WB giảm mạnh các khoản tín dụng cấp cho Trung Quốc
Các khoản vay mà WB cấp cho Trung Quốc đã giảm mạnh và WB sẽ tiếp tục chính sách cắt giảm này như là một phần trong thỏa thuận với các nước đóng góp trong đó có Mỹ.
Trụ sở WB. (Nguồn: Reuters)
Theo hãng tin Pháp AFP, trong một tuyên bố ngắn gọn ra ngày 7/12, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết giảm mạnh các khoản tín dụng cấp cho Trung Quốc.
Tuyên bố của thể chế tài chính đa phương này nêu rõ: “Các khoản vay mà WB cấp cho Trung Quốc đã giảm mạnh và ngân hàng sẽ tiếp tục chính sách cắt giảm này như là một phần trong thỏa thuận của chúng tôi với các cổ đông (các nước đóng góp) của mình, trong đó có Mỹ. Chúng tôi ngừng cấp tín dụng do các nước đang giàu lên.”
[Chuyên gia: Trung Quốc nên hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2020]
Video đang HOT
Trước đó, ngày 6/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt câu hỏi tại sao WB tiếp tục cho Trung Quốc vay tiền khi mà bản thân nước này đang có nhiều tiền. Theo ông, cần phải chấm dứt hành động này.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tuyên bố với các nghị sỹ nước này rằng Mỹ “phản đối” chương trình cấp tín dụng và các dự án kéo dài nhiều năm của WB tại Trung Quốc./.
Phương Hồ
Theo TTXVN
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Nên loại TQ khỏi chương trình cho vay của WB
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho rằng Ngân hàng Thế giới nên loại Trung Quốc khỏi chương trình cho vay hỗ trợ giúp các quốc gia thu nhập trung bình và thấp tài trợ các dự án.
Khi được hạ nghị sĩ Anthony Gonzalez, đảng Cộng hòa, bang Ohio, hỏi liệu ông có ủng hộ việc loại Bắc Kinh khỏi chương trình cho vay hay không, ông Mnuchin trả lời có.
Theo CNBC, câu hỏi từ ông Gonzalez được đưa ra khi ông Mnuchin đang cố gắng thông qua luật nhằm hạn chế tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) cho Trung Quốc bằng cách loại nước này từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD). Là một đơn vị của Ngân hàng Thế giới, IBRD cung cấp vô số gói tài chính và các khoản vay cho các quốc gia với hy vọng giảm nghèo và thúc đẩy đầu tư bền vững.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ở Washington, D.C., Mỹ, ngày 15/7. Ảnh: Bloomberg/Getty.
Ông Mnuchin nói thêm rằng việc lựa chọn cựu Thứ trưởng Tài chính David Malpass làm chủ tịch Ngân hàng Thế giới đầu năm nay cho ông niềm tin rằng tổ chức này sẽ điều chỉnh lại các hoạt động của mình để cho vay công bằng hơn.
"Chúng tôi không có quyền phủ quyết đối với mọi khoản vay hoặc một tuyên bố cụ thể. Nhưng chúng tôi có quyền phủ quyết đối với việc phân bổ vốn và trong các vấn đề khác", ông nói.
Căng thẳng gia tăng khi Trung Quốc cho các nước đang phát triển vay hàng tỷ USD của riêng mình theo các điều khoản không rõ ràng như một phần của sáng kiến Vành đai và Con đường để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Thực tiễn đó đã khiến nhiều chính trị gia Mỹ tức giận, những người coi Trung Quốc không chỉ là đối thủ kinh tế mà còn là mối đe dọa địa chính trị khi nước này mở rộng sự hiện diện ở nước ngoài.
"Những gì đang xảy ra về cơ bản là Mỹ và các quốc gia khác đang gián tiếp tài trợ cho tham vọng 'Vành đai và Con đường' của Trung Quốc", Clete Willems, đối tác tại Akin Gump và cựu cố vấn thương mại của Nhà Trắng, cho biết.
"Trung Quốc tuyên bố rằng muốn được coi là ngang hàng với Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu. Nếu vậy, họ cần tiến lên và được đối xử giống như Mỹ. Đây không còn được coi là một quốc gia đang phát triển", Willems nói thêm.
Theo ông Gonzalez, ngưỡng quá tiêu chuẩn từ chương trình IBRD hiện ở mức tổng thu nhập quốc dân trên đầu người là 6.975 USD, mà Trung Quốc đã vượt quá năm 2016. Ông nhắc lại rằng Trung Quốc sẽ không còn nhận được sự giúp đỡ lãi suất thấp mà theo lý thuyết dành cho "các nước thu nhập trung bình và có thu nhập thấp đáng tin cậy".
Tuyết Mai
Theo Zing.vn
Chứng khoán châu Á đi ngược chiều nhau Thị trường chứng khoán châu Á đi ngược chiều nhau trong phiên ngày 25/10 trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi diễn biến mới nhất về cuộc đàm phán thương mại Mỹ -Trung. Chứng khoán châu Á đi ngược chiều nhau . Ảnh minh họa: TTXVN Các nguồn thạo tin cho biết ngày 25/10, các quan chức thương mại hàng đầu...