Washington bắt người mang súng và 500 viên đạn
Wesley Allen Beeler bị bắt tại trạm khiểm soát ở Washington khi mang vũ khí và giấy thông hành giả để tiếp cận khu vực hạn chế.
Beeler, từ Virginia, lái xe bán tải đến trạm kiểm soát an ninh gần Đồi Capitol vào tối 15/1 và xuất trình cho các sĩ quan giấy thông hành giả, theo một tài liệu tại Tòa Thượng thẩm Washington DC.
Khi các sĩ quan kiểm tra danh sách người được phép tiếp cận khu vực hạn chế, nơi cử hành lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Biden vào tuần tới, một người nhận thấy những tấm đề can trên đuôi xe bán tải của Beeler có hình ảnh một khẩu súng trường và dòng chữ: “Nếu họ định tước súng của bạn, hãy cho họ ăn đạn trước”.
Một trạm kiểm soát an ninh tại Washingon ngày 16/1. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Khi bị thẩm vấn, Beeler khai với các sĩ quan rằng anh ta có một khẩu súng ngắn Glock trong xe. Giới chức khám xét và phát hiện ra một khẩu súng ngắn đã nạp đạn, hơn 500 viên đạn, vỏ đạn súng ngắn và một băng đạn. Beeler bị bắt với cáo buộc sở hữu súng không đăng ký và sở hữu trái phép đạn dược.
Washington đang trong tình trạng cảnh giác cao độ trước lễ nhậm chức ngày 20/1 của Biden, sau khi một đám đông người ủng hộ Tổng thống Donald Trump xông vào Đồi Capitol ngày 6/1. 5 người chết trong cuộc bạo loạn, bao gồm một cảnh sát.
Các quan chức an ninh cảnh báo rằng các phần tử cực đoan có vũ trang ủng hộ Trump, có thể mang theo chất nổ, đặt ra mối đe dọa cho Washington cũng như thủ phủ của các bang trong tuần tới.
Hàng nghìn Vệ binh Quốc gia đã được triển khai tại Washington và khu vực trung tâm thành phố đã bị phong tỏa bằng hàng rào bê tông. Mật vụ yêu cầu đóng cửa cho đến hết 20/1 công viên National Mall, nơi những năm trước thường chật kín người đến chứng kiến lễ nhậm chức của tổng thống.
Lý do tổng thống Mỹ nhậm chức ngày 20/1
Tổng thống Mỹ ban đầu nhậm chức vào tháng ba, nhưng ngày này được chuyển sang tháng một để rút ngắn thời gian bàn giao quyền lực cho chính quyền mới.
Ngày 20/1, Joe Biden sẽ trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ, nhưng ông chỉ là tổng thống thứ 15 tuyên thệ nhậm chức vào ngày này.
Donald Trump phát biểu trong lễ nhậm chức tại Đồi Capitol ngày 20/1/2017. Ảnh: AP .
Trước đó, các tổng thống đắc cử Mỹ đã tuyên thệ nhậm chức vào ngày 4/3, kể từ lần nhậm chức thứ hai của George Washington năm 1793 (Washington nhậm chức lần đầu tiên vào ngày 30/4/1789). Ngày 4/3 là ngày chính phủ liên bang bắt đầu hoạt động theo hiến pháp Mỹ năm 1789.
Quy định này ra đời vào thời điểm Mỹ còn là một xã hội nông nghiệp, dân cư phân tán, giao thông còn bị chia cắt và các phương tiện liên lạc chưa phát triển. Các nhà lập pháp khi đó thấy rằng cần có một khoảng thời gian đáng kể giữa cuộc bầu cử và lễ nhậm chức để quan chức địa phương kiểm đếm kết quả bầu cử, tổng thống có thời gian chọn ứng viên nội các và di chuyển đến thủ đô để làm việc.
Tuy nhiên, sự ra đời của công nghệ hiện đại nhanh chóng rút ngắn thời gian thực hiện những công việc này. Kết quả bầu cử được kiểm nhanh hơn nhiều và các quan chức dân cử có thể đến thủ đô Washington trong một vài ngày thay vì vài tuần hoặc vài tháng.
Vì vậy, 4 tháng "vịt què" (thuật ngữ để chỉ quan chức vào cuối nhiệm kỳ, khi người kế nhiệm đã được chọn) trở nên không cần thiết và còn gây ảnh hưởng tiêu cực. Khi Franklin D. Roosevelt đắc cử vào năm 1933, thời kỳ kéo dài này khiến ông không thể ngay lập tức giải quyết các thách thức kinh tế mà quốc gia phải đối mặt trong Đại suy thoái.
Vì vậy, các nhà lập pháp đã thúc đẩy để có sự thay đổi và thông qua Tu chính án thứ 20, quy định ngày lễ nhậm chức chính thức là 20/1. Kể từ ngày nhậm chức nhiệm kỳ hai của ông Roosevelt năm 1937, tất cả ngày trọng đại của các tổng thống kế nhiệm đều được tổ chức vào tháng một.
Nếu ngày 20/1 rơi vào chủ nhật thì một lễ tuyên thệ nhậm chức riêng và đơn giản sẽ được tổ chức tại Nhà Trắng. Lễ nhậm chức công khai và các sự kiện ăn mừng sẽ được tổ chức vào thứ hai, ngày 21/1.
Từ khi tu chính án thứ 20 được phê duyệt, trường hợp này xảy ra với ba tổng thống: Dwight Eisenhower năm 1957, Ronald Reagan năm 1985 và Barack Obama năm 2013. Việc tổ chức lễ nhậm chức kép được thực hiện nhằm đảm bảo một cuộc chuyển đổi quyền lực suôn sẻ và tuân thủ hiến pháp.
Hơn 300 kẻ bạo loạn Đồi Capitol bị điều tra Giới chức Mỹ điều tra hơn 300 nghi phạm từ hình ảnh liên quan vụ bạo loạn Đồi Capitol, nhưng chưa tìm thấy nhiều bằng chứng về âm mưu phối hợp. Số nghi phạm bị điều tra tăng lên nhanh chóng do các cơ quan hành pháp liên bang nhận được hỗ trợ đáng kể từ vô số bằng chứng từ ảnh chụp,...