WB cân nhắc nới lỏng tỷ lệ cho vay
Để tăng cường giúp các nước nghèo ứng phó biến đổi khí hậu, Ngân hàng Thế giới (WB) đang cân nhắc tăng năng lực cho vay bổ sung lên 4 tỷ USD mỗi năm.
Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Reuters dẫn phát biểu của Chủ tịch WB David Malpass ngày 16/2 cho biết chi nhánh Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD) của WB có thể giảm 1 điểm phần trăm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn vay, xuống còn 19%. Theo ông, việc hạ tỷ lệ này sẽ cho phép giải phóng thêm nguồn lực cho vay ở thời điểm các thách thức toàn cầu gia tăng hiện nay, như cuộc xung đột tại Ukraine.
Ông Malpass đưa ra phát biểu trên một ngày sau khi thông báo quyết định từ chức Chủ tịch WB.
Dự kiến ban lãnh đạo WB sẽ đưa ra quyết định về vấn đề này tại các cuộc họp vào tháng 4 tới của WB và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Tháng 12 năm ngoái, IBRD đã quyết định nâng giới hạn cho vay bền vững hằng năm thêm 2 tỷ USD, bắt đầu từ tài khóa 2024. Theo ông Malpass, giới hạn có thể sẽ được nâng thêm. Mức trần cho vay của IBRD trong tài khóa 2022 là 37,5 tỷ USD.
Một số nguồn tin cho biết ban lãnh đạo WB đã cân nhắc đề xuất 19% nói trên với các cơ quan xếp hạng tín dụng. Lâu nay WB phản đối việc thay đổi các quy định về an toàn vốn do lo ngại sẽ làm giảm xếp hạng tín dụng AAA của ngân hàng này.
Ngày 16/2 vừa qua, ông Malpass đã thông báo quyết định từ chức Chủ tịch WB, trong bối cảnh Mỹ – cổ đông lớn nhất của WB – hối thúc tăng tốc cải tổ ngân hàng này. Nhiều tháng qua Mỹ đã thúc giục WB cần phải có các bước đi táo bạo và nhanh hơn để giải phóng thêm những nguồn lực cấp thiết.
Nga tiếp tục hợp tác với LHQ để đảm bảo an ninh lương thực thế giới
Nga tiếp tục hợp tác với Liên hợp quốc (LHQ) để đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới, tuy nhiên cần điều chỉnh Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen nhằm đảm bảo có thêm nguồn cung lương thực đến các nước nghèo nhất trên thế giới ở châu Á và châu Phi.
Đây là tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin đưa ra tại cuộc họp báo sau các cuộc tham vấn chính trị giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12/12 tại Istanbul.
Tàu MV Brave Commander chở 30 tấn lúa mì của Ukraine cập cảng của Djibouti ngày 30/8/2022, trong hành trình cung cấp sản phẩm nông nghiệp này cho nước láng giềng Ethiopia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Vershinin, Nga ghi nhận nỗ lực của LHQ, song Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cần có hành động thực tế để dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu nông sản của Nga. Moskva cần các kết quả cụ thể để đảm bảo xuất khẩu nông sản, trong đó có việc kết nối lại các ngân hàng của Nga với hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, đảm bảo giao dịch tài chính và bảo hiểm cho xuất khẩu nông sản. Thứ trưởng Ngoại giao Nga nêu rõ Moskva sẽ tiếp tục làm việc với đại diện LHQ về vấn đề này.
Bên cạnh đó, ông Vershinin cũng cho rằng cần điều chỉnh Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen để có thể cung ứng ngũ cốc cho các nước nghèo nhất. Ông cho biết Nga sẽ thảo luận với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) về nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine để đảm bảo an toàn của nhà máy này.
Cũng tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Ngoại giao Nga đánh giá Thổ Nhĩ Kỳ là địa điểm thuận lợi tiến hành các cuộc đàm phán ngoại giao với Mỹ, song Moskva cho rằng Washington vẫn chưa theo đuổi "cách tiếp cận xây dựng" trong các cuộc đàm phán.
Ukraine đẩy mạnh xuất khẩu ngũ cốc đến các quốc gia dễ bị tổn thương Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết, một tàu chở lúa mì từ nước này đến Ethiopia đã cập cảng hôm 3/12. Đây là con tàu đầu tiên ra khơi như một phần trong nỗ lực vận chuyển lương thực đến các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do nạn đói và hạn hán. Tàu M/V Rojen chở ngũ cốc Ukraine đi...