WB dự báo kinh tế khu vực Trung Đông-Bắc Phi phục hồi ‘bấp bênh, không đồng đều’
Trong một báo cáo công bố ngày 7/10, Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá nền kinh tế của các quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi ( MENA) đang trải qua một sự phục hồi “bấp bênh và không đồng đều” trong năm 2021, nguyên nhân chính là do tác động của đại dịch COVID-19.
Hàng hóa được xếp tại cảng ở Bandar Abbas, Iran. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, báo cáo của WB nhận định sau khi giảm 3,8% trong năm 2020, kinh tế của khu vực MENA có thể đạt mức tăng trưởng 2,8% trong năm 2021, với tổng thiệt hại do đại dịch gây ra ước tính lên tới gần 200 tỷ USD tính đến cuối năm. Khủng hoảng của hệ thống y tế tại khu vực này đã dẫn đến tình trạng cắt giảm việc làm, kéo theo sự gia tăng mạnh số người sống dưới mức nghèo khổ.
Báo cáo nêu rõ: “Hệ thống y tế căng thẳng, cùng với một loạt yếu tố kinh tế toàn cầu khác, như sự biến động của giá nguyên liệu, đặc biệt là giá dầu, dẫn đến sự phục hồi kinh tế không đồng đều của khu vực MENA với triển vọng bấp bênh”.
Báo cáo nhấn mạnh rằng sự phục hồi kinh tế của các nước tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi sẽ phụ thuộc nhiều vào việc triển khai các chiến dịch tiêm chủng. Báo cáo lưu ý rằng trong khi các quốc gia thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đứng đầu thế giới về tiêm chủng phòng COVID-19, thì tốc độ tiêm chủng tại nhiều nước đang phát triển trong khu vực MENA rất chậm khiến dịch bệnh vẫn lây lan mạnh. Ngoài ra, sự bất ổn chính trị mà một số quốc gia xuất khẩu dầu như Iran, Iraq, Libya và Yemen đang trải qua có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng.
Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực Trung Đông-Bắc Phi, ông Ferid Belhaj kêu gọi chính phủ các nước nhanh chóng cải thiện hệ thống y tế nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế của khu vực và chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về y tế cộng đồng trong tương lai. Ông Belhaj nhấn mạnh “tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với hoạt động kinh tế trong khu vực là một sự nhắc nhở đau đớn rằng phát triển kinh tế và y tế cộng đồng liên quan chặt chẽ với nhau”.
4 bước 'sống chung' với Covid-19 của Singapore
Singapore đang ở giai đoạn chuẩn bị trong lộ trình bốn bước "sống chung" với Covid-19, hướng đến phục hồi kinh tế song song kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe người dân.
Video đang HOT
Xuyên suốt lộ trình bốn bước này, Singapore vẫn luôn cẩn trọng đánh giá và củng cố các biện pháp phòng dịch, triển khai nhanh chóng và cẩn thận dựa trên tình hình thực tế. Giữa tình hình số ca nhiễm Covid-19 bất ngờ tăng trở lại từ đầu tháng 9, đảo quốc sư tử đã sớm đưa ra những giải pháp mới song song với tiếp tục duy trì tiêm chủng và xét nghiệm, để có thể vừa "mở cửa" phục hồi vừa siết chặt phòng chống dịch.
Bộ Y tế Singapore cập nhật bản đồ khu vực ghi nhận tỷ lệ ca nhiễm Covid-19 cao trên website của Bộ, hướng dẫn người dân đi lại và sinh hoạt, từ 1/10. Ảnh: Straits times
Tăng cường các biện pháp bảo vệ an toàn
Trước tình hình số ca Covid-19 cộng đồng tiếp tục tăng, ngày 24/9 vừa qua, chính phủ Singapore thông báo siết chặt các quy định giãn cách, ngăn chặn gia tăng ca nhiễm mới theo tốc độ hiện tại. Bộ Y tế Singapore cho biết đảo quốc không quay lại tình trạng cảnh giác tăng cao. Tuy nhiên, một số quy định phải được siết chặt trong khoảng một tháng từ 27/9 đến 24/10 nhằm giảm áp lực lên hệ thống y tế.
Theo đó, với các hoạt động xã hội, tương tác, chính phủ Singapore quyết định giảm số người tập trung sinh hoạt cộng đồng từ 5 xuống tối đa 2 người. Người dân cũng được khuyến cáo hạn chế số lần sinh hoạt cộng đồng xuống một lần mỗi ngày.
Mặt khác, làm việc tại nhà được xem như hình thức mặc định với người lao động nếu điều kiện cho phép. Nhân viên không thể làm tại nhà được khuyến nghị tự xét nghiệm hàng tuần để ngăn lây nhiễm chéo tại nơi làm việc. Tất cả học sinh tiểu học và giáo dục đặc biệt cũng được cho học trực tuyến đến ngày 7/10.
Trước đó, vào ngày 6/9, Singapore cũng từng cập nhật các biện pháp an toàn để sớm phát hiện ca bệnh, giảm thiểu lây lan dịch bệnh khi số ca nhiễm bất ngờ tăng trở lại từ đầu tháng 9. Những người nhận cảnh báo nguy cơ sức khỏe liên quan đến Covid-19 phải hạn chế tiếp xúc cộng đồng trong 14 ngày. Ngoài ra, chính phủ Singapore cũng đang nghiên cứu khả năng triển khai tiêm nhắc lại vaccine Covid-19 cho nhóm người trẻ tuổi, bảo vệ những người được tiêm và giúp giảm khả năng lây lan dịch bệnh.
Đặt tiêm chủng, xét nghiệm làm trọng tâm
Singapore hiện là một trong những quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 cao nhất thế giới với 82% dân số đã hoàn thành tiêm hai liều. Song đảo quốc vẫn xem đây là biện pháp phòng dịch trọng tâm, song song với xét nghiệm diện rộng.
Đối diện với tình hình số ca nhiễm tăng trở lại, Singapore duy trì mở rộng quy mô các cuộc xét nghiệm và tiêm chủng. Các chiến dịch, hoạt động khuyến khích tiêm vaccine và cung cấp kit test nhanh tại nhà cũng tiếp tục được đẩy mạnh.
Theo đó, vào ngày 24/9, Bộ Y tế Singapore cho biết các bộ dụng cụ xét nghiệm được cung cấp 24/24 qua 100 máy bán hàng tự động, đặt ở 56 địa điểm thuộc các khu dân cư trên toàn quốc đảo. Bên cạnh đó, từ ngày 25/9, 8 trung tâm sàng lọc cấp vùng và 3 trung tâm xét nghiệm nhanh cũng mở cửa vào cuối tuần để hỗ trợ công tác xét nghiệm có kết quả tức thì.
20 trung tâm test nhanh tự trả phí cũng được thành lập từ ngày 1/10, dành cho các đối tượng là công nhân, cần đáp ứng các quy định về xét nghiệm. Các doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực bắt buộc xét nghiệm sẽ nhận 8 bộ kit test nhanh cho mỗi nhân viên làm việc tại chỗ. Công nhân phải tự test Covid-19 hàng tuần trong hai tháng và báo cáo kết quả đầy đủ.
Từ ngày 13/9, người lao động trong lĩnh vực giao thông vận tải và siêu thị đi làm trở lại buộc phải xét nghiệm Covid-19 1-2 lần mỗi tuần. Chi phí cho tất cả các xét nghiệm do chính phủ trợ cấp, gồm cả những trường hợp đã và chưa được tiêm vaccine cho đến cuối năm nay.
Sắp tới, chính phủ Singapore dự kiến thiết lập thêm nhiều cơ sở xét nghiệm trên cả nước, tạo điều kiện cho người dân test Covid-19 thường xuyên và dễ dàng hơn. Đảo quốc xem việc xét nghiệm Covid-19 thường xuyên là trách nhiệm xã hội của mỗi công dân. Đó cũng là lý do nước này quyết định phát bộ kit test nhanh đến từng hộ gia đình từ 28/8 đến 27/9 và khuyến khích mọi người tự test định kỳ.
Với công tác tiêm chủng, để duy trì khả năng miễn dịch cho người tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19 từ nhiều tháng trước, Singapore đã bắt đầu triển khai tiêm nhắc lại cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao: nhóm suy giảm miễn dịch ở mức độ trung bình đến nghiêm trọng; nhóm ngoài 60 tuổi; người đang cư trú tại các cơ sở chăm sóc người cao tuổi. Người suy giảm miễn dịch sẽ tiêm liều ba với vaccine Covid-19 cùng loại sau hai tháng kể từ ngày tiêm liều hai.
Thư ký hưu trí Ronnie Lee tiêm nhắc lại vaccine Covid-19 tại Câu lạc bộ Cộng đồng Teck Ghee. Ảnh: Kevin Lim
Bộ Y tế Singapore cho biết nhóm người trên 60 tuổi đã tiêm mũi hai vào khoảng tháng 3 sẽ đủ điều kiện tiêm mũi ba trong tháng 9. Từ ngày 4/10, Singapore triển khai tiêm nhắc lại cho nhóm 50-59 tuổi, sau khi đã tiêm mũi hai trên 6 tháng.
Là một trong những nước tiên phong trong chiến lược sống chung với Covid-19, Singapore vẫn đang từng bước học hỏi và điều chỉnh để có thể đưa ra quyết định kịp thời, phù hợp trong công tác chống dịch. Đây cũng là bài học kinh nghiệm để các quốc gia khác có thể tham khảo và áp dụng trong hoàn cảnh phù hợp.
Rào cản kìm hãm đà phục hồi kinh tế thế giới Sau hơn một năm rưỡi lún sâu vào suy thoái do tác động tàn phá của đại dịch COVID-19, nền kinh tế toàn cầu đang có những dấu hiệu phục hồi. Những tiến bộ trong hoạt động tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 và kiểm soát dịch trên thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc dỡ bỏ dần các hạn chế...