Washington bàn kế hoạch hậu al-Assad
Reuters hôm qua dẫn lời một quan chức ngoại giao Mỹ cho biết Washington và các nước đồng minh đang bàn thảo kế hoạch gửi từ 50.000-60.000 binh sĩ tới Syria sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.
Theo đó, kế hoạch này nhằm bảo đảm an ninh ở các kho vũ khí hóa học và sinh học. Thông tin trên được truyền đi giữa lúc những diễn biến gần đây khiến dư luận ngày càng hoài nghi về lực lượng chống đối ông al-Assad. Đặc biệt, nhóm nổi dậy Quân đội Syria tự do (FSA) mới đây dọa sẽ bắt tay với tổ chức al-Qaeda nếu không được nước ngoài cung cấp vũ khí. Giới quan sát lo ngại nguy cơ những kho vũ khí hóa học và sinh học của quân đội Syria sẽ rơi vào tay các tổ chức vũ trang cực đoan. Việc tiêu hủy các kho vũ khí trên cũng khó thực hiện tức thời vì chúng rất độc hại đối với sức khỏe và môi trường.
Các tay súng FSA ở khu vực lân cận thủ đô Damascus – Ảnh: Reuters
Cũng vào hôm qua, nhà ngoại giao Algeria Lakhdar Brahimi đồng ý thay thế ông Kofi Annan để trở thành đặc phái viên mới của LHQ tại Syria trong bối cảnh giao tranh tại nước này ngày càng quyết liệt.
Video đang HOT
Theo Reuters, để khẳng định tầm ảnh hưởng, lực lượng chống đối bắt đầu tổ chức lại cơ cấu hành chính ở những thành phố mà họ nắm quyền kiểm soát. Tại thành phố Darat Azzah, tây bắc Syria, phe nổi dậy đã biến một trường học thành trạm cảnh sát, tòa án và tòa thị chính lâm thời.
Theo Thanh Niên
Phương Tây muốn Nga cho ông al-Assad tị nạn
Mâu thuẫn giữa phương Tây với Nga về vấn đề Syria lại nóng lên chỉ vài ngày sau khi hai bên vừa gặp nhau tại Hội nghị Geneva (Thụy Sĩ).
Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong một lần trả lời phỏng vấn báo của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: Reuters
Có thể, phương Tây đang cố gắng thuyết phục Nga cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad tị nạn chính trị nhưng Moscow đã phản đối kế hoạch này. Ngày 4.7, tờ Kommersant dẫn nguồn tin ngoại giao Nga cho biết: "Các nước phương Tây đang tích cực thuyết phục Nga cho ông
al-Assad tị nạn, nhưng chúng tôi chưa có kế hoạch nào như thế". Hồi tháng 3, Thủ tướng Nga lúc bấy giờ là ông Vladmir Putin bác bỏ một đề nghị tương tự của Tổng thống Tunisia Moncef Marzouki. Trong khi đó, Đài RT dẫn một nguồn tin tại Điện Kremlin cho biết Moscow nhiều lần khẳng định không ủng hộ Tổng thống al-Assad và tin rằng có rất ít cơ hội để ông này tiếp tục tại vị.
Tuy nhiên, Nga vẫn bảo lưu quan điểm rằng người dân Syria tự quyết định tương lai đất nước mình thông qua một giải pháp hòa bình. Ngược lại, các nước phương Tây muốn ông al-Assad ra đi, mở đường thành lập chính phủ liên minh giữa chính quyền đương nhiệm với phe đối lập. Thế nhưng, phe đối lập tại Syria kiên quyết không hợp tác cùng chính quyền của ông al-Assad.
Trong một diễn biến liên quan, AFP dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 3.7 cáo buộc phương Tây đã bóp méo nội dung trong hội nghị về Syria tại Geneva hồi cuối tuần trước. Theo ông Lavrov, Nga và Trung Quốc chưa hề thay đổi quan điểm liên quan đến các giải pháp dành cho Syria.
Ngoài ra, trang thông tin tình báo DEBKAfile hôm qua đưa tin Tehran vừa trao công hàm cho Ankara để cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề Syria. Theo đó, nếu Ankara tấn công Damascus, Iran và phong trào Hezbollah ở Li Băng trả đũa quân sự nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ. Thông tin trên được đưa ra khi quan hệ giữa Tehran với phương Tây cũng đang rất căng thẳng.
Mới đây, quốc hội Iran đã thông qua dự luật cấm các tàu chở dầu đến châu Âu đi qua eo biển Hormuz nhằm trả đũa việc EU áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào dầu mỏ nước này. Vì thế, công hàm do Tehran đưa ra có thể là dấu hiệu cho thấy chiến tranh có thể lan rộng nếu phương Tây cùng Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp quân sự vào Syria.
Theo Thanh Niên
Syria trước ngưỡng chuyển giao quyền lực Thỏa thuận vừa được các nước, có cả Nga và Trung Quốc, thông qua tại Genève (Thụy Sĩ) để mở đường cho sự ra đi của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tham gia cuộc họp do Đặc phái viên LHQ Kofi Annan chủ trì tại Genève ngày 30.6 có đại diện EU, ngoại trưởng 5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ cùng...