WB muốn khu vực tư nhân tăng hỗ trợ khi nhu cầu tài chính tăng cao
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass hôm 23/3 đã đưa ra một lộ trình mới để khu vực tư nhân tham gia tài trợ dự án ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, khi nhu cầu tài chính hàng năm đã tăng lên 2.400 tỷ USD.
Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Malpass cho biết theo ước tính mới của WB, nhu cầu tài chính lớn nêu trên có thể giúp giải quyết các tác động của quá trình biến đổi khí hậu, chiến tranh và đại dịch. Và nguồn vốn tư nhân đóng vai trò “thiết yếu” để đáp ứng những nhu cầu đó.
Ông nói thêm rằng chương trình này dựa trên ba trụ cột. Trụ cột đầu tiên nhằm mục đích giúp dòng vốn luân chuyển tốt hơn bằng cách mang lại sự ổn định và minh bạch vĩ mô, đồng thời xây dựng các ngân hàng dữ liệu hỗ trợ chính phủ trong việc ra quyết định. Theo ông, những phân tích này sẽ tập trung vào hành động mà các quốc gia cần thực hiện để xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh, thị trường cạnh tranh và đảm bảo vai trò cân bằng của chính phủ trong nền kinh tế.
Video đang HOT
Trụ cột tiếp theo nhằm giải quyết các vấn đề về thanh khoản, đồng thời tập trung vào các cơ hội để doanh nghiệp nhà nước thu hút vốn tư nhân. Trụ cột cuối cùng nhằm tạo ra một thị trường chứng khoán đủ sức thu hút các nhà đầu tư tổ chức.
Phát biểu tại một sự kiện do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington tổ chức, ông Malpass cho biết WB về lâu dài mong muốn chứng kiến việc tạo ra một loại tài sản quy mô lớn, năng động, có thể đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển, vượt khỏi giới hạn về biên giới và lĩnh vực nhằm đa dạng hóa rủi ro và giảm bớt chi phí tài chính.
Ông khẳng định sáng kiến này của WB sẽ thúc đẩy phát triển bền vững, toàn diện và thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí CO2, tăng cường khả năng tiếp cận năng lượng, xóa đói giảm nghèo cho người dân cũng như thúc đẩy thế giới đạt được tốc độ số hóa toàn cầu cần thiết.
WB là tổ chức tài chính quốc tế cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn với mục tiêu chính là giảm đói nghèo. Trước đó vào tháng 2/2023, ông Malpass đã tuyên bố từ chức Chủ tịch tại WB và thể chế tài chính quốc tế này sẽ chọn người thay thế ông vào đầu tháng Năm tới.
Nhiều công ty lớn trên thế giới không đạt mục tiêu giảm phát thải khí CO2
Theo báo cáo mới về cam kết nỗ lực giảm phát thải carbon bằng 0 trong khu vực công và tư nhân do Net Zero Tracker thực hiện, các công ty lớn nhất thế giới vẫn chưa đạt được những mục tiêu cần thiết để chống lại biến đổi khí hậu và tồn tại khoảng cách đáng kể trong kế hoạch cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính trong những doanh nghiệp này.
Khí thải phát ra từ một nhà máy ở Scunthorpe, Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Báo cáo hằng năm của Net Zero Tracker cho thấy khoảng 50% các công ty lớn nhất thế giới trong bảng xếp hạng Forbes 2000 vẫn chưa công bố kế hoạch đưa khí phát thải về bằng 0 (Net zero). Trong số 702 công ty có mục tiêu ròng bằng 0,67% không nói rõ họ có kế hoạch của mình để đạt được mục tiêu đó.
Net Zero Tracker, do Cơ quan giám sát khí hậu và năng lượng có trụ sở tại Anh và Đại học Oxford điều hành, đã tiến hành đánh giá dữ liệu sẵn có đối với khoảng 200 quốc gia cũng như các công ty giao dịch lớn, bao gồm cả những công ty trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch. Ông Frederic Hans, chuyên gia phân tích khí hậu tại Viện NewClimate (Đức) đồng thời là đồng tác giả báo cáo, cho biết ông nhận thấy rất nhiều vấn đề liên quan đến độ tin cậy, chất lượng và độ chắc chắn của các mục tiêu này. Nhiều công ty có mục tiêu phát thải bằng 0 đã không đặt mục tiêu phát thải tạm thời cho trước năm 2050.
Bù đắp carbon - hoặc mua tín chỉ để giảm lượng khí thải ở những nơi khác- cũng là điểm đặc trưng nổi bật trong các chiến lược của công ty. Gần 40% trong số các công ty của Forbes 2000 có kế hoạch cắt giảm khí carbon đã sử dụng phương án bù trừ, bất chấp những lo ngại về việc thiếu các quy định.
Ông John Lang thuộc Cơ quan giám sát khí hậu và năng lượng Anh, cho biết các chính phủ sẽ cần phải áp đặt các tiêu chuẩn và quy định pháp lý để đảm bảo tiến độ cắt giảm khí thải về bằng 0. Hiện tại, các công ty đang gặp rắc rối trong việc công bố những dữ liệu cần thiết.
Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) tại Glasgow vào tháng 11/2021, Liên hợp quốc đã thành lập một nhóm chuyên gia để đưa ra các tiêu chuẩn về cắt giảm khí phát thải về bằng 0 đối với khu vực tư nhân. Liên minh châu Âu cũng đang trong quá trình soạn thảo các tiêu chuẩn cắt giảm khí carbon bằng 0, dự kiến sẽ bỏ phiếu thông qua vào tháng 11 tới. Văn bản dự thảo hiện tại cấm các công ty sử dụng phương án bù trừ carbon để thực hiện mục tiêu cắt giảm khí phát thải.
Mỹ kêu gọi cải cách mạnh mẽ WB Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 20/3 đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Phát triển Đức Svenja Schulze, trong đó bà Yellen kêu gọi tiến hành một đợt cải cách mạnh mẽ đối với Ngân hàng Thế giới (WB). Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Thông...