nam ca sĩ tên T được trả là 5 triệu đồng cho mỗi status. Với những ca sĩ, hot blogger có lượng friends và “follow” trên trang cá nhân đông đảo, phía Wechat “khoán” một mức giá trọn gói 10 nghìn đô (hơn 200 triệu), với điều kiện lượng status về Wechat phải được post liên tục, cách vài ngày post một lần. Không nhiều sao ký hợp đồng quảng cáo trọn gói này.
Việc các sao quảng bá cho một sản phẩm, ứng dụng nào đó là một hoạt động khá phổ biến từ trước đến nay. Vấn đề là họ vô tình không biết phần mềm này đã vẽ một tấm bản đồ không chuẩn xác về chủ quyền lãnh thổ và biển đảo Việt Nam thời gian gần đây. Sau khi sự việc vỡ lở, nhiều sao đã xóa những status liên quan đến Wechat ra khỏi trang chủ và gỡ bỏ phần mềm này như một cách khẳng định lòng yêu nước.
Theo VnExpress
Nhà mạng có muốn sống chung với ứng dụng gọi điện miễn phí?
Thời gian qua, đã xuất hiện hiện tượng nhà mạng VinaPhone và MobiFone dường như đã bắt đầu chặn các dịch vụ tin nhắn và gọi điện miễn phí như Line và Kakao Talk. Tại sao các nhà mạng Việt Nam lại có hành động như vậy?
Sự phát triển của smartphone mang lại cả niềm vui lẫn nỗi buồn cho các nhà mạng di động. Người tiêu dùng ngày càng háo hức sắm smartphone và đăng ký các gói cước dữ liệu 3G của nhà mạng để chơi game, xem phim, truy cập mạng xã hội, lướt web cũng như gọi điện và gửi tin nhắn SMS. Tuy vậy, smartphone cũng mở cửa cho sự ra đời của những nhà cung cấp dịch vụ mới. Đó là các nhà cung cấp dịch vụ truyền nội dung qua mạng di động được gọi chung dưới khái niệm gọi là OTT (viết tắt của cụm từ Over-the-top).
OTT hiểu đơn giản là dịch vụ bạn sử dụng qua đường truyền của các nhà mạng di động như VinaPhone và MobiPhone. Ví dụ sau đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm OTT. Bạn có một chiếc smartphone và đăng ký gói cước dữ liệu 3G với một nhà mạng di động chẳng hạn là MobiFone. Sau đó, bạn sử dụng Skype hoặc các ứng dụng gọi điện và nhắn tin qua mạng Internet (VoIP) khác như Viber, WeChat hay WhatsApp để thực hiện các cuộc gọi điện và nhắn tin miễn phí sử dụng mạng 3G của nhà mạng di động. Skype ở đây được coi là dịch vụ OTT.
Các dịch vụ OTT có thể có nhiều dạng nhưng các ứng dụng nhắn tin và gọi điện trên smartphone là vấn đề đau đầu nhất với các nhà mạng di động. Thay vì phải trả phí để gửi tin nhắn điện thoại SMS hoặc gọi điện bình thường, người dùng smartphone có thể sử dụng Skype, Viber, WeChat, WhatsApp hoặc Kakao Talk để gửi tin nhắn, chat video hoặc gọi điện qua mạng VoIP mà không mất đồng phí nào. Người dùng có thể mất phí dữ liệu cho nhà mạng nhưng nếu họ sử dụng Wi-Fi thì có thể tránh mất phí dữ liệu. Hãng tư vấn thị trường Ovum ước tính rằng riêng nhắn tin qua OTT đã khiến các nhà mạng di động toàn cầu thất thu khoảng 13,9 tỷ USD, tương đương với 9% doanh thu tin nhắn vào năm 2011.
Sự phổ biến của các dịch vụ tin nhắn, gọi điện miễn phí trên smartphone như Skype, Viber, KakaoTalk... đang là vấn đề đau đầu của các nhà mạng
Nếu các nhà mạng không có phản ứng phù hợp, tình trạng sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Một số chuyên gia cảnh báo các nhà mạng di động đang phải đối mặt với bốn làn sóng. Đầu tiên là doanh thu thoại đang giảm ở hầu hết các quốc gia phát triển; tin nhắn cũng đang giảm ở nhiều quốc gia; ba là truy cập dữ liệu có thể đạt đỉnh trong vòng 3-4 năm tới; làn sóng thứ bốn là sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ OTT đang mọc lên như nấm. Tác động của làn sóng thứ tư sẽ khiến các nhà mạng bị tụt giảm doanh thu từ dịch vụ tin nhắn và đàm thoại. Tỷ lệ doanh thu của dịch vụ tin nhắn và gọi điện của nhà mạng càng lớn thì tác động của các dịch vụ OTT càng nặng nề hơn.
Tất nhiên, các nhà mạng cũng có nhiều cách để chống lại sự ảnh hưởng của các dịch vụ OTT. Họ có thể chặn các dịch vụ OTT nếu các cơ quan quản lý cho phép. Năm ngoái, cơ quan quản lý viễn thông của Hàn Quốc cho phép ba nhà mạng lớn của nước này có thể chặn truy cập đến các dịch vụ VoIP trên di động để bảo toàn doanh thu. Tuy nhiên, hành động tương tự như vậy có thể khiến người dùng điện thoại bất bình, vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới không áp dụng giải pháp đó để bảo hộ cho các nhà mạng.
Ngoài cách trên, các nhà mạng di động có thể điều chỉnh giá cước tin nhắn và cuộc gọi để làm các dịch vụ OTT giảm sức hấp dẫn. Và một lựa chọn nữa là bản thân nhà mạng có thể ra mắt dịch vụ OTT của mình để cạnh tranh. Một vài nhà mạng trên thế giới như Telefonica ở châu Âu đã ra mắt ứng dụng chia sẻ ảnh, gọi điện và nhắn tin qua VoIP để cạnh tranh trở lại các dịch vụ OTT. Động thái này có thể ảnh hưởng đến mảng doanh thu chính của nhà mạng từ dịch vụ nhắn tin SMS và gọi điện nhưng đó là cách để giữ chân khách hàng.
Theo Thanh Phong
Vnreview
Nhà mạng phủ nhận việc chặn ứng dụng gọi điện miễn phí Trước những thông tin cho rằng nhà mạng đang "làm khó" các ứng dụng nhắn tin miễn phí qua mạng Internet như Line và Kakao Talk, đại diện VinaPhone và MobiFone khẳng định không làm việc này và sẵn sàng hợp tác để khắc phục nếu thực sự đã xảy ra sự cố. Nhắn tin miễn phí "chập chờn" trên mạng 3G Thời...