Web3 có bình đẳng khi vẫn phải chịu kiểm duyệt từ Apple, Google?
Dù sinh ra để giảm bớt quyền lực và sự kiểm duyệt từ các “gã khổng lồ công nghệ’, Web3 hay tiền mã hóa vẫn phải tuân theo quy định của Apple, Google trên kho ứng dụng di động.
Web3 ứng dụng công nghệ blockchain và được nhiều tên tuổi lớn trong ngành công nghệ ca tụng bởi khả năng chống kiểm duyệt nhờ tính phi tập trung. Điều này giúp giảm bớt quyền lực của các “ông lớn” trên interrnet như Google, Facebook, Twitter…, trao cho người dùng quyền kiểm soát dữ liệu, danh tính, số phận của chính họ trên môi trường mạng. Nhưng Web3 hay tiền mã hóa liệu có thực sự phi tập trung như cách người ta hình dung về nó?
Theo The Verge, tiền mã hóa vẫn vướng phải vấn đề lớn khi công nghệ này khá kén người dùng, ít nhất là với những người sử dụng internet thông thường. Do vậy, các dịch vụ tập trung hóa đã phát triển dành cho tập khách hàng không rành công nghệ như Coinbase, OpenSea, Metamask, VeVe hay Rarible. Trong khi đó, các ứng dụng thanh toán chính như Venmo, PayPay… bổ sung khả năng thanh toán tiền điện tử vào dịch vụ của mình. Bằng cách này, đại chúng có thể tiếp cận với tiền mã hóa nếu có nhu cầu. Những người đã rành rọt đương nhiên cũng sử dụng vì giao diện thân thiện và giúp bảo vệ họ khỏi các vụ lừa đảo.
Tính phi tập trung nhằm bình đẳng internet nhưng vẫn chịu sự kiểm duyệt của Apple, Google…
Nhưng người dùng sẽ cần lên kho ứng dụng của Google hay Apple để tải những phần mềm trên về máy di động cá nhân và sử dụng. Như vậy, các dịch vụ tập trung giúp người dùng tiếp cận tiền mã hóa đương nhiên phải nằm trên 2 kho phần mềm này. Và để xuất hiện tại đây, Apple lẫn Google sẽ bắt buộc nhà phát hành chấp thuận những yêu cầu mà họ đưa ra. Hiểu một cách đơn giản, hai tập đoàn này đang hình thành các điều khoản về nội dung cho Web3.
Trong một bài đăng của CEO Coinbase Brian Armstrong vào 4.2 vừa qua, ông khẳng định “Mọi ứng dụng muốn được xuất hiện trên kho ứng dụng của Apple hay Google đều phải thuận theo luật chơi của hai công ty này”. Điều này đồng nghĩa bất kể điều gì được Apple, Google xác định nằm trong nội dung chính sách của họ, các công ty blockchain như Coinbase đều tuân theo. Nếu họ để ý tới nội dung nào và muốn đối tác xóa đi, Coinbase sẽ xóa. Công ty này theo đuổi chủ nghĩa thực dụng khi tránh các vấn đề không liên quan tới nhiệm vụ chính của doanh nghiệp – điều giúp hãng vẫn tồn tại trong khi nhiều đối thủ đã phải đóng cửa.
Chuyện Apple “nhào nặn” Web3 không phải suy diễn suông khi hãng từng nhiều lần tác động tới đối tác muốn xuất bản ứng dụng trên App Store nhằm giữ “lãnh địa” này trong tầm kiểm soát. Ví dụ, “táo khuyết” đã xử lý Parler – trang truyền thông xã hội vì kiểm duyệt không hiệu quả. Parler chỉ được quay lại App Store sau khi thay đổi hoạt động kiểm soát nội dung. Google, Amazon cũng làm điều tương tự. Hay như vụ lùm xùm giữa Apple và Epic Games liên quan tới chống độc quyền, công ty này không cho cửa hàng game Epic xuất hiện trong hệ sinh thái của mình vì nhiều lý do khác nhau. Thậm chí, “nhà táo” từng từ chối công cụ Goolge Search trên App Store hồi năm 2012 vì cho rằng “những ứng dụng thế này nên cho phép người dùng quyền lựa chọn bản đồ thay vì buộc sử dụng phiên bản độc quyền” bởi chưa đầy 4 tháng trước đó, hãng tung ra ứng dụng bản đồ của mình mang tên Apple Maps.
May mắn cho những người yêu thích tiền mã hóa là Apple tới nay vẫn có động thái khuyến khích khi cho phép một vài ứng dụng xuất hiện trên App Store. Nguyên nhân có thể bởi “táo khuyết” vẫn đang thu 30% phí hoa hồng từ giao dịch trong các sản phẩm kỹ thuật số trên kho ứng dụng của họ. Ví dụ, nếu một ai đó muốn mua sản phẩm NFT trong phần mềm bất kỳ ở App Store, Apple sẽ thu về tay 30% giá trị giao dịch bởi NFT rõ ràng là món hàng kỹ thuật số. Nhưng đồng thời hãng cũng có thể thay đổi bất kỳ lúc nào.
Như vậy, khi các nhà phát triển muốn đưa Web3, tiền mã hóa thành một công nghệ đại trà cho mọi người dùng trên thị trường thì Apple, Google hay Amazon là những hãng nắm đằng chuôi, điều phối thị trường này theo hướng họ muốn. Bởi bộ ba đang nắm giữ những kho ứng dụng di động lớn nhất thế giới, nơi các phần mềm muốn xuất hiện, được người dùng biết tới thì phải chấp thuận điều khoản họ đưa ra. Và dù người dùng có hào hứng với tương lai Web3 phi tập trung, tin vào một nền internet bình đẳng ra sao, thực tế công nghệ này vẫn tập trung vào tay các “gã khổng lồ công nghệ”.
Video đang HOT
Apple sẽ đạt doanh thu 1.000 tỷ USD/ năm vào 2030?
Giờ đây, Apple đang tiến đến hành trình để đạt doanh thu 1.000 tỷ USD/ năm vào năm 2030.
Theo một giáo sư tại Đại học New York - NYU (New York University), Apple có thể đạt doanh thu 1.000 tỷ USD/ năm vào năm 2030 bằng việc mở rộng liên tục các lĩnh vực kinh doanh khác nhau của mình cùng với các thương vụ mua lại và đầu tư vào các lĩnh vực như ngân hàng, tìm kiếm, y tế và Apple Car,...
Vào tháng 1 vừa qua, "Nhà Táo" đã trở thành công ty giao dịch công khai đầu tiên trên thế giới đạt giá trị vốn hóa thị trường 3.000 tỷ USD. Nhưng dù là một "gã khổng lồ" trên thị trường chứng khoán, công ty vẫn bị tụt lại sau các "đối thủ" về doanh thu.
Apple sẽ sớm đạt doanh thu 1.000 tỷ/ năm vào năm 2030?
Trong một cuộc thăm dò về cách Apple có thể đạt được 1.000 tỷ USD doanh thu/ năm, giáo sư chuyên ngành marketing - Scott Galloway của NYU chỉ ra rằng, "Táo Khuyết" đã có được 366 tỷ USD doanh thu/ năm, hơn 1/3 chặng đường để đạt được cột mốc trên. Tuy nhiên, con số này kém xa 470 tỷ USD của Amazon và 559 tỷ USD của Walmart.
Trong phát biểu của mình, Galloway cho hay, Apple có khá nhiều lĩnh vực có thể giúp hãng đạt được mức đó. Tuy nhiên, để thúc đẩy tăng trưởng, hãng có thể phải mở rộng và chiếm thị phần từ các công ty đương nhiệm khác.
Apple đã được hưởng lợi từ việc nhúng tay vào các lĩnh vực khác nhau với một hệ sinh thái và một loạt các dịch vụ được liên kết chặt chẽ. Và giáo sư tin rằng "Không ai có được điều này hay có bất kỳ con đường rõ ràng nào đạt tới điểm này."
Để mở rộng, Apple cần vốn và vào năm 2021, Apple đã tạo ra dòng tiền tự do 93 tỷ USD. Galloway đề xuất, Apple có 126 tỷ USD mỗi năm để đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác nhau của mình, bao gồm các thương vụ mua lại.
Các sản phẩm của Apple vẫn luôn "hot", từng bước giúp hãng mở rộng hệ sinh thái.
Thêm vào đó, công ty có trụ sở tại Cupertino có thể sử dụng cổ phiếu của mình làm tiền tệ và các công ty công nghệ thường thực hiện mua lại ở mức khoảng 10% vốn hóa thị trường, điều này có thể mang lại cho Apple thêm 290 tỷ USD nữa.
Con đường dẫn tới doanh thu 1000 tỷ USD/ năm
Theo ông Galloway, "chìa khoá" đầu tiên giúp Apple đạt được cột mốc trên là ngân hàng tiêu dùng. Thương hiệu sở hữu cả vốn và sự tin tưởng mà các ngân hàng cung cấp cho khách hàng cũng như các mảng kinh doanh Apple Pay và Apple Card của mình. Theo giả thuyết, Apple có thể cung cấp tài khoản người tiêu dùng Apple Cash cũng như các tính năng tiêu chuẩn khác liên quan đến tài khoản trước khi mở rộng sang các khoản cho vay, đầu tư và thế chấp.
Hiện tại, các ngân hàng lớn của Mỹ thu về khoảng 35 tỷ USD từ ngân hàng tiêu dùng mỗi năm. Giáo sư cho rằng, một Ngân hàng Apple có thể trở thành một doanh nghiệp 75 tỷ USD vào năm 2030.
Tìm kiếm - Search cũng là một con đường tiềm năng. Đầu tiên, Apple sẽ phải chi hàng tỷ USD từ thỏa thuận tìm kiếm mặc định của Safari với Google. Đây sẽ là một "chiến lược mở khóa" vì Galloway cho rằng việc duy trì các tìm kiếm trong hệ sinh thái của Apple và kết quả tích hợp với danh bạ, lịch và thông tin người dùng khác có thể làm cho doanh nghiệp trở nên có giá trị hơn.
iPhone 13 Series.
Mặc dù "Táo Cắn Dở" có thể không mang về doanh thu như Google từ quảng cáo nhưng sẽ kiếm được khoảng 50 tỷ USD vào năm 2030.
Với việc quan tâm đến chăm sóc sức khỏe nhiều năm nay, Galloway suy đoán, Apple có thể chuyển sang dịch vụ và có thể kiếm được 17 tỷ USD/năm từ việc đưa CVS trở thành "nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tích hợp mặc định trên iPhone". Thậm chí, có giả thuyết cho rằng Apple có thể cung cấp các mặt hàng chăm sóc sức khỏe tận nhà người dùng, "bỏ túi" 75 tỷ USD vào năm 2030.
Liên quan đến sức khỏe, Galloway nâng giá trị của Peloton lên khoảng 10 tỷ USD, khiến công ty bán xe đạp tập thể dục trở thành mục tiêu mua lại tiềm năng của Apple. Với sức mạnh của Apple đằng sau, lĩnh vực này có thể giúp công ty mang về doanh thu 20 tỷ USD vào năm 2030.
Smart Home - thiết bị gia đình thông minh được coi là một thị trường trị giá 80 tỷ USD và có thể được tăng tốc bởi " R&D - Nghiên cứu và phát triển trị giá 22 tỷ USD". Và "ông lớn" công nghệ có thể sở hữu "một cơ hội 20 tỷ USD" trong lĩnh vực này.
Lộ trình sẽ giúp Apple đạt doanh thu 1.000 tỷ USD/ năm vào năm 2030.
Galloway dự đoán, Apple Car có khả năng tạo ra "khoản chuyển nhượng 250 tỷ USD giá trị cổ đông đầu tiên" từ Tesla sau khi chiếc xe đầu tiên được Apple trình làng. Ước tính, doanh số 25 tỷ USD của Tesla cũng như triển vọng của thị trường xe điện có thể mang về cho doanh nghiệp trị giá 50 tỷ USD vào năm 2030.
Galloway cũng tính toán, các dịch vụ nhận dạng và giáo dục có thể góp thêm 10 tỷ USD nữa vào tổng doanh thu hàng năm cho Apple.
Sau đó, có các hoạt động giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp như xử lý thanh toán, có thể được thúc đẩy bởi tính năng "Nhấn để thanh toán" - Tap to Pay sắp ra mắt, cho phép thanh toán trên điện thoại. Tính năng này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng xử lý thanh toán mà không cần phần cứng bổ sung.
Thêm nữa, Apple sẽ chi 10 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng, cụ thể là các trung tâm dữ liệu của riêng mình để có thể rút khỏi Google và Amazon Web Services. Công ty có thể đi vào cùng một không gian, cung cấp cho các doanh nghiệp quyền truy cập vào dung lượng dự phòng.
Thông qua B2B (Business to Business - giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp), Galloway dự đoán, "ông lớn" công nghệ sẽ thu về 50 tỷ USD trong vòng 8 năm.
Chậm mà chắc
Mặc dù đã đặt ra một kế hoạch đầu tư khá chi tiết, Galloway cho rằng kế hoạch này có thể không diễn ra theo đúng lộ trình, bởi lẽ Apple luôn được điều hành với kỷ luật cao. Thương vụ mua lại lớn nhất của công ty là Beats trị giá 3 tỷ USD đã diễn ra gần 8 năm trước.
Giáo sư cho hay:"Hãng đã quan tâm tới lĩnh vực ô tô, Thực tế tăng cường - AR và TV trong khoảng một thập kỷ nay. Và vì là công ty đầu tiên trên thế giới đạt được giá trị vốn hoá 1.000 tỷ USD nên CEO Tim Cook & Apple sẽ không quá vội vàng để đạt được đích doanh thu 1.000 tỷ USD/ năm."
Vốn hóa dưới 600 tỉ USD giúp Facebook tránh được giám sát chống độc quyền Vốn hóa thị trường vừa bị thu hẹp của Facebook có thể sẽ mang lại lợi thế đáng kể cho gã khổng lồ công nghệ, đó là khả năng tránh được giám sát chống độc quyền. Theo CNBC, cổ phiếu giảm 2,1% hôm 8.2 đã đưa mức vốn hóa thị trường của Facebook xuống còn 599,32 tỉ USD. Đây là lần đầu tiên...