Washington DC hóa pháo đài quân sự trước ngày Biden nhậm chức
Đồi Capitol và khu vực xung quanh chuyển thành khu quân sự khi Washington DC tăng cường an ninh trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Các hàng rào dài 7 m được dựng lên xung quanh đồi Capitol, các tòa nhà văn phòng và Tòa án Tối cao.
Trong vài ngày tới, 25.000 thành viên của lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ sẽ tập trung về Washington.
Trước đó, hình ảnh truyền thông Mỹ đăng tải cho thấy các lính Vệ binh Quốc gia nằm ngủ la liệt bên trong tòa nhà Quốc hội Mỹ. Nhiều binh sỹ xuất hiện trong và ngoài đồi Capitol với những khẩu súng trường bán tự động M4.
Họ đang chuẩn bị cho mọi mối đe dọa, từ các thiết bị nổ, máy bay tự sát, máy bay không người lái điều khiển từ xa cho tới các vụ xả súng nhằm vào các quan chức trong chính quyền.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ đứng gác bên ngoài đồi Capitol. (Ảnh: Los Angeles Times)
Đây được xem là sự chuẩn bị chưa từng có kể từ thời cố Tổng thống Abraham Lincoln lên nắm quyền.
Video đang HOT
Cơ quan Mật vụ Mỹ thậm chí còn thiết lập một vành đai mới xung quanh đồi Capitol, gọi là “Vùng Xanh” – tương tự như tên gọi được sử dụng cho các khu an ninh ở thủ đô của Iraq và Afghanistan – các nước mà Mỹ đóng quân.
“Tại thời điểm này, có một cỗ máy đang hoạt động trên đó”, q uyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller cho biết khi nói về việc chuẩn bị an ninh cho lễ nhậm chức của ông Biden.
Theo bà Barbara Perry – Giám đốc Trung tâm Miller thuộc Đại học Virginia, nước Mỹ chưa từng đối mặt với bất cứ mối đe dọa nào tương tự trong thời hiện đại.
Những ngày qua, rào chắn, xe bọc thép choán đầy các con phố của Washington. Hệ thống tàu điện ngầm đang phải đóng cửa 13 nhà ga ở các khu vực xung quanh công viên quốc gia National Mall.
Cảnh sát Tư pháp Mỹ sẽ điều động 4.000 sỹ quan từ khắp cả nước tới thủ đô để hỗ trợ cảnh sát Washington.
Chuyên gia Suzanne Spaulding tới từ Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế cho biết số lượng các sỹ quan “cắm chốt” ở các điểm đóng vai trò như một biện pháp răn đe.
Trong một động thái chưa từng có khác, Cục Công viên Quốc gia Mỹ đóng cửa phần lớn National Mall, biến nơi tụ tập đông người thành khu vực vắng vẻ.
“Chúng tôi không yêu cầu mọi người đến Washington DC vì đó là một mối đe dọa an ninh lớn và chúng tôi đang làm việc để giảm thiểu những mối đe dọa đó”, Cảnh sát trưởng Washington DC Robert Contee cho biết.
Không chỉ chính phủ, nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng đưa ra hàng loạt các biện pháp an ninh.
Airbnb – kênh đặt phòng nổi tiếng đã ngừng cung cấp dịch vụ thuê phòng tại Washington DC trong thời gian diễn ra lễ nhậm chức của ông Biden. Đại diện của Airbnb cho biết họ đã phát hiện thấy nhiều cá nhân có liên quan tới các nhóm thù địch trong vụ bạo loạn hôm 6/1 đặt phòng qua trang web của hãng.
Nhiều hãng hàng không cũng ngừng các chuyến bay tới Washington.
Bên ngoài thủ đô Washington DC, hơn 2.125 binh sỹ đang bảo vệ thủ phủ các bang và các cơ sở hạ tầng quan trọng khắp nước Mỹ.
Ở bang Washington, Thống đốc Jay Inslee triệu tập Vệ binh quốc gia của bang này sau khi người ủng hộ ông Trump tràn vào khu vực dinh thự thống đốc cùng thời điểm diễn ra cuộc bạo loạn hôm 6/1.
Từ 15/1, thống đốc các bang Ohio, Minnesota, Oregon, Massachusetts, North Carolina, California, Virginia, Maryland, Georgia, Pennsylvania, Michigan và Delaware đặt lực lượng Vệ binh quốc gia bang mình trong chế độ chờ để sẵn sàng ứng phó với bạo lực.
“Tôi không cho phép những gì xảy ra tại Washington DC xảy ra với chúng tôi ở đây. Đó là lý do tôi đang thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn và an ninh cho mọi người”, Thống đốc Pennsylvania Tom Wolf cho hay.
Bạo loạn Đồi Capitol được cảnh báo trước ba ngày
Cảnh sát quốc hội Mỹ hôm 3/1 gửi báo cáo tình báo nội bộ, cảnh báo nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công vào ngày 6/1.
"Do tình hình chính trị căng thẳng sau cuộc bầu cử tháng 11/2020, không thể loại trừ mối đe dọa từ các hành động gây rối hoặc bạo lực", theo báo cáo nội bộ dài 12 trang được cảnh sát quốc hội Mỹ soạn thảo hôm 3/1 và được truyền thông Mỹ công bố hôm 16/1.
Tài liệu cảnh báo những kẻ bạo loạn có thể tấn công vào tòa nhà quốc hội, thay vì nhắm mục tiêu vào những người phản đối giống các cuộc biểu tình bầu cử trước đó. "Những người ủng hộ tổng thống đương nhiệm coi ngày 6/1/2021 là cơ hội cuối cùng để lật ngược kết quả bầu cử. Cảm giác tuyệt vọng và thất vọng của họ có thể thúc đẩy động cơ gây bạo lực", các quan chức viết báo cáo nhấn mạnh.
Cảnh sát quốc hội Mỹ thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Đồi Capitol hôm 13/1. Ảnh: AFP.
Bản báo cáo, dường như không được chia sẻ rộng rãi với những cơ quan thực thi pháp luật khác, lưu ý rằng các lãnh đạo cánh hữu nổi bật sẽ phát biểu tại cuộc biểu tình "Ngăn đánh cắp". Cảnh sát quốc hội Mỹ từng dự đoán đây sẽ là một trong những sự kiện lớn nhất diễn ra vào ngày 6/1.
Cựu lãnh đạo cảnh sát quốc hội Steven Sund, người đã từ chức sau vụ bạo động, từng bày tỏ lo ngại về vấn đề an ninh trước ngày 6/1. "Chúng tôi đã xem xét thông tin tình báo. Chúng tôi biết sẽ có đám đông lớn cũng như nguy cơ nổ ra xung đột bạo lực. Nhưng không có gì cho thấy sẽ có một đám đông lớn chiếm tòa nhà quốc hội", Sund nói.
Ngoài bản báo cáo nội bộ, cảnh sát quốc hội Mỹ được cho là cũng đã nhận được nhiều cảnh báo về nguy cơ nổ ra bạo lực từ các nghị sĩ Dân chủ như Frederica Wilson và Maxine Waters.
Cảnh sát quốc hội Mỹ hiện chưa bình luận về thông tin.
Cuộc bạo loạn ngày 6/1 đã khiến 5 người chết, bao gồm một sĩ quan cảnh sát, và hàng chục người bị thương. Trước các âm mưu bạo lực có thể diễn ra vào ngày nhậm chức 20/1 của Biden, các lực lượng đã được huy động đã siết an ninh ở khu vực thủ đô Washington.
Những đồng minh kiên quyết bảo vệ Trump Nhiều đồng minh của Tổng thống Trump cho rằng chưa chắc những người ủng hộ ông đã là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc bạo loạn Đồi Capitol. Khi nhiều người ủng hộ trung thành nhất đã quy lỗi cho Tổng thống Donald Trump vì cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol ngày 6/1, vẫn còn những đồng minh tại quốc hội, trong giới...