Washington ‘bật đèn xanh’, Ukraine ngay lập tức dùng tên lửa Mỹ bắn mục tiêu trong lãnh thổ Nga
Theo các nguồn tin Nga, Ukraine đã lần đầu tiên phóng vũ khí do Mỹ sản xuất vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS) tham gia tập trận tại Trung tâm Huấn luyện Yakima năm 2011. Ảnh: Lockheed Martin
Bộ Quốc phòng Nga và các blogger quân sự Nga đưa tin rằng Ukraine đã kích hoạt Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS) nhằm vào các mục tiêu trong lãnh thổ Nga vào tối 1/6.
“Đối phương đã bắt đầu sử dụng các hệ thống vũ khí do phương Tây sản xuất để tấn công lãnh thổ của Nga. Đây là những mảnh đạn pháo M142 HIMARS MLRS. Lực lượng phòng không của quân đội Nga đã phá hủy hơn 10 tên lửa trên bầu trời vùng Belgorod”, phóng viên chiến trường Nga kiêm truyền thông viên của Điện Kremlin Evgeniy Poddubny cho biết trên kênh tin nhắn Telegram, kèm theo đăng tải một số bức ảnh.
Video đang HOT
Về phần mình, Ukraine chưa bình luận về thông tin trên.
Tuần trước, Mỹ đã cho phép trong giới hạn đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga sau nhiều lần trì hoãn do lo ngại căng thẳng leo thang.
Phát biểu ngày 31/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken xác nhận Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cho Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga, khi các mục tiêu này tấn công thành phố Kharkov của Ukraine.
Tuy nhiên, ông Blinken không nói cụ thể liệu sự chấp thuận này của Mỹ có bao gồm việc để Ukraine tấn công các thành phố hay các mục tiêu khác nằm sâu hơn bên trong lãnh thổ Nga hay không.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết động thái này của Washington đánh dấu một sự thay đổi trong chính sách của chính quyền ông Biden, cũng là kết quả của chiến lược điều chỉnh và thích ứng của Mỹ. Trước đó, Tổng thống Mỹ đã kiên quyết từ chối cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga.
Ukraine nói rằng Nga đang tập trung lực lượng phía sau biên giới trước các cuộc tấn công và họ cần tấn công chúng như một hành động tự vệ.
Mỹ, Nga thống trị thị trường vũ khí toàn cầu; Ukraine trở thành nhà nhập khẩu lớn
Theo dữ liệu mới về chuyển giao vũ khí toàn cầu giai đoạn 2018-2022, xuất khẩu vũ khí của Nga đã giảm 31% so với 5 năm trước đó, song vẫn là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới.
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 13/3, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố báo cáo cho biết Mỹ và Nga là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất và lớn thứ hai trong vòng ba thập kỷ qua.
Theo dữ liệu mới nhất của SIPRI về chuyển giao vũ khí toàn cầu giai đoạn 2018-2022, xuất khẩu vũ khí của Nga đã giảm 31% trong giai đoạn so với 5 năm trước đó, trong khi Ukraine trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới vào năm 2022.
SIPRI cho biết lâu nay Mỹ và Nga vẫn thống trị ngành xuất khẩu vũ khí, nhưng khoảng cách giữa hai bên ngày càng lớn. Trong khi đó, khoảng cách giữa Nga và Pháp - nước đứng thứ ba về cung cấp vũ khí - đã được thu hẹp.
Doanh số bán vũ khí của Mỹ đã tăng 14% trong giai đoạn 2013-2017 và 2018-2022 và Mỹ đã chiếm 40% xuất khẩu vũ khí toàn cầu trong giai đoạn 2018-2022. Xuất khẩu vũ khí của Nga giảm 31% trong cùng kỳ, trong khi tỷ trọng xuất khẩu vũ khí toàn cầu của Nga giảm từ 22% xuống 16% và của Pháp tăng từ 7,1% lên 11%.
Năm ngoái, Ukraine đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới. Trong giai đoạn 1991-2021, quốc gia thuộc Liên Xô cũ này đã nhập khẩu một số loại vũ khí lớn. Nhưng với sự hỗ trợ quân sự từ Mỹ và nhiều nước châu Âu, Ukraine đã trở thành nước mua vũ khí nhiều thứ ba thế giới trong năm 2022, sau Qatar và Ấn Độ, và đứng thứ 14 trong giai đoạn 2018-2022. SIPRI cho biết tỷ lệ nhập khẩu vũ khí của Ukraine trong giai đoạn 5 năm qua đã tăng tới 2%.
SIPRI lưu ý rằng do lo ngại về việc cung cấp máy bay chiến đấu và tên lửa tầm xa có thể làm leo thang hơn nữa cuộc chiến ở Ukraine, các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã từ chối yêu cầu của Kiev vào năm 2022. Tuy nhiên, cùng lúc đó, họ vẫn cấp những vũ khí trên cho các nước đang xảy ra xung đột khác, đặc biệt ở khu vực Trung Đông và Nam Á.
Dàn tên lửa uy lực xuất hiện tại lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Moskva (Nga) Hệ thống phòng không nổi tiếng S-400, tên lửa đạn đạo Iskander-M và tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars nằm trong số hơn 70 hệ thống vũ khí mà Nga phô diễn trong cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Ngày 9/5, hàng nghìn binh sĩ Nga tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva kỷ...