WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,2% trong năm 2022
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt mức 7,2%, tăng từ mức 5,3% trong dự báo hồi tháng 4.
Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 26/9, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có thể đạt mức 3,2% trong năm nay.
Trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, WB cho biết kinh tế khu vực trong năm nay dự báo sẽ giảm tốc so với mức tăng trưởng 7,2% năm 2021, trước khi tăng tốc lên mức 4,6% vào năm tới. Theo dự báo đưa ra hồi tháng 4 vừa qua, các quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương có thể đạt mức tăng trưởng 5% trong năm 2022.
Theo WB, kinh tế toàn cầu suy yếu đang làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa chế tạo của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Lạm phát gia tăng ở bên ngoài đã thúc đẩy việc tăng lãi suất, từ đó gây ra xu hướng rút vốn khỏi thị trường khu vực và suy yếu đồng nội tệ ở một số quốc gia. WB cho rằng những diễn biến này đã làm gia tăng gánh nặng nợ công và thu hẹp không gian tài khóa, ảnh hưởng đến những quốc gia có tỷ lệ nợ công cao khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Video đang HOT
Chuyên gia kinh tế trưởng thuộc WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, ông Aaditya Mattoo, cho rằng phản ứng của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhằm đối phó lạm phát leo thang trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhanh hơn dự kiến chắc chắn gây áp lực lên tất cả các nước đang phát triển, bao gồm cả các nước ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Ông Mattoo cho biết hầu hết các nước đang phát triển trong khu vực đã chuyển sang vay nợ chủ yếu trong nước, do đó ít bị tác động hơn. Tuy nhiên, theo ông, điều đó không có nghĩa là những nước này không bị ảnh hưởng của việc lãi suất tăng cao đối với hoạt động kinh tế, đầu tư, tiêu dùng…
Trong dự báo kinh tế mới nhất, WB hạ mạnh dự báo tăng trưởng của Trung Quốc từ mức 5% hồi tháng 4 xuống 2,8%.
Xuất khẩu gạo năm nay có thể đạt và vượt so với kế hoạch. Ảnh minh họa: TTXVN
Trong khi đó, Việt Nam được dự báo dẫn đầu khu vực với mức tăng trưởng là 7,2%, tăng từ mức 5,3% trong dự báo hồi tháng 4. Triển vọng với Indonesia không đổi ở mức 5,1%. Ngoại trừ Trung Quốc, khu vực dự kiến tăng trưởng 5,3% trong năm 2022, với các dự báo tăng trưởng cho Malaysia, Philippines và Thái Lan. WB đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Malaysia trong năm 2022 lên 6,4%, cao hơn mức dự báo 5,5% được đưa ra hồi tháng 6. Đối với Campuchia, WB đưa ra mức dự báo tăng trưởng 4,8% trong năm nay, cao hơn mức dự báo 4,5% đưa ra hồi tháng 4.
Vietnam Report: Tăng trưởng, lợi nhuận nằm trong tầm tay doanh nghiệp
Ông Vũ Đăng Vinh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cho hay, gần 74% số doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8/2022 cho biết, họ đã hoàn thành trên 50% kế hoạch lợi nhuận của năm tài chính 2022.
Trong số đó, 2/5 số doanh nghiệp đã đạt trên 80% kế hoạch lợi nhuận. Với kết quả tích cực ấy, hoàn toàn có cơ sở lạc quan về triển vọng kinh tế và khả năng sinh lời trong năm 2022.
Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội. Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN
Trong bản báo cáo mới nhất do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố, dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5% trong cả năm 2022, mức cải thiện đáng kể so với con số 5,5% được công bố hồi tháng 1 đầu năm nay.
Khảo sát của Vietnam Report còn ghi nhận, 78,3% doanh nghiệp dự kiến tăng trưởng từ 5 - 6,5%, đây là mức dự báo an toàn bởi mức tăng trưởng cả năm còn phụ thuộc vào 2 quý còn lại của năm 2022, với những áp lực đến từ tăng giá đầu vào cùng với nguy cơ lạm phát gia tăng và bất ổn chính trị trên thế giới. 73,9% số doanh nghiệp tỏ ra lạc quan ở mức vừa phải về triển vọng khả năng sinh lời trong năm nay.
Phân tích tình hình và đánh giá những thách thức hiện hữu của cộng đồng doanh nghiệp cùng toàn nền kinh tế trước nguy cơ lạm phát, tỷ giá hối đoái gia tăng, chi phí logistics, giá vận chuyển thương mại, giá xăng dầu... các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, trong nguy vẫn có cơ, vẫn có những giải pháp giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp lúc này và hơn hết triển vọng lạc quan về lợi nhuận vẫn nằm trong tầm nay.
Xét đến cùng, bối cảnh kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn đang có những thuận lợi nhất định đến từ việc kiểm soát lạm phát tương đối ổn định; duy trì nền lãi suất ở mức thấp, các gói hỗ trợ chính sách... Việc nới room tín dụng gần đây của Ngân hàng Nhà nước cũng đang tỏ rõ hiệu quả trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế. Còn từ phía doanh nghiệp, những chiến lược thích ứng linh hoạt, kịp thời cũng đã phần nào giải tỏa áp lực tăng giá đầu vào, đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra.
Đánh giá về triển vọng tăng trưởng trong 1 đến 2 năm tới, các doanh nghiệp tham gia khảo sát để tỏ ra tin tưởng với sự phát triển của một số ngành, lĩnh vực như vận tải/logistics, du lịch/giải trí, tài chính/ngân hàng, bán lẻ, dược phẩm/y tế và công nghệ thông tin/viễn thông.
Lợi nhuận của 2/3 nhóm ngành kể trên đã quay trở lại mức trước đại dịch nên không khó hiểu khi những nhóm ngành này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Cụ thể như ngành du lịch/giải trí, dù đây là lĩnh vực gần như bị đóng băng suốt gần 2 năm qua do chịu tác động của đại dịch COVID-19. Mặc dù, hiện tại, khu vực này vẫn chưa quay trở lại với mức trước đại dịch, nhưng có tới hơn 47% doanh nghiệp dự báo sẽ tăng trưởng trong vòng 1-2 năm tới. Hay như ngành công nghệ thông tin/viễn thông, dù đã tăng trưởng tốt trong đại dịch khi đi cùng với các thành tựu của công cuộc chuyển đổi số, nhưng tốc độ tăng trưởng được dự báo sẽ chậm lại do rủi ro lạm phát và suy thoái tại các nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu... có thể hạn chế nhu cầu về phần mềm toàn cầu.
Để có thể hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận, hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhóm PROFIT500 hay còn gọi là Top500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam đều cho rằng, Chính phủ và các cơ quan liên quan cần ưu tiên giải quyết một số vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn như tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên không gian số, hỗ trợ miễn, giảm các loại thuế, phí hoặc gia hạn nộp thuế, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện tối đa trong tiếp cận các gói hỗ trợ và rà soát cắt giảm các thủ tục hành chính.
Xuất khẩu khả quan nhưng doanh nghiệp Việt cần thích ứng với biến động tỷ giá Dù kinh tế thế giới khó khăn nhưng Việt Nam vẫn tăng trưởng xuất khẩu, tuy nhiên doanh nghiệp cần chủ động thích ứng với những biến động tỷ giá. Ông Lê Quốc Phương - Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung...