Vứt thi thể vào thùng rác vì nhầm tưởng là hình nộm
Cảnh sát, cứu hỏa thành phố Sherbrooke phải xin lỗi vì bỏ thi thể một phụ nữ chết cháy vào thùng rác vì tưởng đó là hình nộm.
Sự cố hy hữu xảy ra khoảng hai tuần trước nhưng chỉ được Cảnh sát trưởng thành phố Sherbrooke Danny McConnell thừa nhận hôm 29/7. Các sĩ quan cảnh sát không biết đã vứt nhầm thi thể của một phụ nữ vào thùng rác, cho tới khi chồng của nạn nhân báo tin tìm vợ mất tích.
“Khi cảnh sát và lính cứu hỏa tới nơi, các nhân chứng cho biết có người châm lửa đốt một hình nộm làm bằng silicon. Sau khi thảo luận, họ đồng ý đem thứ này vứt vào thùng rác phía sau đồn cảnh sát”, cảnh sát trưởng McConnell nói.
Thùng rác nơi chứa thi thể bị vứt nhầm ở Sherbrooke, tỉnh Quebec, Canada. Ảnh: Radio-Canada.
Tuy nhiên, khoảng 4 tiếng sau đó, một người đàn ông liên lạc với đồn cảnh sát để trình báo vợ mất tích. Sau khi tìm thông tin dựa theo điện thoại di động của nạn nhân, cảnh sát phát hiện “hình nộm” bị họ vứt vào thùng rác chính là thi thể người phụ nữ mất tích.
“Khi cảnh sát lấy hình nộm ra khỏi thùng rác, họ vô cùng kinh hoàng khi biết đó là thi thể cháy đen của người phụ nữ. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về sự việc này. Gia đình nạn nhân đã được thông báo mọi chi tiết của cuộc điều tra”, McConnell nói thêm.
Lãnh đạo cơ quan cứu hỏa thành phố Sherbrooke Stephane Simoneau cho biết các thành viên lực lượng đang bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề sau sự cố. Giới chức đang tiến hành hai cuộc điều tra độc lập về lỗi của cảnh sát và cái chết đáng ngờ của người phụ nữ.
Robert Nicholson, bác sĩ giải phẫu tại Bệnh viện Granby, cho biết sai lầm của cảnh sát và lính cứu hỏa không phải vô lý, vì cơ thể người đa phần là nước nên thi thể sẽ rất khác biệt khi chết cháy. “Khi ấy một người nặng tới 68 kg trông cũng như 27 kg”, ông nói.
Cảnh tượng tang thương như "vùng chiến sự" ở Indonesia giữa "bão" Covid-19
Nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 phải nằm chờ chết ở nhà khi các bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải ở Indonesia.
Video đang HOT
Ardi Novrianyah và các tình nguyện viên đưa thi thể một nạn nhân tử vong vì Covid-19 ra xe (Ảnh: Reuters).
Sau khi công việc lái taxi không thể tiếp tục vì những biện pháp hạn chế chống dịch Covid-19 mới của Indonesia, Ardi Novrianyah đã vận dụng kỹ năng lái xe của mình để hỗ trợ hệ thống y tế đang gặp khó khăn của thành phố quê nhà.
Những người đào mộ chuyển thi thể một nạn nhân Covid-19 tới nơi chôn cất (Ảnh: Reuters).
Ardi, 41 tuổi, là một trong khoảng 35 tình nguyện viên ở Bogor, phía nam Jakarta - những người thực hiện nhiệm vụ vận chuyển thi thể nạn nhân thiệt mạng vì Covid-19 trong khi cách ly tại nhà.
Ardi đã nhận được cuộc gọi tiếp nhận thi thể suốt 24 giờ một ngày trong tháng qua. Anh chỉ kịp chợp mắt trên chiếc ghế dài bên trong một tòa nhà không người ở sau thời gian dài làm việc.
Ardi Novrianyah nghỉ ngơi sau khi thu thập thi thể của một nạn nhân tử vong vì Covid-19 tại Bogor, tỉnh Tây Java, Indonesia (Ảnh: Reuters).
Ardi cho biết mối quan tâm dành cho hoạt động nhân đạo đã khiến anh nhận một công việc khó khăn như vậy cùng với các tình nguyện viên khác.
"Điều quan trọng là chúng tôi có mong muốn được giúp đỡ người dân với vai trò là những tình nguyện viên", Ardi nói.
Việc tiếp xúc với thi thể là chuyện mà Ardi đã quen trong thời gian làm nghề lái xe cứu thương trước đây.
Thi thể một nạn nhân qua đời vì Covid-19 tại nhà ở Bogor (Ảnh: Reuters).
Indonesia đang phải vật lộn để đối phó với làn sóng Covid-19 nghiêm trọng khi các ca mắc Covid-19 do biến thể Delta ngày càng tăng lên.
Số ca nhiễm tăng vọt khiến các bệnh viện ở Indonesia bị quá tải. Bệnh nhân không thể nhập viện, do vậy nhiều trường hợp đã tử vong tại nhà.
Người nhà mang thi thể đi chôn cất sau khi nạn nhân tử vong vì Covid-19 (Ảnh: Reuters).
Trong một cuộc gọi gần đây, nhóm của Ardi đã xử lý thi thể một người phụ nữ 64 tuổi - mẹ của Novi Bawazir. Trước đó, gia đình không thể đưa bệnh nhân vào bệnh viện dù nồng độ ôxy của bà giảm mạnh.
Trong bộ đồ bảo hộ màu trắng, Ardi và một thành viên trong nhóm đã tới nhà tiếp nhận thi thể, đặt vào quan tài và cầu nguyện trước khi lái xe đến nghĩa trang để chôn cất.
Novi Bawazir và con trai đau buồn khi chứng kiến cảnh chôn cất thi thể người mẹ qua đời vì Covid-19 (Ảnh: Reuters).
Những cái chết đột ngột như của mẹ Novi là câu chuyện mà Ardi và các tình nguyện viên khác thường xuyên chứng kiến khi dịch Covid-19 càn quét Indonesia.
Cảnh sát mặc đồ bảo hộ, cầu nguyện trước thi thể một người đàn ông tử vong vì Covid-19 tại Bogor (Ảnh: Reuters).
Lapor Covid-19, nhóm chuyên thu thập dữ liệu về đại dịch Covid-19 từ cộng đồng, cho biết kể từ tháng 6 năm nay, 625 người, chủ yếu ở Java, đã chết vì Covid-19 ở bên ngoài bệnh viện. Họ phần lớn tử vong khi đang tự cách ly ở nhà.
Rino Indira, điều phối viên của các tình nguyện viên ở Bogor, cho biết một đường dây nóng mở suốt 24 giờ đã được thiết lập và nhóm đang giúp khắc phục lỗ hổng trong hệ thống y tế "căng như dây đàn" của thành phố.
Những người đào mộ chôn cất quan tài của một bệnh nhân qua đời vì Covid-19 trong khi đang cách ly ở nhà tại Bogor (Ảnh: Reuters).
"Đây là tình huống khẩn cấp ở Bogor", Rino, người cũng thuộc đội chuyên trách Covid-19 của chính quyền địa phương nói, đồng thời cho biết thêm rằng nhóm của anh đang xử lý khoảng 7-9 thi thể mỗi ngày.
Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư thế giới với hơn 270 triệu người, trong tuần này đã ghi nhận số ca nhiễm ở mức cao kỷ lục là 57.000 người mỗi ngày, tăng gấp 7 lần so với một tháng trước, trong khi số người chết tăng gấp đôi từ đầu tháng 7, lên khoảng 1.000 người/ngày. Chủ tịch Hiệp hội Y tế Indonesia (IDI) Slamet Budiarto mô tả tình hình dịch bệnh hiện nay giống như "vùng chiến sự".
Gương mặt mệt mỏi của một thợ đào mộ ở Bogor (Ảnh: Reuters).
Indonesia đã trở thành vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, một phần do sự bùng phát của biến chủng Delta. Tính đến nay, nước này ghi nhận gần 75.000 ca tử vong và gần 3 triệu ca mắc Covid-19. Mặc dù hệ thống y tế của Indonesia đã ở trên bờ vực sụp đổ bởi làn sóng Covid-19 mới nhất, song các chuyên gia cảnh báo Indonesia vẫn chưa đến đỉnh dịch.
Khẩu trang và đồ bảo hộ được đốt sau đám tang của một nạn nhân qua đời vì Covid-19 (Ảnh: Reuters).
WHO cảnh báo nguy cơ tử vong cao hơn ở những bệnh nhân HIV/AIDS mắc COVID-19 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định HIV/AIDS là một yếu tố rủi ro "đáng kể" khiến những người mắc COVID-19 phải nhập viện có diễn biến bệnh nặng hơn và thậm chí nguy cơ tử vong cao hơn. Các tình nguyện viên chôn cất thi thể bệnh nhân COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 15/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN WHO đưa ra...