Washington tung đòn “nắn gân” Bắc Kinh
Trong bối cảnh chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cận kề, ngày 30/8, Nhà Trắng ra thông báo cho biết đang cân nhắc áp đặt trừng phạt đối với các công ty và cá nhân của Trung Quốc…
… Mà Washington cho rằng, những đối tượng này đang hưởng lợi từ việc các tin tặc Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ.
Bên cạnh đó, Washington cũng đang cáo buộc Bắc Kinh chủ ý phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rơi vào khủng hoảng trong ngắn hạn và gây thâm hụt thương mại có thể lên tới 300 tỉ USD trong dài hạn.
Những nghi ngờ về tin tặc
Theo giới chức Mỹ, Trung Quốc đứng sau các vụ tấn công mạng đánh cắp dữ liệu cá nhân của ít nhất 4,2 triệu viên chức Mỹ đương nhiệm và đã nghỉ hưu. Thông tin mà Mỹ bị đánh cắp gồm đủ loại, từ phác thảo kế hoạch năng lượng hạt nhân tới mã nguồn tìm kiếm, đều có thể trở thành những mối lợi cho các công ty Trung Quốc cũng như vài cá nhân ở nước này.
Nhiều quan chức chính phủ Mỹ và các nhà phân tích mạng nhận định rằng, Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật công nghệ cao để xây dựng một cơ sở dữ liệu khổng lồ, nhằm thực hiện các hoạt động gián điệp như theo dõi việc tuyển chọn nhân viên tình báo hoặc xâm nhập vào hệ thống bảo vệ dữ liệu của nhiều nước khác.
Một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cho biết, nếu ông kí quyết định cho phép sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại những kẻ tấn công mạng, thì điều này có nghĩa là “chính quyền sẽ theo đuổi một chiến lược toàn diện để đối đầu với những kẻ như vậy”.
“Chiến lược đó bao gồm các cam kết ngoại giao, cơ chế thực thi pháp luật, và áp đặt trừng phạt với các cá nhân, tổ chức tham gia vào các hoạt động nguy hại được thực hiện qua mạng”, quan chức này cho biết thêm.
Cũng theo vị quan chức trên, các biện pháp trừng phạt, có thể sớm được công bố trong vòng hai tuần tới, sẽ gửi một thông điệp tới Bắc Kinh rằng, Chính phủ Mỹ bắt đầu giáng trả những hoạt động gián điệp kinh tế, đồng thời trấn an các công ty tư nhân Mỹ rằng, chính phủ sẽ đứng về phía họ và không chịu đựng Trung Quốc thêm nữa.
Một báo cáo hồi tháng 8/2015 của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) nêu rõ, các vụ gián điệp kinh tế tăng 53% trong năm 2014 và Trung Quốc là tác giả của phần lớn những vụ này. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã buộc tội 5 sĩ quan Quân đội Trung Quốc về tội đột nhập hệ thống máy tính của một công ty thép lớn và một số hãng khác của Mỹ.
Video đang HOT
Cố vấn chính về châu Á cho Tổng thống Obama giai đoạn 2009-2011, ông Jeffrey Bader, cho rằng, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ trả đũa nếu bị Mỹ trừng phạt. Tuy nhiên, Rob Knake, một cựu quan chức Nhà Trắng, nhận định trừng phạt là một động thái mạnh buộc Trung Quốc phải xem xét lại chính sách của mình.
Cơ quan An ninh Quốc gia, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính Mỹ hăng hái thúc đẩy vấn đề này. Theo giới chức Mỹ, cách tốt nhất là sử dụng nhiều công cụ khác nhau như truy tố, áp đặt các lệnh trừng phạt.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Vấn đề biển Đông trước thềm chuyến thăm
Cuối tháng 8, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố báo cáo về Chiến lược An ninh hàng hải tại châu Á – Thái Bình Dương, trong đó cho rằng, Trung Quốc đang ngày càng hung hăng trên biển Đông khi xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo – nơi các quốc gia khác cùng tuyên bố chủ quyền.
Theo đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã nêu ra 3 mục tiêu về biển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương gồm: bảo vệ quyền tự do trên biển; ngăn chặn xung đột và hăm dọa; và thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế và các tiêu chuẩn quốc tế.
Theo các chuyên gia, mâu thuẫn và va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề biển Đông khó có thể được giải quyết, sự đối đầu Mỹ – Trung sẽ còn tồn tại trong thời gian tương đối dài và đã gây nguy hại nghiêm trọng tới quan hệ tổng thể của hai nước. Nhiều nhà quan sát thậm chí còn cho rằng, quan hệ Mỹ – Trung đã đạt đến “điểm giới hạn” do đối đầu ở biển Đông.
Về tính nghiêm trọng trong đối đầu ở biển Đông, cho dù không giải quyết được mâu thuẫn, chắc Washington và Bắc Kinh đều mong muốn khống chế sức nóng của sự đối đầu.
Về sách lược cơ bản, Trung Quốc và Mỹ tăng cường mục tiêu hiện thực tác động qua lại để giảm thiểu hoặc khống chế sự nhân rộng của mâu thuẫn, chứ không nhanh chóng giải quyết các va chạm do bất đồng Biển Đông tạo ra.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình sắp tới được cho là sẽ đem đến cho hai bên cơ hội tương tác với nhau. Tại cuộc gặp này, vấn đề an ninh biển Đông ắt hẳn sẽ là một tiêu điểm lớn. Muốn tiếp tục sự thành công của hai lần gặp trước, hai bên đều cần hành động để “giảm nhiệt” tình hình biển Đông.
Thời gian qua, xoay quanh việc Trung Quốc xây dựng bồi lấp biển bất hợp pháp, hai bên Mỹ – Trung đã nhiều lần khẳng định lập trường và thái độ của mình, vì thế sẽ không còn mấy ý nghĩa nếu tiếp tục nhấn mạnh “đạo lý” với đối phương, hai bên đều cần phải cùng nỗ lực để có sự trao đổi thực chất hơn.
Cuộc gặp giữa hai nguyên thủ sẽ là nơi để trao đổi ý kiến, chứ không phải nơi để tranh cãi. Là nước chủ nhà, Mỹ trước hết cần tạo ra bầu không khí tốt đẹp, nếu một mực chỉ trích phê bình Trung Quốc sẽ có kết quả không như mong muốn; kế đến, Mỹ vẫn phải từ bỏ vẻ cao ngạo, thẳng thắn nói ra những quan tâm lợi ích của mình.
Trung Quốc cần coi trọng sự lo ngại của Mỹ đối với tính không xác định trong tương lai, “vỗ về” Mỹ trong các vấn đề như tự do hàng hải, nguyên tắc sử dụng lực lượng… làm nổi bật mục tiêu có hạn và mục đích hòa bình của mình; còn có thể tùy tình hình mời quân đội Mỹ tham gia diễn tập chung bảo vệ tự do hàng hải ở vùng biển xung quanh biển Đông, để cho thấy lập trường cởi mở của mình trong vấn đề này.
Hai bên cần đi sâu thảo luận các khả năng hợp tác để duy trì an ninh trên biển ở biển Đông và hòa bình ổn định khu vực.
Mỹ – Trung chắc chắn có bất đồng trong vấn đề liên quan đến tranh chấp ở biển Đông, song trên các mặt trận như chống cướp biển, dự báo thời tiết, tìm kiếm cứu nạn trên biển, quản lý giao thông trên biển… hai nước cũng có lợi ích và quan tâm chung, hai nguyên thủ trước hết có thể đạt được nhận thức chung về những vấn đề trên, và coi đó là thành quả quan trọng để đưa vào tuyên bố chung hoặc thông cáo chung, thúc đẩy hợp tác thực chất về vấn đề an ninh phi truyền thống trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo Khổng Hà
Công an Nhân dân
"Thực tế không dễ chịu" của Mỹ - Trung
"Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn bất ổn và lo lắng nhưng điều này chưa hẳn có nghĩa là nước này sẽ ôn hòa hơn trên trường quốc tế"
Trong tháng 8 này, giới lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định phá giá đồng nhân dân tệ ở mức kỷ lục trong vòng hơn 20 năm qua, gây cú sốc lớn cho thị trường tài chính trong và ngoài nước. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tổn thất 5.000 tỉ USD trong 2 tháng qua và chính phủ nước này rất có thể đã phải tiêu tốn 144 tỉ USD để hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.
Theo báo The Wall Street Journal, những gì xảy ra với nền kinh tế đất nước thời gian qua không chỉ gây tổn thương cho giới lãnh đạo Trung Quốc mà còn nhắc nhở họ rằng nước này đang tồn tại trong một bối cảnh rộng lớn hơn, không thể không cần đến các nước láng giềng, cần Mỹ.
Riêng Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đối mặt thêm sức ép trong bối cảnh ông đang nỗ lực đạt được mục tiêu kép là cải cách thị trường tự do và trấn áp nạn tham nhũng. "Kinh tế chính là gót chân Achilles của ông Tập Cận Bình. Nếu như ông mắc sai lầm lớn trong lĩnh vực này, nguy cơ sẽ nhanh chóng xuất hiện" - chuyên gia Christopher Johnson thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế, nhận định với báo The New York Times.
Trước mắt, thực trạng kinh tế có thể làm tổn hại vị thế của Trung Quốc khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Mỹ vào tháng 9 tới đây.
Thực trạng kinh tế có thể làm tổn hại vị thế của Trung Quốc khi Chủ tịch Tập Cận Bình chuẩn bị thăm Mỹ và gặp Tổng thống Barack Obama vào tháng 9 tới đây.
Câu hỏi được đặt ra là Mỹ ứng phó ra sao với một Trung Quốc đang bộc lộ những điểm yếu. Theo báo The Washington Post, điều nghịch lý ở đây là một Bắc Kinh "bị thương tích" luôn khó xử trí hơn khi khỏe mạnh.
"Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn bất ổn và lo lắng nhưng điều này chưa hẳn có nghĩa là nước này sẽ ôn hòa hơn trên trường quốc tế. Ông Tập nhiều khả năng sẽ giữ lập trường cứng rắn hơn để tránh bị cho là yếu đuối hoặc dễ tổn thương" - ông Kurt Campbell, người từng giúp hoạch định chính sách châu Á của Tổng thống Barack Obama trong nhiệm kỳ thứ nhất, nhấn mạnh.
Chứng kiến kinh tế thế giới đang biến động, ông Obama nhiều khả năng chỉ theo đuổi một chương trình nghị sự hạn chế khi gặp mặt chủ tịch Trung Quốc. Chủ đề bao trùm có lẽ là sự hợp tác giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới này vì sự ổn định và tăng trưởng toàn cầu.
"Bất ổn trên các thị trường tài chính là lời nhắc nhở về sự phụ thuộc lẫn nhau của kinh tế thế giới. Đây là thực tế không mấy dễ chịu đối với cả Mỹ và Trung Quốc. Cả hai nước đều muốn làm chủ số phận và định hình thế kỷ XXI theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, cuộc gặp thượng đỉnh trong tháng 9 tới sẽ là minh chứng cho thấy ngay cả 2 cường quốc thế giới này cũng phải đối mặt với những giới hạn quyền lực" - báo The Washington Post nhận định.
Trước thềm cuộc gặp nói trên, Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Stanley Fischer nhận định những tác động của chính sách phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã làm phức tạp thêm tiến trình ra quyết định của các nhà hoạch định chính sách Mỹ về vấn đề tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong 9 năm. Vì thế, theo ông Fischer, FED sẽ không đưa ra quyết định về vấn đề tăng lãi suất trước cuộc họp dự kiến diễn ra trong 2 ngày 16 và 17-9 tới.
Theo Lục San
Người Lao động
Báo Nga: Thời kỳ khó khăn của Trung Quốc Ngày 25/8/2015, Tờ "Bình luận quân sự" (Nga) đã cho đăng bài viết với tiêu đề như trên của học giả Nga Igor Kabardin. Xin được giới thiệu tiếp bài viết này. Ngày thứ hai 24/8, thị trường chứng khoán Trung Quốc có phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2007 (hơn 8%) và theo sau nó là các thị trường chứng...