WB: Du lịch Việt Nam đã chạm đến điểm bùng phát trong phát triển

Theo dõi VGT trên

Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, đà tăng trưởng của Việt Nam có chững lại kể từ đầu năm nhưng vẫn có những tín hiệu tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định.

WB: Du lịch Việt Nam đã chạm đến điểm bùng phát trong phát triển - Hình 1

Báo cáo bán thường niên của WB về tình hình kinh tế Việt Nam vừa công bố cho biết, ngành dịch vụ đạt kết quả tốt – dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước và đặc biệt là tiêu dùng tư nhân vẫn tăng bền vững. Tỷ lệ nợ trên GDP giảm từ mức đỉnh 63,7% năm 2016 xuống còn khoảng 58,4% năm 2018 và dự kiến 58,3% trong năm 2019.

Tăng trưởng gần đây giảm tốc là do tác động của những yếu tố bất lợi bên ngoài đối với các ngành kinh tế quan trọng. Dịch tả lợn châu Phi bùng phát và giá cả quốc tế suy giảm gây ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp.

Đồng thời, sức cầu bên ngoài yếu đi làm tăng trưởng chững lại ở các ngành chế tạo, chế biến định hướng xuất khẩu.

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn được đ.ánh giá theo hướng tích cực mặc dù đã xuất hiện các dấu hiệu giảm sút mang tính chu kỳ. Tăng trưởng GDP sau khi đạt mức cao 7,1% vào năm 2018, dự báo sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm trong năm 2019 do sức cầu bên ngoài yếu đi, chính sách tài khóa và chính sách tín dụng tiếp tục được thắt chặt. Mặc dù vậy, tăng trưởng GDP theo giá so sánh được dự báo vẫn đứng vững, chỉ giảm nhẹ xuống 6,5% trong các năm 2020 và 2021.

Với bối cảnh lạm phát cơ bản được dự báo ở mức thấp, các điều chỉnh giá do nhà nước quản lý (điện nước, y tế, giáo dục) cũng như tác động của dịch tả lợn châu Phi tới giá lương thực phẩm ước tính sẽ không làm tăng chỉ số giá tiêu dùng chung vượt quá mức mục tiêu 4% của Chính phủ.

Thặng dư tài khoản vãng lai so với GDP dự kiến sẽ giảm do sức cầu bên ngoài giảm mạnh. Tiếp tục chính sách tài khóa và thận trọng dự kiến sẽ giúp bội chi ngân sách và tỷ lệ nợ công trên GDP tiếp tục giảm dần trong giai đoạn dự báo.

Tuy nhiên, WB cho rằng, rủi ro tăng lên gần đây do căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang với tình trạng bất định gia tăng trên toàn cầu, và tiếp tục nghiêng theo hướng suy giảm. Căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục leo thang, tình hình địa chính trị trong khu vực và trên toàn cầu ngày càng bất định, điều kiện huy động vốn trên toàn cầu bị thắt lại có thể gây xáo trộn về thương mại và tài chính dẫn đến kết quả tăng trưởng giảm xuống.

Những rủi ro bên ngoài nêu trên kết hợp với nguy cơ dễ tổn thương trong nước, bao gồm cả khả năng chậm trễ trong củng cố tình hình tài khóa, cải cách DNNN và khu vực ngân hàng, có thể ảnh hưởng xấu đến cảm nhận của nhà đầu tư và triển vọng tăng trưởng.

Ông Ousmane Dion, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam cần chuẩn bị điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô trong trường hợp rủi ro nêu trên trở thành hiện thực, dân đến suy giảm sâu hơn so với dự kiến. Việt Nam cũng sẽ phải tiếp tục tăng cường chiều sâu cải cách cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu, tăng cường chiều sâu hội nhập thương mại thông qua các Hiệp định khu vực và đa phương.

Theo WB, Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể điều chỉnh hợp lý chính sách kinh tế vĩ mô trong trường hợp các rủi ro tiếp tục gia tăng dẫn tới nguy cơ suy giảm các hoạt động kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế khôi mục mạnh mẽ hai năm vừa qua, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng hơn như kiềm chế tăng trưởng tín dụng và củng cố tài khóa nhằm tạo dựng thêm các khoảng đệm chính sách cần thiết.

Video đang HOT

Tuy nhiên, với dấu hiệu chững lại thậm chí giảm sút các hoạt động kinh tế, Việt Nam cũng nên cân nhắc về các chính sách vĩ mô nhằm tạo thuận lợi cho tăng trưởng kể cả quan điểm chính sách t.iền tệ hỗ trợ nhằm kích thích tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế.

Ngoài ra, tiếp tục cải cách cơ cấu bao gồm đổi mới khuôn khổ quản lý, điều hành, cải cách doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng vẫn là hết sức quan quan trọng nhằm củng cố niềm tin của các nhà đầu tư trong ngắn hạn cũng như cải thiện tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn.

Các cấp có thẩm quyền cần tập trung ổn định nguồn thu và nâng cao hiệu suất chi tiêu để hỗ trợ bền vững tài khóa. Để xử lý tình trạng bất định và căng thẳng thương mại toàn cầu ngày càng tăng, các nhà hoạch định chính sách cần tập trung tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam đồng thời tiếp tục tăng cường chiều sâu hội nhập thương mại qua các Hiệp định song phương và khu vực như EVFTA và CPTPP vừa được thông qua.

Một chuyên đề đặc biệt của ấn phẩm lần này tập trung vào tình hình phát triển của ngành du lịch Việt Nam – là ngành xuất khẩu dịch vụ lớn nhất của quốc gia, đóng góp đến 8% GDP trong năm 2017. Chuyên đề nhận định tăng trưởng mạnh mẽ khiến cho ngành đã chạm đến điểm bùng phát trong phát triển, nghĩa là nếu tiếp tục tăng trưởng mà không được quản lý tốt, điều đó có thể dẫn đến những tác động bất lợi về kinh tế, xã hội và môi trường

Ông Brian Mtonya, chuyên gia kinh tế của WB khuyến nghị 6 biện pháp nhằm đảo bảo bền vững dài hạn cho ngành du lịch. Cụ thể, tăng cường phối hợp quy hoạch điểm du lịch và phát triển sản phẩm; đa dạng hoá sản phẩm du lịch và thị trường nguồn khách; phát triển kỹ năng của lực lượng lao động ngành du lịch; tăng cường kết nối chuỗi giá trị du lịch ở địa phương; cải thiện về quản lý luồng khách; nâng cao chất lượng và năng lực hạ tầng điểm du lịch và bảo vệ các tài sản văn hoá và môi trường.

Ông Ousmane Dion nhấn mạnh: “Phát triển ngành du lịch nhưng không hy sinh môi trường văn hoá, theo đó, chúng ta phải bảo vệ các tài sản môi trường, tài sản văn hoá. Đây là điều rất quan trọng. Cho dù có việc gì xảy ra, Việt Nam phải có chính sách phù hợp để đảm bảo du lịch, đặc biệt là du lịch đại chúng không nên phát triển gây tổn hại đến việc bảo tồn văn hoá. Chúng ta đã được chứng kiến những câu chuyện liên quan đến vấn đề này trên thế giới và rút ra bài học cho mình”.

Nhuệ Mẫn

Theo tinnhanhchungkhoan.vn

Giữ hạn mức tín dụng, lý lẽ của cơ quan điều hành

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng, dù nhiều khuyến nghị nên xóa bỏ. Tuy nhiên, những người làm chính sách vĩ mô có lý lẽ riêng để duy trì hạn mức này.

Giữ hạn mức tín dụng, lý lẽ của cơ quan điều hành - Hình 1

Khi tỷ lệ tín dụng/GDP cao, nền kinh tế sẽ trở nên mất an toàn

Những bước thăng trầm của câu chuyện hạn mức

Từ năm 1994, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp hạn mức tăng trưởng tín dụng cho 4 ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh. Sau đó, việc áp dụng hạn mức tín dụng được mở rộng sang NHTM cổ phần và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn nhằm hạn chế tốc độ cho vay, để kiểm soát lạm phát.

Các chuyên gia kinh tế phân tích, hạn mức tín dụng là một công cụ trực tiếp điều tiết lượng t.iền trong lưu thông, NHNN có thể kiểm soát khá chặt chẽ tổng lượng t.iền cung ứng. Công cụ này thực sự phát huy hiệu quả khi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng cao và các công cụ gián tiếp khác tỏ ra kém hiệu lực.

"Trong điều kiện thị trường thứ cấp chưa phát triển, NHNN chưa thể sử dụng thị trường mở để kiểm soát sự gia tăng tổng phương tiện thanh toán, thì việc sử dụng công cụ này là cần thiết", TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định.

Tuy nhiên, ông Hiếu cho rằng, bản chất của hạn mức tín dụng là công cụ điều hành mang tính hành chính, can thiệp trực tiếp và chỉ được phân bổ đối với một số NHTM, nên phần nào hạn chế tính công bằng trong cạnh tranh. Đồng thời, hạn mức tín dụng cũng không được điều chỉnh một cách linh hoạt theo tín hiệu thị trường nên sẽ làm ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế.

Giữ hạn mức tín dụng, lý lẽ của cơ quan điều hành - Hình 2

Theo đó, năm 1998, NHNN đã không sử dụng hạn mức tín dụng như một công cụ thường xuyên trong điều hành chính sách t.iền tệ, mà chỉ dùng khi cần hạn chế sự gia tăng tín dụng nhanh chóng, dẫn tới nguy cơ lạm phát cao.

Tuy nhiên, đến năm 2011, NHNN đã quay trở lại sử dụng công cụ này trong điều hành bằng Chỉ thị 01/CT-NHNN, ngày 1/3/2011 về thực hiện giải pháp t.iền tệ và hoạt động ngân hàng. Cụ thể, Thống đốc NHNN yêu cầu các NHTM xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho năm 2011 không được tăng quá 20% dư nợ so với cuối năm 2010 và phải được NHNN phê duyệt.

Song song với đó, NHNN quy định hạn mức tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, như bất động sản, chứng khoán, vay tiêu dùng khác... đến ngày 31/12/2011 còn tối đa 16%. Không phải ngẫu nhiên NHNN "thẳng tay" nếu nhìn vào số liệu thời điểm đầu năm 2011, có 18 NHTM cổ phần có tỷ trọng cho vay phi sản xuất dưới 25% và 24 NHTM cổ phần có tỷ trọng trên 26% (trong đó NHTM có tỷ trọng cho vay phi sản xuất thấp nhất là 8,5%/tổng dư nợ, cao nhất là 59%).

Thực tế cho thấy, dư nợ tín dụng cả nền kinh tế năm 2011 chỉ đạt 12%, thấp hơn nhiều kế hoạch đề ra, nhưng hạn mức tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất được đảm bảo thực hiện nghiêm túc. Từ đó đến nay, NHNN tiếp tục duy trì việc cấp hạn mức, giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng ngay từ đầu năm.

Và các khuyến nghị bỏ trần tăng trưởng tín dụng... nhưng bất thành

Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới cho rằng: "Trước đây, vấn đề tăng trưởng tín dụng cao từng mang lại một số hệ lụy cho nền kinh tế. Do đó, nên cân nhắc việc tiếp tục bình ổn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, vấn đề cung - cầu nên để thị trường quyết định và NHNN giám sát để làm sao đảm bảo thanh khoản, lãi suất phù hợp với các hoạt động trong nền kinh tế".

Đồng quan điểm không nên giữ trần tăng trưởng tín dụng trong năm 2019, TS. Nguyễn Trí Hiếu phân tích, NHNN nên để mỗi ngân hàng tự điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình. Các ngân hàng tự bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn, những chỉ số như dư nợ trên huy động, tỷ lệ nợ xấu không quá 3%..., còn lại tăng trưởng, kinh doanh như thế nào là tùy vào điều kiện, năng lực của mỗi ngân hàng.

Còn ông Nguyễn Xuân Thành, cán bộ nghiên cứu cao cấp Trường Harvard Kennedy, đồng thời là giảng viên chính sách công Trường đại học Fulbright Việt Nam nêu rõ: "Tăng trưởng kinh tế vĩ mô có quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng tín dụng. Thông thường, khi đề cập tăng trưởng kinh tế, người ta thường nghĩ đến sự tăng trưởng tín dụng tương ứng để hỗ trợ sản xuất. Song thực tế những năm 2015 - 2017, tăng trưởng tín dụng đạt tốc độ 14 - 16%, gây lo ngại cho các tổ chức quốc tế. Sau đó, chúng ta đã giảm tốc tăng trưởng tín dụng trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn cao. Điều này có nghĩa, tăng trưởng kinh tế không nhất thiết phải đi kèm với tăng trưởng tín dụng".

Thông tin từ NHNN với người đại diện là ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách t.iền tệ NHNN cho biết, NHNN đã xây dựng chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2019 ở mức 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình thực tế nhưng vẫn dựa trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,8% và lạm phát bình quân dưới 4%. Theo đó, NHNN đã có chỉ đạo định hướng tín dụng toàn hệ thống và thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD. Định hướng là ưu tiên chỉ tiêu tín dụng cao đối với các ngân hàng đã thực hiện trước thời hạn các quy định về CAR tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN.

Bình luận về định hướng này, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho rằng: "Những người làm chính sách vĩ mô có cái lý riêng và trong trường hợp này là chủ trương giảm tốc tăng trưởng tín dụng (trần tín dụng) vì mục tiêu chung. Các NHTM có những cách xoay xở trong chiến lược kinh doanh riêng".

Lý do nào NHNN vẫn giữ trần tăng trưởng tín dụng?

Số liệu của NHNN cho biết, cuối năm 2016, tỷ lệ tín dụng/GDP ở mức 122%, sau đó tăng lên 130% vào cuối năm 2017. Đồng thời, Ngân hàng Thế giới cũng cho biết, tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân năm 2017 tại Việt Nam đạt 130% GDP. Theo dự đoán của các chuyên gia tài chính, nếu như trong những năm tới tăng trưởng tín dụng của Việt Nam vẫn đạt tốc độ khoảng 15,6%/năm, trong khi GDP danh nghĩa chỉ tăng 10,2%/năm như giai đoạn 2012 - 2016, thì sau khoảng 10 năm nữa tỷ lệ tín dụng/GDP sẽ đạt mức 200% - thuộc hàng cao nhất thế giới.

Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam năm 2018 là 135%. "Tăng trưởng tín dụng là vấn đề lâu dài ở Việt Nam. Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện có quy mô tương đối lớn với mức tăng trưởng cao ngoài phần dư nợ tín dụng đã lớn như hiện nay", ông Sebastian Eckardt nói.

Điều này, theo chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam sẽ làm tăng tỷ lệ dùng đòn bẩy vốn. Việc chấp nhận rủi ro quá mức có khả năng dẫn đến chất lượng tín dụng hay các tài sản đảm bảo có thể xấu đi.

Thực tế, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam đã tăng lên hơn 130% - mức mà nhiều tổ chức quốc tế đã khuyến cáo khi đ.ánh giá xếp hạng tín nhiệm Việt Nam.

Các chuyên gia kinh tế phân tích, khi tỷ lệ tín dụng/GDP cao, sự ổn định của hệ thống tài chính nói riêng và của nền kinh tế nói chung sẽ trở nên nhạy cảm hơn với những biến động về lãi suất. Một sự gia tăng nhỏ của lãi suất có thể khiến nghĩa vụ trả lãi gia tăng đáng kể và khiến tính bền vững của nền kinh tế bị suy giảm.

Bên cạnh đó, với tỷ lệ tín dụng 130%, nền kinh tế Việt Nam đang vay nợ một khoản lớn hơn gấp 1,3 lần thu nhập tạo ra hàng năm. Nếu tỷ lệ tín dụng/GDP tăng cao hơn nữa, áp lực trả nợ của doanh nghiệp có thể gia tăng theo và rủi ro vỡ nợ sẽ lớn hơn, đặc biệt là trong bối cảnh lãi suất đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu.

Thêm vào đó, tỷ lệ tín dụng/GDP cao không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc khu vực sản xuất được cung cấp nhiều vốn hơn, khi nhu cầu vốn của khu vực sản xuất là có hạn vì còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng. Tín dụng/GDP cao có thể là biểu hiện của việc t.iền chảy vào các thị trường tài sản như chứng khoán, bất động sản. Do đó, tỷ lệ tín dụng/GDP quá cao có thể dẫn tới bong bóng giá tài sản...

Với những lý do đó, có lẽ không quá khó hiểu khi cơ quan quản lý vẫn giữ quan điểm chưa bỏ hạn mức tăng trưởng tín dụng.

An Hà
Theo tinnhanhchungkhoan.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kết thúc vụ tranh chấp tài sản giữa cựu siêu mẫu Ngọc Thúy và đại gia Đức An
20:51:40 26/08/2024
B Ray có động thái giữa "bão" chỉ trích
19:24:42 26/08/2024
Một nam diễn viên nổi tiếng đi bán nhà: "Ai đang thiếu 5 tỷ để mua nhà, tôi cho mượn luôn"
23:12:37 26/08/2024
Cuộc sống viên mãn ở t.uổi 51 của NSƯT Linh Huệ bên chồng doanh nhân và hai con
22:30:51 26/08/2024
Hoàng Thuỳ Linh có động thái đầu tiên hậu sinh con, khiến Đông Nhi phải thốt lên 1 câu
20:39:31 26/08/2024
Chính phủ có 3 tân Phó Thủ tướng
19:04:15 26/08/2024
Phát hiện một loài rắn mới ở núi Bạch Mã
23:56:43 26/08/2024
Thuý Ngân xả ảnh 5 đôi hot Vbiz: Vợ chồng Midu tình tứ, Hoa hậu và chồng sắp cưới hơn 17 t.uổi gây chú ý
20:26:26 26/08/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt t.iền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
 Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu. Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng t.iền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
 Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Drama đầu tuần: Châu Đăng Khoa lại t.ố c.áo LyLy và Orange hát hit không xin phép!

Nhạc việt

03:03:03 27/08/2024
Tối 25/8, Châu Đăng Khoa bất ngờ lên tiếng bức xúc, cho rằng cả LyLy và Orange đã trình diễn ca khúc Hương Đêm Bay Xa do anh sáng tác mà không hề xin phép.

Mua 4 sổ đỏ giả trên mạng, mang thế chấp chiếm đoạt 1,35 tỷ đồng

Pháp luật

23:45:06 26/08/2024
Lên mạng mua 4 sổ đỏ giả đem thế chấp tại 3 tiệm cầm đồ để chiếm đoạt 1,35 tỷ đồng rồi bỏ trốn, Phan Văn Thành vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Gia Lai) bắt giữ.

Họa tiết ngựa vằn quay trở lại và 'lật đổ' họa tiết da báo

Thời trang

23:42:48 26/08/2024
Nếu như Tuần lễ thời trang Scandinavia ở Copenhagen năm ngoái phát động xu hướng họa tiết da báo, năm nay hướng di chuyển đã bị đảo ngược và họa tiết ngựa vằn thay thế hình in đốm, trở thành nhân vật chính của mùa.

Mỹ nữ đang được hàng triệu fan truy lùng chỉ nhờ 17 giây xuất hiện bên "Thiên vương"

Sao châu á

23:23:17 26/08/2024
Theo đó, cô gái đang được hàng triệu người truy tìm chính là nữ diễn viên Lý Duy Duy. Thời điểm quay quảng cáo với Quách Phú Thành, Lý Duy Duy mới 16 t.uổi.

Sao nữ Vbiz tái xuất trong dự án phim mới: Từng bị trầm cảm sau khi bí mật sinh con ở Mỹ

Sao việt

23:19:05 26/08/2024
Nữ diễn viên từng thừa nhận bị trầm cảm nhẹ sau sinh. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc dù có chồng bên cạnh nhưng cô luôn cảm thấy cô đơn khi đối mặt với cuộc sống bỉm sữa.

Người "soán ngôi" Mạnh Kiên đứng vào vị trí "top những chàng trai red flag nhất": Không cãi được

Tv show

22:51:28 26/08/2024
Họ cho rằng anh chàng thích mập mờ hơn là nghiêm túc cho mối quan hệ, vừa tán tỉnh Rayeon nhưng cũng không muốn bỏ qua Yuna Vũ.

Mẹo bảo quản cá hồi chuẩn

Ẩm thực

22:43:52 26/08/2024
Những mẹo bảo quản cá hồi dưới đây sẽ giúp bạn trở thành người nội trợ thông thái, luôn mang đến cho gia đình những bữa ăn ngon miệng, bổ dưỡng.

Em gái nghìn tỷ của Trấn Thành lột xác sang chảnh, đối đầu mẹ chồng Thu Trang

Phim việt

22:33:55 26/08/2024
Uyển Ân - em gái Trấn Thành hé lộ tạo hình sang chảnh, người đắp đầy hàng hiệu trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn .

Tường San - Á hậu Chuyển giới Quốc tế 2024 có phong cách thời thượng, mê nhất là những outfit khoe vòng eo siêu nhỏ

Phong cách sao

22:32:55 26/08/2024
Vừa qua, người đẹp Nguyễn Tường San đã xuất sắc đoạt danh hiệu Á hậu 2 tại cuộc thi Miss International Queen 2024 (Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế).

Loại cá đặc hữu ở T.iền Giang: Trên mình mang cả trăm "ngôi sao", đi biển gặp được là hên vô cùng

Lạ vui

22:26:28 26/08/2024
Cá ó sao hay còn gọi là cá hắc cấy, từng làloài cákhông mấy người quan tâm, hiện nay đã trở thành sản vật quý hiếm tại Việt Nam.

Hoài Linh bị đ.ánh nhiều nhất trong phim, "nổi đóa" vì đạo diễn cầu toàn

Hậu trường phim

22:21:09 26/08/2024
Đảm nhận vai người cha trong phim Làm giàu với ma , Hoài Linh nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả sau thời gian vắng bóng trong các dự án điện ảnh.