WB đưa ra dự báo đối với kinh tế Mỹ Latinh trong năm 2021
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 5/1 đưa ra dự báo nền kinh tế Mỹ Latinh, một trong những khu vực chịu tác động nặng nề nhất của dịch viêm đường hô hấp COVID-19, có thể đạt mức tăng trưởng từ 2% đến cao nhất là 3,7% trong năm 2021 nếu các quốc gia giảm bớt các biện pháp hạn chế phòng dịch.
Tuy nhiên, WB cũng cảnh báo khả năng phục hồi này sẽ yếu và thậm chí sẽ không đạt tăng trưởng 2% nếu xảy ra kịch bản tiêu cực.
Sân bay Jorge Newbery tại Buenos Aires, Argentina, đóng cửa ngày 20/3/2020 do dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo “Các triển vọng kinh tế thế giới” vừa được công bố, WB dự đoán tăng trưởng khu vực Mỹ Latinh sẽ thấp hơn 4% dự báo ở cấp độ toàn cầu, chủ yếu là do khu vực này bị đại dịch COVID-19 tác động mạnh nhất trong cả lĩnh vực y tế lẫn kinh tế. WB nhận định kịch bản kinh tế Mỹ Latinh sẽ được cải thiện nếu các biện pháp hạn chế được nới lỏng, giá sản phẩm cơ bản được ổn định và các điều kiện bên ngoài được cải thiện. Mặt khác, trong kịch bản tiêu cực hơn như việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 bị trì hoãn, bên cạnh các tác động kinh tế thứ cấp, tăng trưởng kinh tế sẽ có thể thấp hơn 1,9%.
Báo cáo của WB nêu rõ triển vọng kinh tế trong ngắn hạn vẫn chưa chắc chắn và kết quả tăng trưởng có thể thay đổi. Theo WB, các ưu tiên trong ngắn hạn sẽ là việc các chính phủ kiểm soát được sự lây lan của đại dịch COVID-19 và tạo điều kiện cho các khoản đầu tư mới để tăng trưởng ít phụ thuộc vào nợ công.
Video đang HOT
Thể chế tài chính quốc tế cũng đưa ra trong báo cáo của mình dự báo tăng trưởng trong năm 2021 đối với các nước trong khu vực, theo đó Peru sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất với 7,6%, tiếp theo là Panama với 5,1%. Các nền kinh tế Argentina và Colombia được dự báo tăng 4,9%, tiếp đó là Cộng hòa Dominicana với 4,8% và El Salvador với 4,6%. Trong khi đó, nền kinh tế số một khu vực là Brazil được dự báo sẽ kích hoạt trở lại với tốc độ 3% trong năm nay và Mexico là 3,7%.
Ở cấp độ toàn cầu, WB cũng cho biết dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới có thể tăng 5% với giả định việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 ban đầu được mở rộng và việc kiểm soát thành công đại dịch COVID-19. Ngược lại, kịch bản bất lợi trong đó tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến xấu và việc triển khai tiêm vaccine bị trì hoãn sẽ có thể hạn chế mức tăng trưởng của nền kinh tế thế giới còn 1,6%.
Hy vọng mới cho những người dễ bị tổn thương nhất bởi COVID-19
Các dữ liệu đầy đủ được đăng trên tạp chí y học The Lancet về cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối cho thấy vaccine AZD1222 hay ChAdOx1 nCoV-19 của hãng AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford bào chế đã tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ở người cao tuổi, mang lại hy vọng cho những người dễ bị tổn thương nhất vì dịch COVID-19.
Nhà khoa học nghiên cứu vaccine phòng dịch COVID-19, do Tập đoàn dược AstraZeneca và trường Đại học Oxford của Anh phát triển, tại phòng thí nghiệm ở Garin, Buenos Aires, Argentina. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo các dữ liệu trên, những người ở độ tuổi trên 70, vốn có nguy cơ mắc COVID-19 thể nặng và dễ tử vong, có thể hình thành khả năng miễn dịch mạnh mẽ đối với virus SARS-CoV-2 khi có các phản ứng kháng thể và tế bào T trong cơ thể.
Các dữ liệu đầu tiên của giai đoạn thử nghiệm thứ 3 chứng minh hiệu quả của vaccine có thể sẽ được công bố trong những tuần tới.
Trong giai đoạn thử nghiệm thứ 2 của vaccine tiềm năng trên, tổng cộng 560 tình nguyện viên tham gia, trong đó có 160 người tuổi từ 18 - 55, 160 người từ 56 - 69 tuổi và 240 người ở độ tuổi trên 70. Các tình nguyện viên được tiêm 2 liều vaccine hoặc giả dược và chưa phát hiện trường hợp có tác dụng phụ nào được báo cáo liên quan đến vaccine AZD1222. Tuy chưa có kết quả thử nghiệm cuối cùng của giai đoạn 3, AstraZeneca đã ký một số hợp đồng cung ứng và sản xuất với các công ty và chính phủ trên thế giới.
* Cùng ngày, người đứng đầu Viện về các bệnh truyền nhiễm Robert Koch (RKI) của Đức, ông Lothar Wieler cho biết tin tức gần đây về các cuộc thử nghiệm vaccine rất đáng khích lệ. Phát biểu tại họp báo trực tuyến ngày 19/11, ông Wieler nhấn mạnh các vaccine với độ hiệu quả hơn 90% sẽ "là vũ khí lợi hại" trong cuộc chiến chống đại dịch.
* Trong một diễn biến khác, Nga đã nối lại việc tiêm vaccine cho các tình nguyện viên mới tham gia thử nghiệm vaccine Sputnik V sau một thời gian ngắn tạm dừng. Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Moskva đang thúc đẩy các kế hoạch tiêm chủng toàn dân.
Cuối tháng 10 vừa qua, 8 cơ sở lâm sàng đã thông báo tạm dừng thử nghiệm thêm tình nguyện viên mới, do một số nơi không đủ liều để đáp ứng nhu cầu cao của tình nguyện viên.
Ông Alexei Kuznetsov, một trợ lý Bộ trưởng Y tế, cho biết: "Các thử nghiệm lâm sàng diễn ra đúng kế hoạch, đồng thời một cuộc thử nghiệm liên quan đến các tình nguyện viên trên 60 tuổi cũng đang diễn ra".
Giới chức Nga và các nhà bào chế vaccine ước tính ban đầu khoảng 30 triệu liều vaccine Sputnik V sẽ được sản xuất trong năm nay, nhưng Bộ Công nghiệp hồi tháng trước đã giảm con số này xuống còn 2 triệu liều.
* Tại Trung Quốc, Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia (Sinopharm) cho biết đến nay đã có khoảng gần một triệu người tham gia thử nghiệm vaccine do Sinopharm phát triển, thông qua "Chương trình sử dụng khẩn cấp".
Trung Quốc đã phát động chương trình nói trên từ tháng 7, với 3 loại vaccine tiềm năng được thử nghiệm trên cơ thể các nhân viên đặc biệt và các nhóm giới hạn khác ngay cả khi các nghiên cứu lâm sàng chưa đưa ra kết quả về mức độ an toàn và tính hiệu quả. Trong số này, có hai loại vaccine tiềm năng do CNBG (công ty con của Sinopharm) bào chế và loại còn lại do công ty Sinovac Biotech đảm nhận.
Các vaccine tiềm năng trên đang được thử nghiệm lâm sàng ở nước ngoài trong giai đoạn 3 với 60.000 người được tuyển chọn. Ngoài ra, chương trình cũng đã lấy mẫu máu của trên 40.000 người 14 ngày sau khi họ được tiêm liều vaccine thứ hai. Trong số những người tham gia dự án, các nhân viên ngoại giao và sinh viên xuất cảnh ra nước ngoài đã sử dụng vaccine của Sinopharm, không có trường hợp nào nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo việc sử dụng đơn lẻ dữ liệu từ chương trình sử dụng khẩn cấp mà không có sự so sánh với các kết quả lâm sàng khác để xác định hiệu quả của vaccine.
Indonesia giành Giải thưởng Giao thông Bền vững Toàn cầu 2021 Thành phố thủ đô Jakarta của Indonesia đã giành Giải thưởng Giao thông Bền vững Toàn cầu 2021 (STA) trao cho các chương trình giao thông công cộng tích hợp đầy tham vọng. Indonesia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên nhận được giải thưởng danh giá này. Một tuyến phố ở thủ đô Jakarta, Indonesia ngày 1/4/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN...