WB: Indonesia có triển vọng đạt mục tiêu tăng trưởng 5,1% trong năm 2022
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass ngày 8/6 cho biết, nền kinh tế toàn cầu đang trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn và bóng ma suy thoái kinh tế trên diện rộng đang dần hiện hữu, tác động sâu sắc ngay cả tới các quốc gia phát triển và đang phát triển.
Tuy nhiên, Indonesia là một điểm sáng, có nhiều triển vọng đạt được mục tiêu phát triển 5,1% trong năm 2022.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass phát biểu tại một cuộc họp báo ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn lời ông Malpass nhận định cuộc xung đột ở Ukraine, việc phong tỏa phòng chống dịch COVID-19 ở Trung Quốc, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và nguy cơ lạm phát đình trệ đang ảnh hưởng đến tăng trưởng. Đối với nhiều quốc gia, suy thoái là điều khó tránh khỏi. WB nhận thấy sự suy giảm trên diện rộng trong tăng trưởng kinh tế thể hiện qua việc tốc độ tăng trưởng suy giảm của cả các nước phát triển và đang phát triển.
Dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Âu năm 2022 đã được điều chỉnh giảm từ 4,2% xuống 2,5% do đây là khu vực tâm điểm của cuộc xung đột chính trị. Theo ước tính, tăng trưởng của Nga được dự báo sẽ giảm 8,9% và của Ukraine là 45,1%. Tăng trưởng kinh tế của hai quốc gia lớn là Mỹ và Trung Quốc cũng bị cắt giảm xuống lần lượt là 2,5% và 4,3% trong năm nay.
WB cũng dự báo các nước đang phát triển cũng bị suy giảm là Nhật Bản (1,7%), Ấn Độ (7,5%) và Brazil (1,5%). Trong khi đó, Indonesia tương đối an toàn trước mối đe dọa của cuộc suy thoái kinh tế này. Do đó, WB không thay đổi dự báo tăng trưởng kinh tế của Indonesia trong năm nay.
Kinh tế Indonesia ước tăng trưởng 4,5-5,2% trong quý I/2022
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati ngày 13/4 cho biết, nền kinh tế nước này ước tăng trưởng 4,5-5,2% trong quý I/2022 giữa bối cảnh toàn cầu bất ổn do cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Indonesia tại Jakarta. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Theo bà Sri Mulyani, tỷ lệ tăng trưởng trên có thể đạt được là nhờ một số chỉ số kinh tế ghi nhận tín hiệu tốt cho đến đầu tháng 3/2022, chẳng hạn như chỉ số niềm tin người tiêu dùng, doanh số bán lẻ, tăng trưởng doanh số bán xe có động cơ tăng, tiêu thụ xi măng và tiêu thụ điện.
Với các động lực như hiện nay, nền kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng khoảng 4,8-5,5% trong năm 2022. Trong tháng 4/2022 sẽ có nhiều báo cáo từ các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ đệ trình các sửa đổi theo hướng giảm sút đối với triển vọng kinh tế toàn cầu do cuộc chiến ở Ukraine.
Bản điều chỉnh sẽ đi theo xu hướng giảm như OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay từ 4,5% xuống 3,5%, WB cũng hạ dự báo kinh tế cho Đông Á và Thái Bình Dương trong năm nay từ 5,4% xuống 4% và 5%. Đối với Indonesia, WB dự báo tăng trưởng kinh tế ước tính ở mức 5,1% trong năm nay.
Bà Sri Mulyani Indrawati cho biết thêm, tính đến ngày 31/3, dòng vốn nước ngoài trị giá khoảng 1,3 tỷ USD chảy ra khỏi thị trường tài chính trong nước là do tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Cuộc xung đột đã làm tăng thêm sự biến động của thị trường tài chính toàn cầu và tác động đến thị trường tài chính trong nước.
Tuy nhiên, bà Sri Mulyani Indrawati cho rằng áp lực dòng vốn chảy khỏi thị trường trong nước so với các thị trường mới nổi khác vẫn tương đối thấp. Dự trữ ngoại hối của Indonesia trong tháng 3/2022 vẫn ở mức cao, đạt 139,1 tỷ USD. Số tiền này tương đương với việc tài trợ cho 7,2 tháng nhập khẩu và tài trợ cho khoản nợ nước ngoài của chính phủ. Tiêu chuẩn này cũng cao hơn tiêu chuẩn đầy đủ quốc tế thường được tính toán cho nhu cầu nhập khẩu khoảng ba tháng.
Tại sao Odessa lại quan trọng với cả Ukraine và Nga? Odessa là cảng biển lớn nhất ở Ukraine, tuyến giao thương huyết mạch kết nối nước này với kinh tế toàn cầu. Nhiều tuyến tường bao tải cát được dựng lên ở khu trung tâm Odessa. Ảnh: Getty Images Đường phố ở Odessa lại hối hả, nhưng lần này là do các đợt tấn công bằng tên lửa thi thoảng dội xuống, phá...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nỗi lo thất nghiệp tăng cao nhất ở Mỹ kể từ sau đại dịch

Đánh bom xe chở cảnh sát tại Pakistan, 22 người thương vong

Tổng thống Donald Trump đưa vấn đề kết thúc quy ước giờ mùa hè ra Quốc hội

EU gặp khó trong nỗ lực lấp khoảng trống viện trợ do Mỹ để lại

Singapore giải tán quốc hội trước thềm tổng tuyển cử

Giá dầu thế giới lao dốc gây lo ngại cho các nhà sản xuất lớn

Tổng thống Mỹ tiếp tục bị kiện lên Tòa án liên bang về thẩm quyền áp thuế quan

Thuế quan của Mỹ: Malaysia nêu 3 trụ cột trong ứng phó

Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu đất hiếm và nam châm

Trung Quốc sửa một chi tiết, bán dẫn Mỹ 'đứng ngồi không yên'

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ bình luận về chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Quý tử nhà sao Việt mới 14 tuổi đã đẹp điên đảo, gây sốt MXH vì giống hệt Vương Nhất Bác
Hậu trường phim
23:52:26 15/04/2025
Phim Hàn hot rần rần khắp MXH Việt: Kịch bản cười lộn ruột, chỉ tức nữ chính đơ như tượng đá ngàn năm
Phim châu á
23:48:33 15/04/2025
Bé Bo nói 4 chữ với bố, cư dân mạng ào vào khen lia lịa: Chứng tỏ Hoà Minzy dạy con xịn cỡ này!
Sao việt
23:41:31 15/04/2025
Chàng trai vừa gặp đã quỳ gối cầu hôn, thành công chinh phục bác sĩ thú y
Tv show
23:35:07 15/04/2025
Tom Cruise lộ ảnh bên Ana de Armas giữa tin đồn hẹn hò
Sao âu mỹ
23:30:17 15/04/2025
Nạn nhân nữ trong vụ cháy 2 người tử vong là do quay lại lấy tài sản?
Tin nổi bật
23:27:56 15/04/2025
Sau loạt biến cố, NewJeans có thể trở lại thời kỳ đỉnh cao?
Nhạc quốc tế
23:26:06 15/04/2025
Đại úy công an hy sinh khi truy bắt người đánh bắt thủy sản trái phép
Pháp luật
23:25:33 15/04/2025
Xe động cơ đốt trong hỏng nhiều gấp đôi xe điện, có một điểm chung bất ngờ
Ôtô
23:23:12 15/04/2025
Khối tài sản ấn tượng của Park Bo Gum "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Sao châu á
23:19:51 15/04/2025