WB đưa ra những lý do dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 3% trong năm 2020

Theo dõi VGT trên

Thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu dự kiến đều sẽ giảm, làm thâm hụt ngân sách khoảng 5 tỷ USD, do đó sẽ cần phải có các khoản vay mới.

WB đưa ra những lý do dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 3% trong năm 2020 - Hình 1

Ảnh: Hostelworld

Với những quan ngại về kinh tế và y tế trên toàn cầu đang gia tăng, nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, mặc dù cho đến nay cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch COVID 19 gây ra vẫn được kiểm soát, chỉ có 325 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó 267 người đã bình phục và không ai bị tử vong đến đầu tháng 4.

Dự báo tăng trưởng GDP của Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam đã giảm một nửa so với trước khủng hoảng, dự kiến chỉ ở mức 3,0% vào năm 2020.

Biện pháp ứng phó về tài chính của Chính phủ, trong đó kết hợp hỗ trợ về thuế và an sinh xã hội, dự kiến sẽ làm giảm nhẹ tác động kinh tế ngắn hạn liên quan đến đại dịch COVID 19, nhưng những thách thức chính sẽ là làm sao để triển khai nhanh chóng và hiệu quả các biện pháp trên và chuẩn bị cho sự phục hồi dự kiến của nền kinh tế khi cuộc khủng hoảng y tế đã được ngăn chặn.

Nới lỏng chính sách tiền tệ và tín dụng dễ dàng tạo ra nguồn vốn đệm mà các doanh nghiệp bị ảnh hưởng mong chờ, nhưng cần giám sát chặt chẽ khi các ngân hàng ngày càng phải đối mặt với suy thoái kinh tế, ảnh hưởng đến chất lượng tài sản, nợ phải trả và khả năng sinh lời theo thời gian.

Các lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới có thể bao gồm (i) giám sát tài chính và vĩ mô; (ii) thực hiện các biện pháp an sinh xã hội; và (iii) những cải cách cần thực hiện để tối ưu hóa sự phục hồi của nền kinh tế.

Những trở lực ngày càng lớn sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng và yêu cầu huy động thêm vốn COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới thường theo những cách gia tăng lẫn nhau. Hầu hết các quốc gia đều đang rơi vào suy thoái và dự kiến sẽ chưa thể phục hồi trước cuối Quý 3 năm 2020, nhưng sự phục hồi hy vọng sẽ gia tăng mạnh mẽ trong suốt năm 2021. Những bất ổn lớn đến mức cả hậu quả về y tế và tài chính của dịch bệnh trên toàn cầu đều đang rất khó dự đoán.

Trên toàn thế giới, các nhà kinh tế liên tục điều chỉnh những dự báo kinh tế của mình để phản ánh chính xác hơn tác động tiêu cực đang gia tăng của đại dịch trên toàn cầu, và Nhóm Ngân hàng Thế giới (NHTG) đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động này bằng những tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ tài chính vô cùng cần thiết.

Trong bối cảnh đó, các dự báo kinh tế cho Việt Nam đã được điều chỉnh giảm đáng kể. Sự bùng phát của dịch COVID-19 cho đến nay đã được ngăn chặn tại Việt Nam thông qua việc kết hợp các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát thông minh.

Tăng trưởng GDP dự kiến chỉ đạt 3,0% vào năm 2020, vẫn tích cực so với khu vực và quốc tế nhưng đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1986. Dự báo mới của WB thấp hơn tốc độ tăng trưởng dự kiến 4,9% trong báo cáo Cập nhật Kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương mới được công bố gần đây. WB vẫn hy vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi tương đối nhanh chóng và sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP là 6,8% vào năm 2021.

Kịch bản này giả định cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu sẽ bắt đầu giảm dần vào tháng 6 – tháng 7 năm 2020, sau đó nhu cầu trên thị trường quốc tế của các đối tác thương mại chính của Việt Nam sẽ phục hồi dần dần.

Lý do khiến tốc độ tăng trưởng bị điều chỉnh giảm là những trở lực ngày càng lớn hơn ở cả nền kinh tế trong nước và trên toàn cầu. Đến nay đã có thể dự báo trước là nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái vào năm 2020.

Video đang HOT

Kết quả điều tra của Tổ chức Conference Board vào ngày 25 tháng 3 ước tính GDP của Mỹ vào năm 2020 sẽ sụt giảm từ 1,6% đến 6%, với tỷ lệ dự báo cao là nền kinh tế sẽ nhanh chóng chuyển sang kịch bản tồi tệ hơn .

Chỉ số Quản trị sản xuất PMI của khu vực đồng Euro giảm từ 51,6 trong tháng 2 xuống 31,4 vào tháng 3 – mức giảm lớn nhất kể từ khi dữ liệu so sánh được biên soạn lần đầu tiên vào tháng 7 năm 1998. NHTG dự báo tăng trưởng của các khu vực đang phát triển giảm xuống 0,9% vào năm 2020, thấp hơn so với dự báo 4,1% trong báo cáo

Triển vọng kinh tế toàn cầu (GEP) công bố trong tháng 1, với sự sụt giảm ở tất cả các khu vực trên thế giới, ngoại trừ Đông và Nam Á. Sự suy thoái toàn cầu này sẽ làm giảm mạnh nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế trong giai đoạn này.

Nó cũng có thể phá vỡ chuỗi giá trị toàn cầu trong các ngành công nghiệp như hàng điện tử và dệt may, những lĩnh vực chiếm khoảng 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ngành du lịch “đứng yên”, do không có du khách nước ngoài nào được phép đến và các biện pháp hạn chế chặt chẽ trong việc đi lại trong nước và quốc tế.

Đồng thời, nền kinh tế của các địa phương cũng đang bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế hơn đối với việc di chuyển của người dân ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và hộ gia đình, làm giảm tiêu dùng trong nước, đặc biệt từ khi Thủ tướng tuyên bố Tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 3.

Kết quả của Quý 1 vừa được công bố đã xác nhận tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù dịch bệnh mới được báo cáo ở Trung Quốc vào giữa tháng 1 và Việt Nam bắt đầu thực hiện các biện pháp hạn chế vào đầu tháng 2, tốc độ tăng trưởng GDP của Quý 1 chỉ ở mức 3,8% – mức tăng thấp nhất kể từ năm 2009.

Trong khi một số lĩnh vực hoạt động tương đối tốt (như sản xuất và xây dựng), ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là hoạt động du lịch và vận tải. Tốc độ tăng trưởng của thương mại bán lẻ (phản ánh mức tiêu dùng của các hộ gia đình) gần như không thay đổi (tăng 1,5% theo giá thực) so với mức tăng 9,3% trong Quý 1 năm 2019.

Tổng đầu tư cũng giảm nhẹ do đầu tư tư nhân (bao gồm cả FDI) thấp hơn mặc dù được bù đắp một phần nhờ tăng đầu tư công.

Xuất khẩu ròng, sau khi đạt kết quả tốt trong tháng 1 và tháng 2, lại đột ngột giảm trong tháng 3, chủ yếu do thu nhập từ du lịch và vận tải giảm (trên 30%).

Tương tự, số vốn FDI đã cam kết giảm gần 21% trong Quý 1 so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn sẽ đi kèm với giảm thu ngân sách và thu từ xuất khẩu. Về xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán sẽ bị ảnh hưởng do xuất khẩu (ròng) thấp hơn trong một số dịch vụ nhất định, đi kèm với sự sụt giảm của kiều hối cũng như dòng vốn FDI.

Do đó, thặng dư tài khoản vãng lai có khả năng giảm khoảng 5% GDP, từ mức 4,5% năm 2019 xuống còn 0,1% vào năm 2020. Tuy nhiên, tác động mang tính hệ quả đến cán cân thanh toán không nhiều với sự suy giảm nhỏ trong dự trữ ngoại hối vào năm 2020, ở mức 78 tỷ USD, cho thấy nguồn vốn đệm mạnh mẽ giúp chống lại áp lực ngày càng tăng đối với nguồn thu từ xuất khẩu của Việt Nam.

Nỗ lực củng cố tài khóa của Chính phủ sẽ tạm thời bị gián đoạn bởi cuộc khủng hoảng do COVID 19 gây ra. Thâm hụt ngân sách chung dự kiến sẽ tăng từ 4,4% trong năm 2019 lên khoảng 5,8% GDP vào năm 2020, chủ yếu là do nguồn thu thuế thấp hơn vì các hoạt động kinh tế dự kiến sẽ suy giảm.

Trên cơ sở ngoại suy từ một nghiên cứu gần đây của IMF đối với một lượng lớn các quốc gia, chúng tôi ước tính sẽ có sự suy giảm đáng kể trong các hoạt động kinh tế do một cú sốc như đại dịch hiện nay có khả năng làm giảm nguồn thu thuế xuống hai lần – có nghĩa là mức giảm 3,5% trong tăng trưởng GDP có thể dẫn đến giảm 7% nguồn thu thuế hoặc tương đương với khoảng 1,2% GDP .

Mức thu ngân sách giảm này cần được tính cộng thêm với chi phí liên quan đến gói hỗ trợ tài chính mà các cơ quan chức năng đang xem xét. WB hy vọng Chính phủ sẽ quay trở lại chính sách tài khóa thận trọng sau hậu quả của cuộc khủng hoảng toàn cầu, nhờ đó thâm hụt ngân sách nói chung sẽ giảm xuống lần lượt 4,7% và 4,0% GDP vào năm 2021 và 2022.

Thâm hụt dự kiến gia tăng sẽ làm ngân sách bị thiếu khoảng 5 tỷ USD vào năm 2020. So với các dự báo trước khủng hoảng, Chính phủ sẽ cần đảm bảo có thêm 1,8% GDP cho nguồn vốn đầu tư mới, làm nợ công tăng từ 54,1% lên 55,8% GDP trong các năm 2019 và 2020.

Vì Chính phủ sẽ tiếp tục củng cố tài khóa vào năm 2021, quỹ đạo nợ sẽ được duy trì bền vững trong trung hạn.

Để giảm thiểu những cú sốc lớn về kinh tế và y tế đối với nền kinh tế, Chính phủ đã thực hiện một loạt các biện pháp. Trong điều kiện khủng hoảng, các chỉ số tổng hợp về y tế, kinh tế và tài chính nhanh chóng chuyển từ giai đoạn tiền khủng hoảng bình thường lên mức đỉnh của các khó khăn, và sau đó bắt đầu suy giảm trước khi trở lại bình thường (không cần phải khớp với mức bình thường trước khủng hoảng).

Điều quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách là đỉnh của nửa chu kỳ và khoảng thời gian trước khi đạt đỉnh.

Khủng hoảng càng sâu (đỉnh của nửa chu kỳ càng cao), nó càng gây tổn thất nhiều hơn trong dài hạn. Rõ ràng trong trường hợp y tế, làm phẳng đường cong đại dịch có ý nghĩa rất quan trọng vì giúp cứu được mạng sống. Vì lý do này, Chính phủ đã tập trung nỗ lực ban đầu vào việc kiểm soát khía cạnh y tế của cuộc khủng hoảng bằng cách tăng cường kiểm tra và kiểm soát việc di chuyển.

Theo thời gian, các biện pháp phòng ngừa ngày càng mạnh đã được thực hiện, từ việc đóng cửa trường học vào đầu tháng 2 đến việc Thủ tướng tuyên bố Tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 3. Hiện nay, gần như tất cả các chuyến bay chở khách từ nước ngoài đã bị hủy và việc di chuyển trong nước bị hạn chế nghiêm trọng.

Do đã hành động sớm (bao gồm cả truy tìm lịch sử dịch tễ) và thực hiện các biện pháp trên phạm vi rộng, Việt Nam đã được quốc tế công nhận về mức độ phù hợp của các biện pháp ứng phó, nhờ đó đã có ít các trường hợp nhiễm bệnh (khoảng 240 ca bệnh vào ngày 4/4) và không có trường hợp tử vong nào được báo cáo.

Cần tránh một cuộc suy thoái kinh tế sâu và kéo dài đến một mức có thể được vì nó có thể gây thiệt hại lâu dài. Chu kỳ kinh tế thường xuyên xuất hiện, ngay cả trong nền kinh tế thị trường. Nếu đỉnh của chu kỳ không quá cao, mọi thứ sẽ trở lại bình thường khi nền kinh tế trở lại xu hướng dài hạn.

Nhưng suy thoái sâu và kéo dài hơn có khả năng làm xói mòn vốn nhân lực và suy yếu các thể chế. Như đã phân tích trong bản cập nhật báo cáo chính sách trước đây của chúng tôi, điều quan trọng là WB phải thực hiện theo một chiến lược có trình tự để hỗ trợ hầu hết các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng trong thời gian ngắn và chuẩn bị đủ sớm để tái khởi động nền kinh tế khi cuộc khủng hoảng y tế chấm dứt, hy vọng trong vài tháng tới.

Các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ của chương trình đầu tư công và cải cách cơ cấu hiện nay để sử dụng có hiệu quả nhất các công nghệ kỹ thuật số cũng như tăng cường khả năng chống chịu và sẵn sàng ứng phó của hệ thống y tế cho các đại dịch trong tương lai có thể giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi.

Cho đến nay, Chính phủ đã chuẩn bị một loạt các biện pháp tài khóa để giảm thiểu tác động đối với hầu hết doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng – bước đầu tiên trong một kế hoạch ứng phó kinh tế toàn diện. Đại dịch COVID 19 có thể ảnh hưởng đến phúc lợi của người dân thông qua ba kênh khác nhau: (i) các biện pháp phòng ngừa và chữa bệnh; (ii) các biện pháp hạn chế di chuyển; và (iii) các biện pháp gây rối thương mại.

Tác động mang tính hệ quả của các kênh này có thể là bao gồm cả giảm sản lượng và tăng giá. Các chuyên gia của Nhóm NHTG đã trao đổi với các cơ quan chức năng về nội dung và quy mô của gói hỗ trợ tài chính mà sẽ giúp giảm thiểu tác động của các kênh này. Tuy nhiên, đánh giá của chúng tôi dựa trên thông tin được thu thập vào đầu tháng 4, biết rằng các biện pháp chính sách để ứng phó với dịch bệnh sẽ thay đổi nhanh chóng nhằm điều chỉnh theo những điều kiện thường xuyên thay đổi.

Các biện pháp giảm thiểu ban đầu tập trung vào hai loại công cụ: giãn thời gian nộp thuế và bảo hiểm xã hội, và hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người lao động và các hộ gia đình dễ bị tổn thương. Những công cụ này rất phù hợp với thông lệ quốc tế vì chúng nhằm mục đích giảm bớt khó khăn về dòng tiền cho hầu hết các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng.

WB đánh giá sơ bộ là gói hỗ trợ đang được đề xuất này đầy tham vọng vì bao phủ hầu hết các công ty có đăng ký chính thức hoạt động tại Việt Nam bằng việc hoãn thời gian nộp thuế và sử dụng các chương trình an sinh xã hội hiện có để chuyển thêm tiền mặt cho khoảng 26 triệu người dễ bị tổn thương và các doanh nghiệp hộ gia đình.

Chương trình hỗ trợ này cũng nằm trong khả năng chi trả của ngân sách với chi phí ước tính khoảng 1% GDP, vẫn nằm trong giới hạn của khung tài khoá đã phân tích ở phần trên. Tuy nhiên, cần thực hiện một số thay đổi để bao phủ khu vực không chính thức nhiều hơn.

Một thách thức lớn sẽ là xác định các doanh nghiệp và người lao động trong khu vực không chính thức và chuyển tiền cho họ khi mà hầu hết đều không có tài khoản ngân hàng và bị hạn chế di chuyển.

Ngân hàng của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo báo lãi kỷ lục hơn 5.000 tỷ đồng

Lợi nhuận HDBank liên tục tăng trưởng hai chữ số những năm gần đây.

Ngân hàng TMCP phát triển TPHCM (HDBank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019.

Theo đó, tổng thu nhập của HDBank đạt gần 11.400 tỷ đồng trong năm 2019, tăng trưởng 20% so với năm trước, chủ yếu nhờ thu nhập lãi thuần tăng 27%, lên trên 9.700 tỷ đồng.

Trừ đi các loại chi phí và dự phòng rủi ro tín dụng, HDBank báo lãi trước thuế 5.018 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.020 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm trước. HDBank trong 5 năm qua vẫn liên tục giữ được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số.

Trong cơ cấu lợi nhuận của HDBank, khu vực miền Nam đóng góp lớn nhất, khi đem về hơn 3.600 tỷ đồng (72%), tiếp đó là miền Bắc 980 tỷ đồng (20%) và miền Trung (8%).

Ngân hàng của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo báo lãi kỷ lục hơn 5.000 tỷ đồng - Hình 1

HDBank là ngân hàng có trụ sở đặt tại TPHCM. Cổ đông lớn nhất của HDBank là Công ty cổ phần Sovico, với tỷ lệ sở hữu 13,34%. Sovico do nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Bên cạnh đó, bà Thảo cũng đang trực tiếp sở hữu 3,67% vốn tại HDBank và là Phó Chủ tịch thường trực ngân hàng này.

Tại thời điểm cuối năm 2019, tổng giá trị tài sản của HDBank là gần 230.000 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với đầu năm. Trong khi huy động vốn giảm nhẹ xuống 126.000 tỷ đồng thì tăng trưởng tín dụng đạt gần 19%, nâng giá trị cho vay khách hàng lên trên 146.000 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng cho vay khách hàng của HDBank được cải thiện, giảm từ 1,53% hồi đầu năm xuống 1,36% vào cuối năm.

Năm 2019, HDBank có 14.082 nhân viên, tăng khoảng hơn 300 người so với năm trước. Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng là 13,64 triệu đồng/tháng, tăng 6%.

PV

https://bizlive.vn//kinh-doanh-quoc-te/wb-dua-ra-nhung-ly-do-du-bao-gdp-viet-nam-tang-truong-3-trong-nam-2020-3544930.html
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ người đàn ông bị đánh ở Bình Dương: Nạn nhân chết não, bệnh viện trả vềVụ người đàn ông bị đánh ở Bình Dương: Nạn nhân chết não, bệnh viện trả về
3 giờ trước
Chuyện gì cũng có thể xảy ra: Nữ nhân viên bị sa thải vì nghỉ làm vào ngày cưới của chính mìnhChuyện gì cũng có thể xảy ra: Nữ nhân viên bị sa thải vì nghỉ làm vào ngày cưới của chính mình
4 giờ trước
Bức ảnh khiến hàng triệu người tin rằng Triệu Lộ Tư đang dối tráBức ảnh khiến hàng triệu người tin rằng Triệu Lộ Tư đang dối trá
1 giờ trước
Người phụ nữ tử vong trong căn nhà hoang trên núi ở Bình DươngNgười phụ nữ tử vong trong căn nhà hoang trên núi ở Bình Dương
2 giờ trước
Tôi bủn rủn chân tay khi thấy cách vợ lưu tên mình trong điện thoạiTôi bủn rủn chân tay khi thấy cách vợ lưu tên mình trong điện thoại
3 giờ trước
Ông lớn nổi điên chất vấn Triệu Lộ Tư, mắng thẳng mặt "nhân trả oán" là ai?Ông lớn nổi điên chất vấn Triệu Lộ Tư, mắng thẳng mặt "nhân trả oán" là ai?
3 giờ trước
Cindy Lư lần đầu hé lộ thời điểm hoảng loạn nhất, bị đề nghị ly dị vì chồng cũ đã yêu người khác dưới quêCindy Lư lần đầu hé lộ thời điểm hoảng loạn nhất, bị đề nghị ly dị vì chồng cũ đã yêu người khác dưới quê
54 phút trước
Tiếc cho Hoài LâmTiếc cho Hoài Lâm
2 giờ trước

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

1 năm trước
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

3 năm trước
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Học ngay 6 cách chữa nám bằng lá tía tô siêu hiệu quả

Học ngay 6 cách chữa nám bằng lá tía tô siêu hiệu quả

Làm đẹp

1 phút trước
Có thể thấy, lá tía tô không đơn thuần là loại rau dùng trong các bữa ăn hàng ngày. Mà còn có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp và chăm sóc da. Đặc biệt, các cách trị nám bằng lá tía tô tại nhà được rất nhiều người áp dụng thành công.
Cô gái cao 1m58 lấy băng keo quấn quanh người thành váy bó gây sốt ở TP.HCM: Lộ thân phận tất cả ngỡ ngàng

Cô gái cao 1m58 lấy băng keo quấn quanh người thành váy bó gây sốt ở TP.HCM: Lộ thân phận tất cả ngỡ ngàng

Netizen

6 phút trước
Có thể nói trend hot nhất MXH những ngày cuối năm chính là quấn băng keo lên người làm váy. Trào lưu thu hút nhiều gái xinh cõi mạng tham gia và một trong số đó là hot girl Thanh Mèo
Chết vì lên cơn đau tim, người đàn ông bất ngờ 'sống lại'

Chết vì lên cơn đau tim, người đàn ông bất ngờ 'sống lại'

Lạ vui

14 phút trước
Đang trên đường từ bệnh viện về nhà, người đàn ông được tuyên bố là chết vì đau tim bất ngờ sống lại khi xe đi qua gờ giảm tốc.
Áo len cardigan và những bản phối đẹp xao xuyến mùa lạnh

Áo len cardigan và những bản phối đẹp xao xuyến mùa lạnh

Thời trang

16 phút trước
Khi sở hữu những chiếc áo len chui đầu hay áo len cardigan, bạn sẽ cần nhiều hơn một công thức phối đồ cùng món đồ này. Gợi ý hoàn hảo bậc nhất chính là kết hợp áo len và chân váy dài.
Ngày giỗ đầu của chồng, vợ bụng bầu khệ nệ, gia đình suy sụp khi chị tiết lộ sự thật đau lòng sau đó

Ngày giỗ đầu của chồng, vợ bụng bầu khệ nệ, gia đình suy sụp khi chị tiết lộ sự thật đau lòng sau đó

Góc tâm tình

19 phút trước
Mẹ chồng tôi nghe vậy mà nước mắt cứ rơi. Bà hết ôm tôi rồi lại ôm đứa cháu nhỏ, liên tục nói xin lỗi. Hân cũng khóc, vì mẹ chồng mình cũng hiểu được hạnh phúc nhỏ nhoi cuối cùng này của mình.
ĐTCL mùa 13: Leo hạng thần tốc cùng "chiến thần" Mordekaiser sát thương cực "lỗi"

ĐTCL mùa 13: Leo hạng thần tốc cùng "chiến thần" Mordekaiser sát thương cực "lỗi"

Mọt game

21 phút trước
Khả năng gánh team của Mordekaiser tại ĐTCL mùa 13 mới đây đã được các cao thủ phát hiện và tận dụng tối đa. Mordekaiser bất ngờ tỏa sáng tại ĐTCL mùa 13
2025 muốn tiết kiệm thành công, tôi chân thành khuyên bạn nên học cách "giữ tiền" của 2 cô gái này

2025 muốn tiết kiệm thành công, tôi chân thành khuyên bạn nên học cách "giữ tiền" của 2 cô gái này

Sáng tạo

21 phút trước
Với những người tiết kiệm chưa được thành công lắm trong năm 2024, có lẽ, một trong những lý do chính là không ghi chép chi tiêu, nên cũng chẳng hiểu tiền chạy đâu mất.
5 phong cách mê hoặc của Hoàng hậu Tây Ban Nha

5 phong cách mê hoặc của Hoàng hậu Tây Ban Nha

Phong cách sao

38 phút trước
Mang hương vị Địa Trung Hải nhưng luôn có sức hấp dẫn tinh tế, phong cách của Hoàng hậu Tây Ban Nha - Letizia Ortiz nổi tiếng khắp thế giới vì sự hoàn hảo dù cô chủ yếu mặc đồ của các thương hiệu bình dân trong nước.
Tiêm vắc xin cúm bảo vệ sức khỏe bố mẹ - quà Tết hơn vạn lời chúc

Tiêm vắc xin cúm bảo vệ sức khỏe bố mẹ - quà Tết hơn vạn lời chúc

Sức khỏe

43 phút trước
Bà Thục An cho biết, bảo vệ sức khỏe tốt cho bản thân là cách giúp các con cháu vơi bớt nỗi lo. Mỗi dịp Tết đến xuân về, cả gia đình được đoàn tụ, cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm, được lì xì mừng tuổi cho con cháu với bà là niềm vui.
'Sự thật' phía sau câu thoại viral của Kỳ Duyên trong 'Bộ tứ báo thủ'

'Sự thật' phía sau câu thoại viral của Kỳ Duyên trong 'Bộ tứ báo thủ'

Hậu trường phim

53 phút trước
Phim Bộ tứ báo thủ của đạo diễn Trấn Thành công bố những thước phim hậu trường thú vị, hé lộ về hành trình tạo nên một gia đình báo thủ ngập tràn tiếng niềm vui và thông điệp ý nghĩa dành cho mùa Tết 2025.
Điều tra viên đối đầu với sĩ quan quân đội bên trong dinh thự Tổng thống Hàn Quốc

Điều tra viên đối đầu với sĩ quan quân đội bên trong dinh thự Tổng thống Hàn Quốc

Thế giới

1 giờ trước
CIO có thời hạn đến ngày 6/1 để thực hiện lệnh bắt giữ đối với các cáo buộc nổi loạn và lạm dụng quyền lực liên quan đến việc ông Yoon áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn vào ngày 3/12.