WB thông qua đợt đầu trong kế hoạch tài trợ khẩn trị giá 160 tỷ USD
WB cho hay Ấn Độ là nước nhận được sự hỗ trợ lớn nhất trong đợt đầu tiên này với 1 tỷ USD, tiếp đến là Pakistan với 200 triệu USD.
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 2/4 đã thông qua các bước đi đầu tiên trong kế hoạch tài trợ khẩn cấp 160 tỷ USD trong vòng 15 tháng để giúp các nước nghèo ứng phó với tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
WB đã phê chuẩn đợt tài trợ đầu tiên với 1,9 tỷ USD cho 25 quốc gia và các nỗ lực tài trợ cho 40 quốc gia khác đang được tiến hành nhanh chóng.
Theo Chủ tịch WB David Malpass, mục tiêu của thiết chế này trong cuộc khủng hoảng hiện nay là hành động nhanh chóng một cách rộng khắp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Ông Malpass cho rằng các nước nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất có thể chịu tác động mạnh nhất, đồng thời cho biết các nhóm làm việc của WB trên khắp thế giới vẫn tập trung vào các giải pháp ở cấp quốc gia và khu vực để ứng phó với cuộc khủng hoảng.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: World News)
Video đang HOT
WB cho hay Ấn Độ là nước nhận được sự hỗ trợ lớn nhất trong đợt đầu tiên này với 1 tỷ USD, tiếp đến là Pakistan với 200 triệu USD, Sri Lanka 129 triệu USD, Afghanistan với trên 100 triệu USD và Ethiopia 82,6 triệu USD.
Trong tổng số tiền tài trợ khẩn cấp 160 tỷ USD của WB, gần 14 tỷ USD là tiền thanh toán nợ của 76 nước nghèo cho chính phủ các nước khác mà WB cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang đề nghị các nước giàu cho hoãn.
Ông Malpass cho biết ông cùng Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva đang vận động Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới ( G20) cho phép dừng thanh toán nợ trong 14 tháng, từ ngày 1/5 tới cho đến tháng 6/2021.
Ông cho rằng điều này sẽ giúp các nước nghèo có nguồn tài chính để đáp ứng các nhu cầu về y tế và nhiều nhu cầu khác.
WB cũng sẽ tái triển khai các nguồn lực trong các dự án tài trợ trị giá 1,7 tỷ USD hiện nay.
Bên cạnh đó, chi nhánh tư của ngân hàng này là Tập đoàn Tài chính Quốc tế sẽ cung cấp 8 tỷ USD giúp các công ty tư nhân chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và bảo vệ việc làm./.
Lê Minh
IMF hạ tăng trưởng, G20 kêu gọi hợp tác đối phó COVID-19 nhưng chưa lên được kế hoạch?
Hôm thứ bảy (22/2), các nền kinh tế hàng đầu thế giới đã kêu gọi cùng hợp tác để đối phó với dịch bệnh do virus corona gây ra.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dịch bệnh bùng phát đã làm giảm dự đoán tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay giảm xuống còn 5.6% và tăng trưởng toàn cầu giảm 0,1%.
Mặc dù số người nhiễm mới và tử vong tại Trung Quốc ngày 22/2 đã giảm so với những ngày trước, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, vẫn còn quá sớm để đưa ra các dự đoán về dịch bệnh. WHO cũng thể hiện sự quan ngại trước số lượng người lây nhiễm ở các nước khác mà không có mối liên hệ rõ ràng với Trung Quốc như lịch sử đi lại hay tiếp xúc với người đã bị nhiễm.
Một bác sỹ tại Vũ Hán, Trung Quốc đang chăm sóc cho bệnh nhân bị nhiễm virus corona mới (ảnh: SCMP)
"Trong kịch bản hiện tại của chúng tôi, các chính sách công bố đã được thực hiện và nền kinh tế Trung Quốc sẽ trở lại bình thường vào quý hai. Kết quả là, ảnh hưởng lên kinh tế thế giới sẽ khá nhỏ và trong ngắn hạn", giám đốc quản lý IMF Kristalina Georgieva nói. "Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang xem xét các kịch bản tồi tệ hơn khi mà sự lây lan của virus tiếp tục kéo dài và ở mức độ toàn cầu hơn, và các hậu quả tới tăng trưởng bị mở rộng".
Trong khi đó, đại diện của Trung Quốc tại hội nghị G20 vừa diễn ra ở Arab Saudi cho hay, quốc gia châu Á vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2020 bất chấp dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cảnh báo về một tác động nghiêm trọng từ dịch bệnh virus corona mới hay còn gọi là COVID-19 tới kinh tế toàn cầu nếu nó tiếp tục lây lan.
"Rất khó để nắm được điều gì đang diễn ra bởi vì có rất ít thông tin. Những đại biểu tham dự hôm nay đã kêu gọi sự cần thiết phải hợp tác để đối phó với các ảnh hưởng của virus", ông Taro Aso nói với báo giới.
Mặc dù vậy, dự thảo thông cáo của hội nghị lại chỉ đề cập rằng, G20 sẽ "... tăng cường giám sát nguy cơ toàn cầu, bao gồm cả dịch bệnh bùng phát COVID-19 gần đây". Một nguồn tin chia sẻ với Reuters, các nước G20 cũng không đưa ra một kế hoạch về bất kỳ ủy ban riêng hoặc cuộc họp nào để hợp tác đối phó với virus corona mới.Theo bà Georgieva, hợp tác toàn cầu là điều không thể thiếu trong những nỗ lực kiềm chế virus và các ảnh hưởng kinh tế của nó, đặc biệt khi dịch bệnh kéo dài và lan rộng hơn.
Bà cho rằng, các nước dễ bị tổn thương và các nước có hệ thống chăm sóc y tế còn yếu, cần phải nhanh chóng nhận định nguy cơ tiềm tàng đến từ COVID-19; đồng thời khẳng định IMF sẵn sàng giảm nợ cho các thành viên nghèo và dễ bị tổn thương nhất.
Minh Đức
Theo Toquoc.vn
Chứng khoán Bản Việt tự tin tăng trưởng lợi nhuận 2020 với kết quả kinh doanh 2019 Ngày 17/01/2020, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt ("VCI") - VCSC vừa công bố kết quả kinh doanh quý 4 năm 2019 và báo cáo tài chính năm 2019. Theo đó, VCSC ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý IV là 250, 2 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế cả năm là 855 tỷ đồng (đạt 100, 6% kế hoạch năm...