Vứt kính ở bảo tàng, người xem tưởng tác phẩm nghệ thuật
Hai người dùng trên Twitter chuyên ghi hình những trò đùa cợt vừa có sáng kiến làm nhiều nguời bất ngờ.
Cặp kính cố ý “bỏ quên” trên sàn bảo tàng
Trên Twitter Moment, trang điểm tin những bài đăng nổi bật và sự kiện đáng chú ý, hai prankster (người chuyên sắp xếp ghi hình các trò đùa cợt) là TJCruda và K_vinn đã bí mật đặt một cặp kính ngay ngắn trên sàn nhà một bảo tàng ở vị trí sát tường.
Đương nhiên đó chỉ là một cặp kính bình thường, không hề liên quan tới cuộc triển lãm diễn ra ngày hôm đó.
Tuy thế, nhiều nguời tham quan đã dừng lại và ngắm nghía chúng một cách chăm chú, có thể do tò mò, hoặc họ thực sự đang suy nghĩ để tìm ra được ý nghĩa của cặp kính kia.
Video đang HOT
Một số trong đó còn cho rằng đây là một tác phẩm thuộc trường phái tối giản đang nổi lên thời gian gần đây. Có lẽ đó là lý do nhiều người ‘lọt hố’ đến vậy. Ngay sau khi TJCruda đăng hình lên Twitter, bài đăng đã nhận được 50.000 lượt ‘thích’ và 48.000 lượt chia sẻ lại.
Một trong hai tác giả của “tác phẩm nghệ thuật”, K_vinn cho biết: “Ngại nhất là quay lại nhặt kính lên đeo và vờ như không biết gì hết”.
Theo Danviet
Số phận bộ tranh quý của Hà Lan đang bị 'cầm giữ' ở Ukraine
Một nhóm người Ukraine được coi là tình cờ phát hiện ra bộ sưu tập 24 bức tranh kinh điển bị đánh cắp từ Bảo tàng Westfries, Hà Lan cách đây 10 năm đã đòi 5 triệu USD tiền chuộc. Nhưng phía Hà Lan chỉ đồng ý trả 1% cho số tiền ấy. Vì vậy, người Hà Lan lo ngại rất có thể những di sản văn hóa này sẽ bị tuồn ra 'chợ đen' mà không thể ngăn chặn được.
Những bức tranh cổ của Hà Lan được cho là tìm thấy trong khu vực miền Đông Ukraine
Đòi tiền chuộc lại tranh
Trong một cuộc họp hôm 4-8-2015 tại Thủ đô Kiev của Ukraine, Bảo tàng Westfries Hà Lan thông báo rằng họ đang có cơ hội mua lại 24 bức tranh bị đánh cắp từ năm 2005. Bộ sưu tập này bao gồm 10 bức tranh từ thế kỷ 17,18 vẽ phong cảnh, chân dung và tranh Kinh Thánh cùng với nhiều trang sức bằng bạc bị đánh cắp vào đêm 9-1-2005 khỏi Bảo tàng Westfries ở Hoorn, cách Thủ đô Amsterdam khoảng 1 giờ xe chạy. Trong số các bức tranh có bức "Rebecca và Eliezer" của họa sỹ danh tiếng Jan Linsens hay bức "Lady World" độc đáo của Jacob Waben.
Ông Arthur Brand, chuyên gia phục hồi các tác phẩm nghệ thuật được Bảo tàng Westfries Hà Lan mời đến Ukraine để đàm phán. Trung gian môi giới trong vụ "chuộc" tranh này là Borys Humeniuk. Tay này xưng là Phó chỉ huy của Oun, viết tắt của Tổ chức Quốc dân Ukraine thời gian qua trở thành một đội quân vũ trang chống lại lực lượng ly khai miền Đông Ukraine. Tuy vậy, theo nguồn tin của Oun thì Borys đã bị sa thải và đang tham gia chính trường với tư cách thành viên Đảng Svoboda.
Một tháng trước đó, Borys Humeniuk đã tiếp cận Đại sứ quán Hà Lan tại Kiev. Người này cho biết, lực lượng dân quân Ukraine đã phát hiện bộ sưu tập những bức tranh quý trong một biệt thự của một người có quen biết với một chính khách cỡ bự của Ukraine, nhưng thông tin còn khá mơ hồ.
Trong lần liên hệ đầu tiên hồi tháng 7-2015, một thư điện tử được gửi đến bảo tàng với tấm ảnh chụp một trong số các bức tranh bị đánh cắp. Những kẻ đang giữ bộ sưu tập tranh cổ quý hiếm này tuyên bố muốn trả lại cho Hà Lan và chỉ yêu cầu "một chút bồi thường", chuyên gia Brand nói. "Nhưng họ cho rằng, các bộ sưu tập trị giá 50 triệu euro. Vì vậy, tôi cho rằng những người đang cầm giữ tranh cổ chỉ muốn tiền. Trong trường hợp này, phí dành cho người tìm được là 10%, vậy có thể hiểu là họ đòi 5 triệu euro".
Chuyên gia Brand có ý định trả số tiền lớn như vậy. Theo ước tính của Bảo tàng Westfries Hà Lan, các tác phẩm nghệ thuật này trị giá khoảng 1,3 triệu euro vào thời điểm trước khi xảy ra vụ cướp, hiện giờ tổng giá trị cùng lắm là 500.000 euro vì bọn cướp đã cắt tranh ra khỏi khung treo. Bởi vậy, nếu bảo tàng mua lại, họ sẽ trả không quá 50.000 euro.
Dễ bị tuồn ra "chợ đen"
Công việc tình cờ khiến chuyên gia Arthur Brand tiếp xúc với nhiều loại tội phạm trong giới trộm tranh. Đối với giới tội phạm, các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp thường trở thành món hàng trao đổi, đôi khi như là tài sản thế chấp và có thể bị qua tay nhiều lần, vì thế khó có thể lần ra đâu là kẻ trộm đã gây ra vụ cướp ban đầu. Thật ngạc nhiên là sau đó, Brand đã phát hiện ra rằng bên rao bán tranh mà Borys cần phải hỏi ý kiến liên quan đến những nhân vật "sừng sỏ" ở Ukraine, trong đó có Oleg Tyahnybok, một cựu lãnh đạo đảng theo đường lối dân tộc chủ nghĩa Svoboda .
Ông Brand cũng được biết rằng thương vụ mời bảo tàng Hà Lan mua lại tranh quý chỉ được coi là mang tính tham khảo vì họ không được coi là khách hàng tiềm năng, một bên thứ ba đã liên hệ với đầu mối bán tranh để "đánh tiếng". Vì thế, chuyên gia lão luyện Brand xác định bên bán không chấp nhận giá 50.000 euro mà sẽ tuồn ra "chợ đen" để thu lời hơn.
Trước cáo buộc về sự liên quan đến một vụ trao đổi kho báu quốc gia bị đánh cắp, ông Oleg Tyahnybok không chút dao động. Trên trang Facebook của mình, ông ta viết đầy vẻ thách thức: "Đại diện Bảo tàng Westfries thân mến. Hãy tới đây và lấy những tranh được "tìm thấy" của các ông về trưng bày đi". Kèm theo lời thách thức đó là bức chân dung cười đầy ẩn ý của Stepan Bandera, một trong những người sáng lập Oun - nhóm cực hữu khét tiếng ở Ukraine từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai.
Theo_An ninh thủ đô
Top 10 bảo tàng độc đáo nhất thế giới Bảo tàng Nghệ thuật xấu xí, bảo tàng trừng bày ký sinh trùng, xác ướp hay thậm chí dương vật... là những bảo tàng độc đáo, có 1 0 2 trên thế giới. Bảo tàng Nghệ thuật Xấu xí (có 3 cơ sở ở các thành phố Dedham, Somerville và Brookline thuộc bang Massachusetts, Mỹ) mở cửa từ năm 1994 là nơi trưng...