WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương năm 2022
Ngày 5/4, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo trong đó hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương năm 2022 xuống mức 5% trong bối cảnh dịch COVID-19 tái bùng phát, các điều kiện tài chính chặt chẽ hơn và những tác động của cuộc xung đột tại Ukraine.
Tòa nhà của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington (Mỹ). Ảnh: AP
Trong báo cáo “Cập nhật kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương” mới công bố, WB nhận định những ảnh hưởng của tình hình Ukraine và các biện pháp trừng phạt Nga đang làm gián đoạn hoạt động cung ứng hàng hóa, làm gia tăng áp lực tài chính và kiềm chế đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB, ông Manuela V. Ferro, cho rằng ngay khi các nền kinh tế khu vực này đang hồi phục sau thời gian gián đoạn vì dịch bệnh thì tình hình xung đột tại Ukraine lại tiếp tục tác động đến động lực tăng trưởng. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch WB tin tưởng những nền tảng vững chắc và các chính sách ổn định sẽ giúp khu vực này ứng phó tốt với những tác động hiện nay.
Theo báo cáo của WB, tình trạng lạm phát tăng cao tại Mỹ khiến các chính phủ tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương siết chặt các điều kiện tài chính nhanh hơn dự đoán và có thể là “quá sớm” xét trong bối cảnh tiến trình phục hồi chưa hoàn thiện tại khu vực. Một phần nguyên nhân có thể do các ngân hàng trung ương lo ngại nguy cơ dòng vốn chảy ra khỏi khu vực sẽ tăng nhanh, gia tăng áp lực lên một số đồng nội tệ nên các ngân hàng đã vội siết chặt các điều kiện tài chính.
Nhìn chung, WB dự báo tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ giảm xuống mức 5% trong năm 2022, thấp hơn 0,4% so với báo cáo công bố hồi tháng 10/2021. Ngoài ra, WB dự báo nếu tình hình thế giới xấu đi và các phản ứng chính sách của mỗi quốc gia không đủ mạnh thì tăng trưởng kinh tế khu vực có thể còn giảm xuống 4% trong năm 2022.
Video đang HOT
Theo WB, để giảm thiểu rủi ro và nắm bắt các cơ hội, các chính phủ cần cải thiện hiệu quả của chính sách tài khóa phục vụ phục hồi và phát triển, tăng cường các chính sách bảo vệ vĩ mô. WB cũng kêu gọi các nhà lập pháp cải cách các chính sách thương mại hàng hóa và đặc biệt là các lĩnh vực dịch vụ đang được bảo hộ để tận dụng lợi thế từ quá trình chuyển đổi bố cục ngoại thương toàn cầu song song với khuyến khích phổ biến công nghệ.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam giữ ghế ngoại giao hàng đầu châu Á
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink chính thức được bổ nhiệm làm Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink trả lời phỏng vấn báo Dân trí năm 2020 (Ảnh: Tiến Tuấn).
Thượng viện Mỹ ngày 23/9 đã bỏ phiếu thông qua đề cử ông Daniel Kritenbrink, người vừa kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, làm Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương.
Theo Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Bob Menendez, trong những năm gần đây, với sự đồng thuận của lưỡng đảng, Mỹ đã đánh giá và cân bằng lại cách tiếp cận đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung gia tăng. Ông Menendez cho rằng đây là khu vực có nhiều thách thức cấp bách.
"Đại sứ Kritenbrink có thể rút ra kinh nghiệm từ nhiều thập niên công tác của mình trong khu vực để dẫn dắt các nỗ lực của chúng ta trong lĩnh vực này", Thượng nghị sĩ Bob Menendez nhấn mạnh.
Phát biểu tại phiên điều trần trước Thượng viện hồi tháng 6, ông Kritenbrink đã đề cập một loạt lo ngại của Mỹ về các động thái cứng rắn của Trung Quốc, bao gồm các hành vi thương mại không công bằng hay các vấn đề ở Tân Cương. Ông Kritenbrink cho rằng Trung Quốc là "phép thử địa chính trị lớn nhất của Mỹ".
Ông Kritenbrink cũng cho biết Mỹ có nhiệm vụ phát triển hơn nữa mối quan hệ bền chặt với Đài Loan trong mọi lĩnh vực, đồng thời khẳng định mối quan hệ với Đài Loan đã "bền chặt hơn bao giờ hết" kể từ năm 1979, khi Washington chuyển sang công nhận quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
Ông Kritenbrink dường như nhận được sự ủng hộ của các thành viên từ cả 2 đảng trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Điều này cho thấy sự đồng thuận hiếm hoi của lưỡng đảng ở quốc hội Mỹ về chính sách đối với Trung Quốc.
"Tôi nghĩ ông là người hoàn hảo được đề cử cho vị trí này", Thượng nghị sĩ Bill Hagerty, một thành viên của đảng Cộng hòa từ bang Tennessee, nhận xét về ông Kritenbrink.
Sau khi được bổ nhiệm vào vị trí mới, ông Kritenbrink trở thành nhà ngoại giao hàng đầu tại khu vực châu Á của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Đại sứ Kritenbrink từng là cố vấn cấp cao, chuyên phụ trách về chính sách với Triều Tiên tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông tốt nghiệp cử nhân Đại học Nebraska và nhận bằng thạc sĩ Đại học Virginia.
Bắt đầu sự nghiệp ngoại giao từ năm 1994, ông Kritenbrink là một trong những nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ với bề dày kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề liên quan tới châu Á. Ông từng công tác tại phái đoàn ngoại giao Mỹ ở Nhật Bản, Kuwait, Trung Quốc.
Ông Kritenbrink cho biết ông đã có 27 năm làm việc trong lĩnh vực đối ngoại của Mỹ, trong đó 24 năm làm việc ở châu Á. Ông từng được bổ nhiệm làm Giám đốc Văn phòng phụ trách các vấn đề Mông Cổ và Trung Quốc thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ. Trước đó, ông là Tham tán chính trị tại Đại sứ quán Mỹ ở Trung Quốc và từng giữ chức Phó Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh.
Ông cũng từng là trợ lý đắc lực cho cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và là nhân vật đóng vai trò quan trọng trong chuyến công du của ông Obama tới Việt Nam. Gần đây nhất, ông Kritenbrink là đại sứ Mỹ tại Việt Nam dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump. Ông thông thạo tiếng Trung và tiếng Nhật.
WB nhận định về kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Indonesia năm 2022 từ mức 5,2% xuống còn 5,1% do ảnh hưởng của cuộc xung đột hiện nay tại Ukraine, đồng thời lưu ý rằng mức tăng trưởng này cao hơn so với mức trung bình 5% của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Một tuyến phố ở...