WB: Căng thẳng ở Trung Đông đe dọa nỗ lực kiểm soát lạm phát toàn cầu
Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo những căng thẳng ở Trung Đông sẽ làm ngưng hoặc thậm chí đảo ngược một số tiến bộ gần đây đạt được trong nỗ lực giải quyết vấn đề lạm phát toàn cầu.
Người tị nạn Palestine nhận hàng viện trợ của UNRWA tại thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 3/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo về thị trường hàng hóa toàn cầu, WB nhấn mạnh cuộc xung đột giữa Hamas – Israel tại Dải Gaza đã khiến căng thẳng leo thang khắp khu vực, gây áp lực lên giá các mặt hàng quan trọng, đáng chú ý là dầu mỏ và vàng.
Báo cáo đề cập đến kịch xấu nhất là giá dầu mỏ tăng nhanh có thể đẩy lạm phát toàn cầu lên cao.
Hiện căng thẳng ở Trung Đông vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” sau hơn 200 ngày kể từ khi cuộc xung đột giữa Hamas – Israel bùng phát hồi tháng 10 năm ngoái.
Cơ quan y tế vùng lãnh thổ do Hamas kiểm soát cho biết cuộc tấn công quân sự của Israel đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 34.262 người ở Gaza, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Video đang HOT
Nhà kinh tế trưởng của WB, Indermit Gill cho biết động lực chính cho giảm phát – là giá hàng hóa giảm – về cơ bản đã chạm đáy. Theo ông, điều này có nghĩa là lãi suất có thể duy trì ở mức cao hơn dự kiến hiện nay trong năm nay và năm tới. Ông cho rằng thế giới đang ở thời điểm dễ bị tổn thương và một cú sốc lớn về giá năng lượng có thể hủy hoại phần lớn tiến bộ trong nỗ lực giảm lạm phát trong hai năm qua.
WB ước tính sự gián đoạn nguồn cung liên quan đến xung đột ở mức vừa phải có thể đẩy giá trung bình của một thùng dầu thô Brent lên 92 USD/thùng, trong khi sự gián đoạn nghiêm trọng có thể đẩy giá dầu thô lên mức hơn 100 USD/thùng.
WB cảnh báo với kịch bản xấu nhất này, lạm phát toàn cầu có thể tăng gần 1 điểm phần trăm trong năm nay. WB cho rằng ngoài việc trì hoãn cắt giảm lãi suất, xung đột Trung Đông có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực, vốn đã xấu đi vào năm ngoái do các cuộc xung đột vũ trang và giá lương thực tăng cao.
Xây 'Kim tự tháp' bằng niềm tin
Ngày 2/4, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi nhậm chức nhiệm kỳ ba, tiếp tục nắm quyền điều hành đất nước có vai trò địa chính trị quan trọng ở Trung Đông-Bắc Phi đến giữa năm 2030.
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi phát biểu trong cuộc họp báo ở Cairo ngày 25/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, những thách thức lớn đang chờ Tổng thống El-Sisi, bởi nền kinh tế Ai Cập vẫn đối mặt với khó khăn do thiếu hụt ngoại tệ nghiêm trọng và lạm phát leo thang, khu vực Bắc Phi-Trung Đông tiếp tục chứng kiến một loạt bất ổn địa chính trị, đặc biệt là cuộc xung đột tại Dải Gaza và căng thẳng ngày càng leo thang tại Biển Đỏ.
Có thể khẳng định uy tín cũng như những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, đối ngoại và kinh tế-xã hội trong hai nhiệm kỳ từ năm 2014 đã giúp ông El-Sisi giành được niềm tin của cử tri để tiếp tục lãnh đạo Ai Cập thêm ít nhất 6 năm nữa. Tình hình an ninh và chính trị nội bộ của Ai Cập cơ bản được giữ vững, đời sống xã hội ngày càng được cải thiện, Ai Cập tiếp tục khẳng định ảnh hưởng, vị thế và vai trò trụ cột then chốt đối với an ninh và hòa bình khu vực. Đó là những thuận lợi lớn để nhà lãnh đạo Ai Cập vững tin bước vào nhiệm kỳ 3.
Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn để lại những hậu quả chưa thể khắc phục đối với nền kinh tế Ai Cập, đất nước "Kim tự tháp" lại hứng chịu tác động nặng nề do khủng hoảng tại Dải Gaza và bất ổn ở Biển Đỏ. Đơn cử, các vụ tấn công do lực lượng Houthi thực hiện nhằm vào tàu thuyền đi qua Biển Đỏ, eo biển Bab Al-Mandeb và Vịnh Arab đã ảnh hưởng đến Kênh đào Suez của Ai Cập. Từng ghi nhận mức doanh thu kỷ lục 9,4 tỷ USD trong tài khóa 2022-2023, doanh thu của Kênh đào Suez trong 3 tháng đầu năm nay đã giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Là nước phụ thuộc nhiều vào hàng hóa tiêu dùng và nguyên vật liệu nhập khẩu, thâm hụt thương mại của Ai Cập luôn ở mức cao. Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của Ai Cập chỉ đạt hơn 42 tỷ USD, trong khi nhập khẩu ghi nhận con số 83,2 tỷ USD. Nợ nước ngoài hiện đã ở mức gần 170 tỷ USD, năm nay Ai Cập sẽ phải thanh toán 32 tỷ USD nợ đến hạn. Do thiếu ngoại tệ, nhiều tỷ USD hàng hóa nhập khẩu hiện vẫn mắc kẹt tại các cảng. Tình trạng khan hiếm ngoại tệ cũng khiến nhiều ngành sản xuất thiếu nguyên vật liệu đầu vào. Giá cả hàng hóa ở thị trường trong nước tăng mạnh khiến đời sống của người dân càng thêm khó khăn. Tỷ lệ lạm phát vẫn chưa có dấu hiệu đi xuống khi ghi nhận lần lượt 29,8% và 35,7% trong tháng 1 và tháng 2/2024.
Việc đáp ứng những điều kiện của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để nhận được các khoản vay, như phá giá đồng nội tệ, tăng giá điện, giá nhiên liệu và cắt giảm các chương trình trợ cấp xã hội,... càng làm cho đời sống của người dân thêm khó khăn, nhất là tầng lớp người nghèo. Trong khi đó, chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Ai Cập cũng gây khó cho các doanh nghiệp khi họ phải chịu mức lãi suất 22,25%/năm.
Bên cạnh đó là những thách thức an ninh do ảnh hưởng từ các cuộc xung đột trong khu vực. Cuộc xung đột Gaza có thể dẫn đến làn sóng người tị nạn hết sức phức tạp, giữa lúc Ai Cập đã tiếp nhận hơn 9 triệu người tị nạn và di cư từ nhiều quốc gia khác nhau. Hơn nữa, một số nhóm khủng bố, nhất là tổ chức Anh em Hồi giáo, Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xựng, Al-Qaeda... có thể lợi dụng khoảng trống an ninh do các cuộc xung đột ở Sudan và Gaza tạo ra để tấn công các mục tiêu ở Ai Cập, đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia của đất nước Kim tự tháp. Ai Cập cũng đang đối mặt với các thách thức an ninh phi truyền thống khác như làn sóng người di cư, tốc độ tăng dân quá nhanh và vấn đề an ninh nguồn nước do chưa thể giải quyết được những bất đồng sâu sắc với Ethiopia liên quan đến Đập thủy điện Đại phục hưng.
Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn cũng như ứng phó với mọi thách thức an ninh khu vực, trong nhiệm kỳ 6 năm tới, Tổng thống El-Sisi sẽ phải thực hiện các cải cách cơ cấu cũng như triển khai các chính sách và giải pháp kịp thời để tiếp sức cho nền kinh tế, giải quyết tình trạng thiếu hụt ngoại tệ và lạm phát leo thang. Trong các chiến lược của mình, bên cạnh việc hoàn thành Tầm nhìn phát triển năm 2030 và đưa về đích Sáng kiến "Cuộc sống Sung túc" nhằm thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, ông El-Sisi cần chú trọng phát triển ngành công nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, thực hiện các kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ khu vực tư nhân, phát triển các ngành năng lượng, tăng gấp đôi diện tích đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực, thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như đảm bảo an sinh xã hội và tạo việc làm.
Đặc biệt, Ai Cập cần tiếp tục tăng cường năng lực quốc phòng và hiện đại hóa quân đội, đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố nhằm giữ vững an ninh quốc gia, trong bối cảnh khu vực Trung Đông-Bắc Phi vẫn đang chìm trong bất ổn.
Về ngoại giao, Ai Cập chắc chắn vẫn kiên định chính sách đối ngoại chủ động, linh hoạt, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ nhằm đảm bảo các lợi ích chiến lược về kinh tế và an ninh, tiếp tục khẳng định ảnh hưởng và vị thế tại châu Phi-Trung Đông cũng như vai trò là trụ cột an ninh trong khu vực.
Tuy nhiên, những diễn biến ở Gaza, khu vực Biển Đỏ và các cuộc xung đột khác tại Trung Đông sẽ thúc đẩy chính quyền của Tổng thống El-Sisi định hình lại một số chính sách khu vực và xác định lại quan hệ với các quốc gia Trung Đông khác.
Tình hình Trung Đông có thể trở nên nguy hiểm hơn khi Israel quyết tâm tiến hành cuộc tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở phía Nam Gaza và đòi thực hiện quyền kiểm soát an ninh đối với Hành lang Philadelphia, khu vực biên giới dài 14km và rộng 100m giữa Ai Cập và Dải Gaza. Ai Cập đã tính toán tất cả các phương án phản ứng, bao gồm cả việc đình chỉ Hiệp ước hòa bình năm 1979 hoặc hạ cấp quan hệ ngoại giao với Israel. Mặc dù vậy, với vai trò là nhà hòa giải chủ chốt trong cuộc xung đột Gaza, Ai Cập sẽ cân nhắc lựa chọn giải pháp để duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Từ xa xưa, các Kim tự tháp vẫn được xem như biểu tượng cho sức mạnh và sự thịnh vượng của nền văn minh Ai Cập cổ đại, cũng được gắn với niềm tin vào sự tái sinh. Nếu nói rằng chính niềm tin của cử tri đã tạo nền tảng để Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi tiếp tục nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba, thì giờ là lúc nhà lãnh đạo kỳ cựu thực hiện cam kết tiếp tục gây dựng "Kim tự tháp" Ai Cập hùng mạnh và thịnh vượng, khẳng định vị thế một cường quốc quan trọng, có ảnh hưởng đáng kể trong khu vực.
Quân đội Iran tập trận quy mô lớn, gửi thông điệp cứng rắn Cuộc tập trận nhằm mục đích gửi thông điệp cảnh báo tới bất kỳ hành động tấn công nào nhằm vào Iran. Cuộc diễn tập có sự tham gia của các sư đoàn phòng không Iran. Ảnh: Tehran Times Theo tờ Thời báo Tehran, lực lượng vũ trang Iran đang lên kế hoạch tiến hành một cuộc tập trận quân sự quy mô...