Washington hiện có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân?
Báo cáo giải mật của Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia Mỹ mới đây tiết lộ về quy mô của kho dự trữ hạt nhân nước này tính đến tháng 9/2023.
Theo đó, Mỹ vẫn là cường quốc hạt nhân lớn thứ hai thế giới.
Bom hạt nhân B61-12 của Mỹ. Ảnh: voennoedelo.com
Reuters hôm 21/7 dẫn dữ liệu của Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) cho biết, tính đến tháng 9/2023, Mỹ có 3.748 đầu đạn trong kho dự trữ hạt nhân. Như vậy, quy mô của kho dự trữ gần như không thay đổi nhiều so với năm 2021, thời điểm Mỹ công bố dữ liệu gần nhất.
Cụ thể, vào thời điểm đó, Washington cho biết nước này có 3.750 đầu đạn tính đến tháng 9/2020. Số liệu thống kê bao gồm dữ liệu đầu đạn đang hoạt động và không hoạt động, nhưng không bao gồm những đầu đạn đã ngừng hoạt động.
Video đang HOT
NNSA cũng lưu ý, từ năm 1994 – 2023, Mỹ đã tháo dỡ 12.088 đầu đạn hạt nhân và khoảng 2.000 đầu đạn bổ sung hiện đã ngừng hoạt động và đang chờ tháo dỡ.
Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), tính đến năm 2024, Mỹ vẫn là cường quốc hạt nhân lớn thứ hai thế giới với tổng cộng 5.044 đầu đạn. Nga là nước đứng đầu với 5.580 đầu đạn hạt nhân.
Được biết, số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ bắt đầu giảm đều đặn ở đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh khi Washington và Moscow tham gia vào các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí hiệu quả.
Trong bối cảnh đối thoại bị đình trệ do quan hệ Mỹ – Nga trở nên xấu đi, một phần do xung đột Ukraine, hai cường quốc vẫn cam kết thực hiện Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START), trong đó giới hạn số vũ khí hạt nhân được triển khai ở mỗi nước là 1.550 quả.
Tuy vậy, một báo cáo của SIPRI hồi tháng 6 cảnh báo rằng, thế giới đang ở một trong những thời kỳ nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người, khi các cường quốc toàn cầu tiếp tục tăng cường và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của họ. Các nhà nghiên cứu lưu ý, căng thẳng về Ukraine và Gaza đóng vai trò quan trọng trong việc làm suy yếu chính sách ngoại giao hạt nhân toàn cầu
Đại sứ Nga "phản pháo" lời kêu gọi của thượng nghị sĩ Mỹ sau vụ UAV "Ác điều" rơi
Đại sứ Nga tại Washington cáo buộc thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham đang kích động "leo thang nguy hiểm" giữa hai quốc gia.
Chiến đấu cơ Mỹ phóng tên lửa đối không tầm trung AIM-120.
Đại sứ Nga Anatoly Antonov cho rằng, việc thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắn rơi máy bay Nga là "vượt xa lẽ thường" và làm tăng nguy cơ chiến tranh toàn diện giữa hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới.
"Đây không phải lần đầu tiên thượng nghị sĩ Lindsey Graham đưa ra những bình luận làm leo thang nguy hiểm căng thẳng trong quan hệ Nga - Mỹ", đại sứ Antonov nói.
Đại sứ Nga đặt câu hỏi rằng "ngài thượng nghị sĩ có thật sự cho rằng xung đột quân sự trực tiếp có thể đem lại lợi ích cho người dân Mỹ, những người đã bỏ phiếu, gửi trọn lòng tin vào một chính trị gia như vậy?"
"Liệu Quốc hội Mỹ có sẵn sàng đặt công dân Mỹ và cộng đồng quốc tế vào nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân toàn diện? Hãy cho chúng tôi một câu trả lời", ông Antonov nêu quan điểm.
Trước đó, thượng nghị sĩ Graham đưa ra bình luận trên đài Fox News sau vụ máy bay không người lái MQ-9 Reaper (mệnh danh "Ác điểu") của Mỹ rơi ở Biển Đen do chạm trán với chiến đấu cơ Nga.
Ông Graham kêu gọi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden có phản ứng mạnh.
"Nếu là Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, liệu ông ấy sẽ làm gì? Ông ấy sẽ ra lệnh bắn rơi ngay máy bay Nga, nếu họ đe dọa tới tài sản của Mỹ", ông Graham nói. Ông Reagan là Tổng thống Mỹ giai đoạn năm 1981 - 1989, khi Chiến tranh Lạnh leo thang.
Đại sứ Nga khẳng định Moscow "đã làm tất cả những gì có thể để ngăn sự cố như vậy xảy ra". Đại sứ Nga nói việc Mỹ mất một máy bay trị giá hàng chục triệu USD là điều đáng tiếc, nhưng lỗi không nằm ở phi công Nga mà là các chính trị gia Mỹ, "những người đang kích động căng thẳng leo thang đến mức thảm họa".
Sau sự cố xảy ra ngày 14/3, cả Nga và Mỹ đều đã nỗ lực trục vớt xác máy bay không người lái. Chiếc MQ-9 Reaper được cho là đang nằm ở đáy biển với độ sâu lên tới 4.000 - 5.000 mét.
Mỹ công bố số liệu đầu đạn hạt nhân trong kho vũ khí Washington hiện có 3.748 đầu đạn đang hoạt động và không hoạt động, cùng 2.000 đầu đạn khác đang chờ tháo dỡ. Một máy bay chiến đấu F-35 Lightning II thả bom B61-12 trong cuộc thử nghiệm vào tháng 12/2021. Ảnh: stripes.com Theo dữ liệu công bố ngày 19/7 của Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA), tính đến tháng 9/2023,...