WB: Lãi suất cao tác động đến tăng trưởng của Mỹ Latinh
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 7/6 công bố báo cáo, trong đó dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay của khu vực Mỹ Latinh và Caribe thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 3,7% năm ngoái, chủ yếu do ảnh hưởng của việc lãi suất tăng cao cũng như tình trạng giá nguyên liệu thô trên thị trường thế giới giảm.
Người dân mua sắm tại một chợ ở Ozumba, Mexico. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chuyên gia kinh tế trưởng của WB Indermit Gill cho rằng Mỹ Latinh đang thiếu các động lực tăng trưởng trong năm nay do các yếu tố bên ngoài và cả các vấn đề nội tại. Về nguyên nhân bên ngoài, ông Gill đề cập tác động của tình hình xung đột tại Ukraine, cũng như tình trạng thắt chặt chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế lớn. Những yếu tố này đang gây ra tình trạng suy giảm toàn cầu và ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa và tác động đến các nước mà nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu, trong đó có nhiều quốc gia tại Mỹ Latinh.
Thêm vào đó là chính sách tiền tệ “nghiêm ngặt” tại nhiều nước Mỹ Latinh trong 12 tháng qua do tình trạng lạm phát tăng cao. Theo chuyên gia của WB, tác động của việc tăng lãi suất đang bắt đầu để lại hậu quả, bao gồm tiền lương thực tế và tiêu dùng sụt giảm.
Video đang HOT
WB nhận định nếu các quốc gia Mỹ Latinh nới lỏng chính sách tiền tệ vào cuối năm nay, tăng trưởng Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của khu vực này trong năm 2024 có thể tăng lên 2%.
Trong số các nền kinh tế chủ chốt của khu vực, Brazil sẽ duy trì mức tăng trưởng “khiêm tốn” là 1,2% trong năm nay và 1,4% vào năm 2024. Nền kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latinh là Mexico sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm 2023 song giảm xuống mức 1,9% trong năm 2024.
Do tác động của tình trạng hạn hán nghiêm trọng thời gian qua, nền kinh tế lớn thứ 3 trong khu vực Mỹ Latinh là Argentina sẽ ghi nhận tăng trưởng âm 2% trong năm nay. Tương tự, GDP của Chile sẽ sụt giảm 0,8%. Cả hai nền kinh tế này sẽ phục hồi vào năm 2024 với mức tăng trưởng lần lượt là 2,3% và 1,8%.
Trong báo cáo, WB cũng nhận định “bất ổn chính trị và xã hội vẫn tồn tại ở một số quốc gia Mỹ Latinh và Caribe” khiến niềm tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư suy giảm. Theo tổ chức tài chính đa phương này, nền kinh tế của Peru chịu tác động mạnh từ các cuộc biểu tình diễn ra đầu năm nay. Trong khi đó, bất ổn xã hội dâng cao tại Chile bắt nguồn từ các tranh cãi liên quan đến vấn đề cải cách hiến pháp.
Báo cáo cũng cho rằng Argentina vẫn đang phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao và khả năng điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hạn hán nghiêm trọng, trong khi Chính phủ Brazil gặp phải những vấn đề liên quan đến nâng trần chi tiêu công.
WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh
Ngày 4/4, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố một báo cáo, trong đó tổ chức tài chính đa phương này đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay của khu vực Mỹ Latinh và Caribe lên 1,4%, tăng 0,1% so với ước tính đưa ra vào tháng 1/2023.
Người dân mua sắm tại một chợ ở Ozumba, Mexico. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cùng với đó, WB dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ Latinh trong các năm 2024 và 2025 sẽ đạt 2,4%.
Trong báo cáo, các chuyên gia của WB nhận định các nền kinh tế trong khu vực đến nay đã phục hồi trở lại ở mức trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, mức tăng trưởng trong những năm tới vẫn ở mức quá thấp để có thể đạt được những tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống đói nghèo, thúc đẩy hòa nhập và xoa dịu căng thẳng xã hội.
Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực Mỹ Latinh và Caribe, Carlos Felipe Jaramillo, nhấn mạnh các quốc gia trong khu vực cần đẩy nhanh quá trình tăng trưởng toàn diện, trong đó cần tập trung giảm thiểu tình trạng thường xuyên thay đổi quy định về đầu tư, cùng với đó là đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí và thúc đẩy lực lượng lao động có trình độ.
Về phần mình, chuyên gia kinh tế trưởng tại khu vực Mỹ Latinh của WB, William Maloney, khẳng định mức độ hội nhập của khu vực vào nền kinh tế toàn cầu tiếp tục ở mức rất thấp, cùng với đó là nhiều hạn chế trong việc thúc đẩy đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Khu vực Mỹ Latinh chỉ đầu tư trung bình 3,5% GDP vào cơ sở hạ tầng trong những năm qua, trong khi tại châu Á hoặc châu Phi, tỷ lệ này là 7%.
Theo chuyên gia này, Mỹ Latinh cần phải tận dụng hai cơ hội lớn để thúc đẩy hội nhập kinh tế, đó là xu hướng "near-shoring" (các doanh nghiệp chuyển các cơ sở sản xuất gần với những thị trường sở tại hơn khi giá nhiên liệu và chi phí nhân công gia tăng) và tăng cường sản xuất năng lượng xanh.
Ông Maloney cho biết WB đang hợp tác với một số quốc gia Mỹ Latinh nhằm thúc đẩy thương mại hóa hydro xanh. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi chính phủ các nước phải điều chỉnh các quy định phù hợp với tiêu chuẩn do các nền kinh tế tiên tiến đặt ra, chẳng hạn như vấn đề truy xuất nguồn gốc - yếu tố vô cùng quan trọng để có thể xuất khẩu nhiên liệu xanh vào thị trường châu Âu.
Trong lĩnh vực "near-shoring", chuyên gia của WB nêu ví dụ về Mỹ - quốc gia đang nỗ lực kiểm soát quá trình sản xuất các sản phẩm chiến lược, chẳng hạn như vi mạch, với mục đích giảm thiểu sự bất ổn của chuỗi cung ứng toàn cầu và sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Đây là cơ hội tuyệt vời để thu hút các doanh nghiệp từ "xứ sở cờ hoa" đến Mỹ Latinh do các yếu tố thuận lợi về khoảng cách địa lý và chi phí nhân công.
Fitch Ratings giữ xếp hạng của Mỹ ở diện theo dõi tiêu cực Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings ngày 2/6 đã giữ nguyên xếp hạng "AAA" của Mỹ ở diện theo dõi tiêu cực, dù thỏa thuận về trần nợ công được phê chuẩn. Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Georgia, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Fitch thừa nhận việc đạt được thỏa thuận là một diễn biến tích cực, trong khi...