WB cảnh báo nguy cơ 216 triệu người phải rời bỏ nhà cửa vào năm 2050
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 13/9 công bố báo cáo cảnh báo sản lượng nông nghiệp giảm, tình trạng khan hiếm nước, mực nước biển dâng cao và các tác động tiêu cực khác của biến đổi khí hậu có thể khiến tới 216 triệu người phải rời bỏ nhà cửa và di cư ngay trong chính quốc gia của họ vào năm 2050.
Hàng trăm con thuyền nằm phơi mình trên nền bùn khô nẻ bên bờ hồ từng được coi là khu vực đánh bắt cá năng suất tại Cảng đánh bắt cá ở Kachula, bờ Tây hồ Chilwa lớn thứ hai tại Malawi. Ảnh: AFP/TTXVN
Con số ước tính trên của WB cập nhật một báo cáo năm 2018 với các dữ liệu mới từ các khu vực Đông Âu – Trung Á, Đông Á – Bắc Phi và Thái Bình Dương để cung cấp một cái nhìn tổng quan hơn về hệ lụy tiềm tàng do nhiệt độ toàn cầu tăng. Trước đó, trong báo cáo năm 2018, các nhà nghiên cứu ngân hàng chủ yếu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với việc di cư ở Nam Á, Mỹ Latinh và châu Phi cận Sahara, với dự báo khoảng 143 triệu người ở những khu vực này có thể buộc phải rời bỏ nhà cửa vào năm 2050.
Như vậy, số liệu dự báo cập nhật mới đây (216 triệu người) tương ứng với khoảng 3% trong tổng số dân dự kiến ở các khu vực được tiến hành nghiên cứu. Trong khi đó, khi chia nhỏ dữ liệu theo vùng, số lượng người di cư trong nước vào năm 2050 do biến đổi khí hậu ở châu Phi cận Sahara có thể lên tới 86 triệu người, Đông Á-Thái Bình Dương khoảng 49 triệu người, Nam Á 40 triệu, Bắc Phi 19 triệu, Mỹ Latinh 17 triệu trong khi ở Đông Âu và Trung Á là khoảng 5 triệu người. Báo cáo lưu ý rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều, vì hiện chưa có số liệu nghiên cứu ở các quốc gia giàu có hơn như các nước ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ, cũng như Trung Đông hoặc các quốc đảo nhỏ.
Video đang HOT
Báo cáo cập nhật nêu rõ biến đổi khí hậu là một nguyên nhân dẫn tới việc di cư ngày càng nhiều. Tình trạng thiếu lương thực và nước uống cùng hiện tượng nước biển dâng càng cho thấy tính cấp thiết phải hành động khi sinh kế và phúc lợi của con người ngày càng bị đe dọa.
Ông Juergen Voegele, Phó chủ tịch WB phụ trách mảng phát triển bền vững, cho biết dữ liệu trên đưa ra “ước tính toàn cầu” về quy mô di cư tiềm tàng. Nếu không hành động quyết đoán, có thể sẽ có các điểm nóng di cư vì khí hậu ngay trong thập kỷ tới và nhiều hơn nữa vào năm 2050 khi người dân phải rời bỏ những nơi mà họ không thể tiếp tục duy trì cuộc sống để đến những khu vực mang lại cho họ cơ hội sinh tồn. Tuy nhiên, nếu ngay từ bây giờ, các quốc gia bắt đầu giảm khí nhà kính, thu hẹp khoảng cách phát triển, phục hồi các hệ sinh thái quan trọng và giúp con người thích ứng, thì có thể giảm tới 80% tỷ lệ người dân di cư vì khí hậu ngay trong chính các quốc gia đó, xuống còn 44 triệu người vào năm 2050. Trong khi đó, dự báo xu hướng di cư vì khí hậu có thể có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều quốc gia, giúp họ hoạch địch chính sách tương lai nhằm ứng phó với dòng người di cư mới.
Cũng theo Phó chủ tịch WB, quỹ đạo của xu hướng di cư trong nước vì khí hậu trong nửa thế kỷ tới phụ thuộc vào hành động chung của chúng ta đối với biến đổi khí hậu và sự phát triển trong một vài năm tới. “Không phải tất cả các cuộc di cư đều có thể được ngăn chặn và … nếu quản lý tốt, thì việc chuyển đổi sự phân bố dân cư này có thể trở thành một phần của chiến lược thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, cho phép người dân vươn lên thoát nghèo và xây dựng sinh kế bền vững.”
Báo cáo cũng chú trọng tới các vấn đề liên quan tiếp cận nước ở Bắc Phi, đồng thời gọi đó là “nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng di cư trong nước vì khí hậu.” Theo báo cáo, dân số tăng chậm lại ở cả các khu vực ven biển và khu vực nội địa đang đối mặt với tình trạng thiếu nước, trong đó có cả bờ biển phía Tây Bắc của Algeria, miền Tây và miền Nam Maroc cũng như chân dãy núi Atlas. Thành phố Alexandria ở Ai Cập cùng các khu vực miền Đông và miền Tây của Đồng bằng sông Nile “có thể trở thành các điểm nóng di cư do cả hai nguyên nhân gồm suy giảm nguồn nước và mực nước biển dâng”. Trong khi đó, báo cáo cảnh báo thủ đô của các quốc gia trong khu vực Bắc Phi có thể sẽ trở thành “các điểm nóng của tình trạng nhập cư vì khí hậu”.
Trên toàn cầu, WB cảnh báo các tác động của biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến những người nghèo nhất, cũng như các khu vực dễ bị tổn thương nhất và các khu vực khó khăn nhất, đồng thời có nguy cơ làm đảo ngược các thành quả phát triển đã đạt được.
Ấn Độ lo ngại tâm lý tự mãn khiến nhiều người bỏ tiêm mũi vaccine thứ hai
Tâm lý tự mãn của một bộ phận người dân Ấn Độ khi thấy số ca mắc và tử vong do COVID-19 trong nước giảm đang gây lo ngại rằng nhiều người có thể bỏ tiêm mũi vaccine thứ hai, ảnh hưởng tới những nhóm người dễ bị tổn thương bởi đại dịch.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ ngày 9/9/2021. Ảnh: Hindustan Times/TTXVN
Đến nay Ấn Độ đã tiêm hơn 744 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, với 60% trong số 944 triệu dân số trưởng thành đã tiêm ít nhất một mũi và 19% tiêm đủ hai mũi.
Theo trang Our World in Data, Ấn Độ là quốc gia có số người được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 cao nhất trên thế giới, chủ yếu do khoảng cách các mũi tiêm kéo dài từ 12 đến 16 tuần.
Theo các chuyên gia y tế Ấn Độ, việc một số lượng lớn người bỏ qua mũi vaccine thứ hai sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực chống dịch ở những khu vực trước đây ghi nhận số ca mắc COVID-19 thấp. Điều này đồng nghĩa sẽ có nhiều người có ít kháng thể hơn và những cộng đồng đó sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn.
Bộ Y tế Ấn Độ đã chỉ thị các chính quyền bang khuyến khích người dân tiêm mũi thứ hai ngay khi có thể, tức là 12 tuần sau mũi tiêm đầu tiên, để đảm bảo không ai bỏ lỡ mũi tiêm thứ hai.
Tại cuộc họp báo hồi tuần trước, Chính phủ Ấn Độ thông báo dữ liệu thu thập từ tháng 4 - 8/2021 khi biến thể Delta bùng phát mạnh cho thấy một mũi vaccine đạt hiệu quả 96,6% trong việc ngăn ngừa nguy cơ tử vong vì COVID-19, trong khi hiệu quả khi tiêm đủ hai mũi là 97,5%. Tuy nhiên, chuyên gia y tế Ấn Độ cho rằng thông báo này có thể vô tình khiến nhiều người có tâm lý tự mãn và bỏ tiêm mũi thứ hai, đặc biệt là những lao động nghèo không muốn cắt giảm giờ làm để đến trung tâm tiêm chủng.
Sau khi ghi nhận số ca mắc và tử vong do COVID-19 tăng cao nhất thế giới trong hai tháng 4 - 5 vừa qua, hiện số các ca mắc mới ở Ấn Độ duy trì ổn định ở mức khoảng 40.000 ca/ngày trong khi số ca tử vong cũng giảm mạnh.
Cho đến nay, quốc gia Nam Á này có 33,26 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 442.874 ca tử vong. Hồi tháng 7, Chính phủ Ấn Độ ước tính hơn 2/3 trong dân số 1,35 tỷ người của nước này đã nhiễm virus SARS-CoV-2.
Mỹ chia rẽ chuyện giải ngân 10 tỷ USD cho Taliban Hiện gần 10 tỷ USD dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan đang được cất ở New York và chính giới Mỹ hiện có quan điểm khác nhau liên quan tới việc quản lý số tiền này. Một khu chợ đổi tiền mặt ở Kabul, Afghanistan ngày 4/9 (Ảnh: Tân Hoa Xã). Nền chính trị Mỹ đang bùng lên những tranh cãi...