WB nâng dự báo tăng trưởng ở Việt Nam
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm nay của Trung Quốc và nhiều nước thuộc khu vực phát triển Đông Á – Thái Bình Dương. Việt Nam là nước duy nhất được tăng mức dự báo tăng trưởng.
Việt Nam là nước duy nhất trong 9 nước thuộc khu vực EAP được WB nâng mức dự báo tăng trưởng GDP lần này – Ảnh: Reuters
Reuters đưa tin WB sáng 13.4 công bố báo cáo Cập nhật kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương. Theo đó, WB dự báo tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực Đông Á – Thái Bình Dương (EAP), bao gồm cả Trung Quốc, trong cả năm nay và năm 2016 sẽ ở mức 6,7%, giảm so với con số 6,9% được đưa ra vào năm ngoái.
Vào tháng 10.2014, WB dự báo tăng trưởng ở khu vực này là 6,9% trong năm nay và 6,8% trong năm sau. Nếu không tính Trung Quốc, EAP được cho là sẽ tăng trưởng 5,1% trong năm nay và 5,4% trong năm sau, tăng từ con số 4,6% trong năm 2014.
Trong số 9 quốc gia được xem xét trong báo cáo, Việt Nam là nước duy nhất có dự báo GDP được điều chỉnh tăng. WB nhận định kinh tế nước ta đang khởi sắc trở lại và tăng trưởng cuối năm ngoái vượt mức kỳ vọng. Tăng trưởng GDP Việt Nam dự kiến đạt 6% năm nay.
Hồi tháng 10.2014, tổ chức này từng dự báo mức tăng trưởng 5,6% trong năm nay cho nước ta.
Đối với Trung Quốc, WB cho biết nước này sẽ kìm đà tăng trưởng xuống 7,1% trong năm nay và 7% trong năm 2016. Hai số liệu trên đều hạ so với con số dự báo lần lượt là 7,2% và 7,1% trước đó.
Campuchia, Indonesia và Malaysia là 3 nước bị hạ mức dự báo tăng trưởng trong năm nay nhiều nhất so với dự báo trước đó. Lần lượt mỗi nước bị hạ 0,6%, 0,4% và 0,3%, theo tờ Bangkok Post.
Video đang HOT
WB cho biết giá dầu thấp kéo dài sẽ giúp củng cố tăng trưởng khu vực EAP và dự kiến cải thiện nền kinh tế của các nước có thu nhập cao. Đặc biệt, Campuchia, Lào, Philippines, Thái Lan và các đảo quốc Thái Bình Dương là những nước hưởng lợi lớn nhất từ giá dầu thấp.
Song nhìn chung, bối cảnh không ổn định của nền kinh tế toàn cầu có thể gây ra “mối đe dọa đáng kể” cho khu vực. “Lãi suất ở Mỹ cao hơn, USD mạnh lên kết hợp với sự khác biệt trong chính sách tiền tệ của các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới sẽ làm tăng chi phí vay vốn, tạo ra biến động tài chính, làm giảm dòng vốn mạnh hơn so với dự kiến”, trang web WB cho hay.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
IS tăng vơ vét, thắt hầu bao khi nguồn thu dầu mỏ giảm
Trước các đợt không kích của liên quân quốc tế nhằm cắt một phần nguồn thu của Nhà nước Hồi giáo từ dầu mỏ, tổ chức này phải cắt giảm chi tiêu, tăng tiền phạt, bán đồ đề bù đắp.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS đang gặp những khó khăn tài chính trước các đợt không kích của liên quân. Ảnh minh họa: PA
Trước đây, người dân sống trong vùng kiểm soát của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria phải chịu hình phạt đánh bằng roi nếu như bị phát hiện hút thuốc. Nhưng nay, người ta chỉ cần trả 65 USD tiền phạt để thoát tội.
Những kẻ thống trị tại đây đang phá dỡ các thiết bị cũ đem bán. Giới chủ hàng quán cũng phàn nàn về việc các chiến binh IS không còn tiêu tiền thoải mái như trước nữa. IS một mặt cắt giảm chi phí nhiên liệu và hỗ trợ lương thực, mặt khác tăng cường vơ vét tài sản của dân thường.
Người dân Syria tại vùng chiếm đóng cho biết, tổ chức khủng bố giàu có một thời này dường như đang đối diện với nguy cơ cạn dần tiền. "Tình hình tài chính của IS dường như đang gặp khó khăn. Tiền lương của một bộ phận chiến binh bị cắt giảm, trong đó có cháu trai của tôi", một người dân sống tại đây cho biết.
Người này cũng cho hay, sau đợt tấn công chớp nhoáng hồi năm 2014, phạm vi kiểm soát và quân số của IS đều tăng lên, nhưng điều này lại khiến tổ chức này gặp khó khăn trong việc trang trải các chi phí phát sinh.
Căn cứ theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, IS có 500 triệu USD tài sản lưu động. Trong khi đó, lượng tiền mà tổ chức này phải chi cho các binh sĩ lên đến 10 triệu USD một tháng, nhóm công tác đặc biệt của tổ chức Financial Action cho biết.
Một số nguồn thu trực tiếp và dễ mang lại tiền nhất của IS bị cắt. Trước khi bị liên minh các nước chống IS không kích, tổ chức này khống chế toàn bộ nguồn thu dầu mỏ tại khu vực lãnh thổ chiếm đến một phần ba diện tích của Syria và Iraq. Toàn bộ quy trình từ khai thác, xuất khẩu dầu thô đến lọc và bán dầu thành phẩm, đem lại những nguồn thu khổng lồ cho IS.
Tuy nhiên, sau khi liên quân bắt đầu không kích các cơ sở lọc dầu và đội vận chuyển nguyên liệu, IS buộc phải chuyển giao lĩnh vực kinh doanh này cho các đồng minh địa phương. Tổ chức này chỉ còn duy trì nguồn thu từ bán dầu thô, với mức giá 20 USD một thùng.
"Mất đi nguồn thu từ dầu thành phẩm, chỉ có thể dựa vào nguồn dầu thô, bọn họ đã mất đi một nửa thu nhập từ dầu khí", một công nhân giấu tên đến từ nhà máy khí đốt tại tỉnh Deir Ezzor, miền đông Syria, cho biết.
Theo ước đoán của chuyên gia phân tích Torbjorn Soltvedt, thu nhập dầu mỏ mỗi ngày của IS đã giảm xuống chỉ còn 300.000 USD. Trong khi, con số này trong năm 2014 đạt mức từ một đến hai triệu USD. "Tôi không nghĩ điều này sẽ khiến IS sụp đổ, nhưng có thể làm tăng tốc quá trình phân rã từ bên trong của tổ chức này", chuyên gia này bình luận.
Ông Soltvedt cũng cho hay, IS kiếm được 20 triệu USD trong năm 2014 từ tiền chuộc con tin, nhưng tốc độ khuếch trương lãnh thổ suy giảm do các đợt tấn công khiến tổ chức này không còn nhiều cơ hội kiếm tiền như trên nữa.
Ngoài ra, IS cũng phải trả tiền tử tuất cho gia đình của hàng nghìn chiến binh thiệt mạng trong các cuộc không kích. Một người dân sống tại thành phố miền bắc Raqqa tiết lộ rằng, IS phải trả cho mỗi gia đình chiến binh tử nạn 4.000 USD.
Một số chỉ huy và thủ lĩnh địa phương cũng liên tiếp đào tẩu, mang theo hàng trăm nghìn thậm chí là hàng triệu USD. Theo báo cáo của tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, trong hai tháng qua, ít nhất 5 chỉ huy IS bị xử tử vì có ý đồ mang tiền đào ngũ.
Dù bị cắt một phần nguồn thu từ dầu mỏ, IS vẫn còn rất nhiều nguồn tiền dự trữ ở nước ngoài. Ảnh minh họa: AFP
Tại Syria, người dân địa phương có thể liệt ra hàng loạt dẫn chứng cho thấy IS đang có áp lực tài chính. Một thương nhân tại Raqqa cho hay, ông bị ép phải nộp phạt 50.000 USD vì tội lạm dụng thu phí của khách hàng. "Trước đây, mức phạt cho tội danh này chỉ là 200 USD và hai ngày giam", người này nói.
Một thương nhân khác thì cho biết IS đang muốn nhanh chóng bán đi các thiết bị của một căn cứ quân sự mà tổ chức này chiếm được từ mùa hè năm ngoái. "Họ đưa chúng tôi đến khu ký túc của các binh sĩ, và cho chúng tôi chọn mua những gì mình muốn", người này nhớ lại. "Thi thể các binh sĩ vẫn còn nằm vung vãi ở đó".
Một chủ quán tại Deir Ezzor cho hay thu nhập những tháng vừa qua đã giảm một nửa so với trước, khiến ông và gia đình phải duy trì cuộc sống hàng ngày chỉ với vài USD.
"Chiến binh nước ngoài của IS không còn mua nhiều hàng như trước, trong khi người dân Syria lại không có tiền. Nền kinh tế của chúng tôi đã sụp đổ, chỉ còn biết trông chờ vào những chiến binh này", người này chia sẻ. "Đối với chúng tôi, tình hình trước mắt còn tệ hơn thế nữa".
Mặc dù vậy, IS vẫn còn các nguồn thu khác, đến từ tiền tài trợ và trưng thu thuế các doanh nghiệp địa phương, chuyên gia phân tích Hisham al-Hashemi cho biết. Ngoài ra, tổ chức này còn rất nhiều các nguồn dự trữ ở nước ngoài.
"Không có chuyện IS gặp nguy cơ kinh tế, nguồn tiền của họ đủ để duy trì cuộc chiến như thế này trong vòng 6 năm", một cựu quan chức giấu tên của IS cho biết.
Đức Dương
Theo Financial Times
Venezuela yêu cầu Mỹ cắt giảm nhân viên sứ quán Venezuela vừa yêu cầu Mỹ phải giảm số nhân viên tại đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Caracas của Venezuela từ 100 người xuống còn 17 người. Thời hạn để Mỹ thực hiện yêu cầu này là 15 ngày, Tân Hoa xã đưa tin ngày 3.3. Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez (phải) - Ảnh:...