Waxing “vùng bikini” có nên không?
1. Cả nhà em đang rậm rịch chuẩn bị đi biển 1 tuần này. Hai chị em em háo hức lắm và đã chuẩn bị mọi thứ cho chuyến đi rùi. Nhưng còn một điều mà em đang rất phân vân là chị em em có nên waxing vùng bikini để thoải mái mặc bikini thả dáng trên bãi biển hem? (Mai Hoa, HN)
Trả lời:
Mai Hoa thân mến!
Để F5 lại cơ thể khi bắt đầu vào kỳ nghỉ hè, nhiều teengirl đã quyết định waxing vùng bikini.
Tuy nhiên, thật không may là hành động này nếu được tiến hành không cẩn thận có thể gây nên những mối nguy hiểm mới cho sức khỏe chị em bạn trong mùa hè này đấy. Khi ấy, các tế bào da dễ bị kích ứng và có nguy cơ khiến da bị nhiễm khuẩn.
Do đó, nếu vùng bikini quá rậm rạp và bạn muốn wax vùng này để tự tin hơn trong kỳ nghỉ, bạn nên tìm kiếm một địa điểm wax uy tín và bảo đảm nhé!
2. Tại sao waxing vùng bikini lại khiến vùng kín bạn gái có thể nhận được nhiều rủi ro hơn các vùng da khác trên cơ thể khi waxing thế? (Ngọc Lan, HCM)
Trả lời:
Ngọc Lan thân mến!
Đơn giản là vì da vùng kín cực kỳ nhạy cảm và lại nằm ở vị trí khá bí bách nữa nên khiến vùng này thường xuyên bị ẩm thấp và có nguy cơ nhận nhiều rủi ro hơn hẳn so với các vùng da khi waxing khác như: chân, tay, mặt…
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng khi bạn loại bỏ những vi ô lông tự nhiên ở vùng này bằng sáp waxing thì tức là bạn đã lấy đi một lớp lá chắn bảo vệ vùng kín tự nhiên của cơ thể, đồng thời gây tổn hại trực tiếp đến lớp ngoài cùng của da vùng kín.
Bằng cách này, bạn đang tạo cơ hội thuận lợi nhất cho lũ vi khuẩn được tạo ra ngày một nhiều hơn và dễ dàng cho phép vi khuẩn hoành hành vùng kín và gây các bệnh nhiễm trùng dưới da.
4. Có lần em cũng định đi wax vùng kín cho nó gọn gàng và dễ vệ sinh hơn trong mùa hè. Tuy nhiên, đứa bạn gái thân của em bảo rằng: không phải đối tượng nào cũng có thể waxing đâu. Điều này có thật không và nếu thật thì cho em hỏi những ai thì không nên tiến hành wax ạ? (Thu An, ĐN)
Trả lời:
Video đang HOT
Chào Thu An!
Bạn biết đấy, nếu tiến hành waxing không đúng cách sẽ khiến quá trình tẩy lông có thể tạo ra viêm, nhiễn khuẩn bên dưới da. Tất cả điều này sẽ trở thành một môi trường tốt thuận lợi cho lũ khuẩn dưới da hoành hành như: khuẩn tụ cầu, nang và lông mọc ngược.
Ngoài ra, theo Tiến sĩ Linda K – trợ lý giáo sư về da liễu lâm sàng tại New York và các chuyên gia sức khỏe khác đã cảnh báo rằng những nhân có hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc bệnh tiểu đường, thận mãn tính, bệnh gan, các bệnh về da như eczema, vẩy nến… nên tránh xa các biện pháp tẩy lông hoàn toàn.
Đối với những nhân khác, bạn có thể chọn cách dọn dẹp vi ô lông đơn giản hơn để tránh nguy hiểm.
5. Làm thế nào để waxing vùng bikini an toàn, giảm đau đớn và tránh xa viêm nhiễm? (Thùy Lâm, 18 tuổi)
Trả lời:
Chào bạn!
Có thể nếu muốn, bạn không cần phải từ bỏ wax vùng đặc biệt này. Chỉ cần bạn thực hiện wax theo vài bước đơn giản dưới đây và không làm tổn thương đến làn da vùng kín nhé:
- Tìm một địa điểm wax đảm bảo sạch sẽ và có dịch vụ tốt nhất.
- Phải hoàn toàn chắc chắn rằng các mỹ phẩm bạn lựa chọn phù hợp với bạn.
- Hỏi nhân viên về một loại mỹ phẩm để áp dụng nhằm giúp loại bỏ nhiều vi ô lông hơn và ít gây kích ứng với da vùng kín hơn.
- Trước khi bắt đầu các bước tẩy lông, nhân viên thực hiện tẩy lông cho bạn bắt buộc phải rửa tay, hoặc dùng thuốc diệt trùng cho đôi tay.
- Vài ngày sau khi wax, hãy thoa một loại thuốc kháng sinh theo toa để chống và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Theo PLXH
Tính ngày rụng trứng cho chị em có kinh nguyệt không đều
Làm thế nào để tính được ngày rụng trứng trong khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều? Bạn đã bao giờ nghe đến que thử rụng trứng chưa?
1. Lúc nào là thời kỳ dễ thụ thai?
Đáp án chính xác là lấy chu kỳ phổ biến 28 ngày để tính toán. Thời kỳ rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 (đếm ngược) bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.
Thời kỳ dễ thụ thai cũng có thể rơi vào khoảng thời gian từ 11 đến 16 ngày sau ngày thấy kinh đầu tiên. Ngày dễ thụ thai nhất là ngày thứ 13 đến 15 của chu kỳ.
Nếu chức năng sinh sản bình thường lại không áp dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào thì khả năng thụ thai trong thời kỳ này là rất cao.
2. Ngày kinh đầu tiên chính xác là ngày nào?
Ngày đầu tiên của chu kỳ được tính là ngày đầu có hiện tượng ra máu. Nếu trước đó có thấy ra vài giọt máu thì có thể bỏ qua không cần tính. Nhiều người vẫn lầm tưởng ngày sạch kinh mới là ngày đầu của một chu kỳ mới, vì thế dẫn đến tính toán sai thời kỳ dễ thụ thai.
3. Nếu chu kỳ là 32 ngày thì tính thời kỳ dễ thụ thai như thế nào?
Nếu chu kỳ này là cố định thì thời kỳ dễ thụ thai cũng sẽ cố định tương ứng. Nếu chu kỳ của bạn dài hơn 28 ngày thì có thể áp dụng công thức suy đoán, tức cứ dài thêm một ngày thì ngày dễ thụ thai sẽ cộng thêm một và ngược lại nếu chu kỳ ngắn hơn 28 ngày thì ngày dễ thụ thai lại trừ đi một.
Ví dụ: Nếu chu kỳ dài 32 ngày thì thời kỳ dễ thụ thai sẽ ở vào khoảng ngày thứ 15 (11 4) đến ngày thứ 20 (16 4), ngày rụng trứng có thể rơi vào ngày thứ 18 (14 4) của chu kỳ.
4. Chu kỳ thường là 26-30 ngày, làm thế nào để tính thời kỳ dễ thụ thai?
Trong trường hợp này bạn phải tính toán 2 thời kỳ dễ thụ thai. Một là căn cứ vào chu kỳ ngắn nhất, hai là căn cứ vào chu kỳ dài nhất sau đó kết hợp 2 chu kỳ này lại với nhau.
Ví dụ với chu kỳ 26 ngày thì thời kỳ dễ thụ thai sẽ ở vào khoảng ngày thứ 9 đến ngày thứ 14 của chu kỳ.
Nếu chu kỳ 30 ngày thì thời kỳ dễ thụ thai ở vào khoảng ngày thứ 13 đến ngày thứ 18 của chu kỳ.
Tổng hợp lại, thời kỳ dễ thụ thai của bạn ở vào khoảng ngày thứ 9 đến ngày thứ 18 và ngày rụng trứng ở vào khoảng từ ngày thứ 12-16 của chu kỳ.
5. Nếu chu kỳ hoàn toàn không chuẩn thì có thể tính thế nào?
Nếu chu kỳ thường xuyên bị rối loạn không thể dự đoán được thì có thể bạn không rụng trứng. Trong trường hợp này bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân trứng không rụng trước đã.
6. Tần suất của việc sinh hoạt vợ chồng trong thời kỳ dễ thụ thai?
Tần suất lý tưởng là 2 ngày một lần hoặc 3 lần/tuần. Tuy nhiên cần chú ý, làm chuyện ấy mỗi ngày không thể làm tăng xác suất thụ thai ngược lại còn làm giảm lượng tinh dịch và khiến cơ thể mệt mỏi.
Thời kỳ dễ thụ thai với chu kỳ 28 ngày là trong khoảng ngày thứ 13 đến 15 của chu kỳ, vì thế trong giai đoạn này nên làm chuyện ấy 1-2 lần để nâng cao khả năng thụ thai.
7. Vì sao sử dụng phương pháp đo nhiệt độ tính ngày rụng trứng để tiến hành mà vẫn thất bại?
Nhiệt độ cơ thể là một công cụ hỗ trợ mang thai rất phổ biến tuy nhiên lại rất dễ khiến người ta ngộ nhận. Thường thì trong vòng 2 ngày sau khi rụng trứng thì nhiệt độ cơ thể có tăng lên đôi chút và có thể theo dõi được, thế nhưng ngày nhiệt độ cơ thể tăng cao đồng thời cũng là ngày kết thúc của thời kỳ dễ thụ thai. Nói cách khác, nhiệt độ cơ thể tăng cao có nghĩa thời kỳ dễ thụ thai của bạn đã hết.
8. Nguyên lý của que thử rụng trứng?
Nguyên lý của que thử rụng trứng là kiểm tra hàm lượng của kích thích tố LH. Thông thường hàm lượng LH trong cơ thể rất thấp nhưng nó đột ngột tăng cao trước khi rụng trứng, y học gọi đó là "giá trị đỉnh LH". Que thử rụng trứng có tác dụng đo lại giá trị này, nếu nó xuất hiện tức là trứng sắp rụng trong khoảng 12-26 giờ nữa. Tuy nhiên nếu bạn cứ chờ đến khi giá trị đỉnh này xuất hiện thì có thể đã bị lỡ mất một nửa thời gian của thời kỳ dễ thụ thai. Lý do đơn giản là vì trước khi xuất hiện giá trị này thì đã là thời kỳ dễ thụ thai rồi.
9. Nếu không áp dụng tất cả các biện pháp trên thì làm thế nào để thụ thai?
Nếu bạn sinh hoạt vợ chồng với tần suất 2-3 ngày 1 lần trong thời gian không có kinh thì bạn đã có xác suất thụ thai rất cao rồi. Nếu bạn chỉ sinh hoạt vợ chồng 1 lần/tuần hoặc ít hơn thì rất có thể bạn đã bỏ qua thời kỳ dễ thụ thai.
10. Cần chú ý những gì để nâng cao cơ hội thụ thai?
Người chồng nên tránh cho cơ quan sinh dục ở trong tình trạng nhiệt độ cao; giảm bớt hoặc tránh hẳn việc mát xa, tắm bồn, xông hơi, hạn chế vận động mạnh và đi xe đạp.
Người vợ nên chú ý đến sự thay đổi sinh lý. Khi bước vào thời kỳ dễ thụ thai, lượng khí hư cũng tăng lên nhiều đồng thời có thêm ham muốn tình dục. Những dấu hiệu này không nên bỏ qua bởi vì không loại trừ khả năng thời kỳ dễ thụ thai lại xuất hiện đúng lúc không ngờ đến.
Người vợ phải đạt được cao trào khi làm chuyện ấy vì như thế sẽ khiến tử cung co thắt, tạo điều kiện đưa tinh trùng xâm nhập vào tử cung, nâng cao khả năng thụ thai. Vì thế nhiều khi có sinh hoạt vợ chồng nhưng không có cao trào thì tinh trùng cũng khó di chuyển vào trong.
Sau khi sinh hoạt nên nằm ngửa từ 10-15 phút đồng thời tránh tiếp xúc với các loại hoá chất. Nếu phát hiện có bệnh ở âm đạo thì phải đi khám ngay vì các căn bệnh về âm đạo cũng sẽ ảnh hưởng đến sự thụ thai.
Tổng hợp từ PC
Mooncup - Phụ kiện mới toanh cho những ngày "đèn đỏ" Hic, Mooncup là gì thế? Nói cho dễ hiểu thì Mooncup là một phụ kiện nhỏ hình phễu được làm bằng cao su tự nhiên hay silicon với độ mềm dẻo cao. Mooncup cũng giống như tampon, chúng đều là bạn thân của XX trong những ngày đèn đỏ, giúp các bạn gái tự tin năng động mà không phải lo lắng về...