Vứt khẩu trang phòng dịch bệnh bừa bãi – hành động thiếu ý thức gây bức xúc
Khẩu trang có dính giọt bắn của người nhiễm virus mang nguy cơ khó lường. Đáng tiếc, nhiều người chưa có ý thức bỏ khẩu trang đúng nơi, đúng chỗ.
Câu chuyện được tài khoản Gia H. chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người suy ngẫm. Nhất là trong thời điểm dịch virus corona đang diễn biến phức tạp, gây nhiều lo ngại.
Theo quan sát của anh H., khẩu trang đã qua sử dụng nằm rải rác khắp khu xóm nhỏ của anh. Trước nguy cơ phát tán virus này, anh lo ngại:
“ Bây giờ không biết khẩu trang có tác dụng phòng virus hay để phát tán virus nữa? Đi quanh cái quanh cái xóm bé bằng bàn tay mà chỗ nào cũng thấy khẩu trang. Sợ quá, tránh cũng không được! Mua cho lắm vào rồi vứt bừa bãi. Chán cái ý thức kém của một số người“.
Video đang HOT
Tài khoản Gia H. đăng kèm hình ảnh chụp tại xóm nhỏ của anh.
Cùng suy nghĩ với anh H., nhiều tài khoản tỏ ra bất bình, bức xúc với tình trạng nguy hiểm và khó coi này.
“ Đồ dùng để phòng dịch xong thì phải xử lý đúng cách, chứ đổ xô đi mua khẩu trang xong về vứt thế này thì có tác dụng gì?“, tài khoản Dung Nguyễn bình luận.
“ Khi thùng rác cách đó vài bước chân mà người ta lười. Bệnh dốt, bệnh ý thức kém nguy hại không kém dịch bệnh mới này đâu“, một dân mạng khác bày tỏ.
Thời gian gần đây, trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona gây ra khiến nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế tăng cao. Cùng với đó, trên đường phố xuất hiện tình trạng khẩu trang y tế đã qua sử dụng bị vứt bừa bãi. Điều này càng khiến cho người dân lo ngại về nguy cơ phát tán dịch bệnh.
Tờ Tuổi trẻ dẫn lời bác sĩ Hồ Thượng Dũng, phó giám đốc bệnh viện Thống Nhất TP HCM, cho biết khoảng thời gian virus gây bệnh có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài là 30 – 60 phút, vì vậy việc vứt khẩu trang y tế đã sử dụng bừa bãi là không nên.
Trong khi đó, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo người dân sau khi dùng khẩu trang y tế một lần chỉ nên tháo bằng dây đeo và bỏ thẳng vào thùng rác có nắp đậy.
Chưa kể, việc vứt khẩu trang vô tội vạ có thể gây mất mĩ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Theo thegioitre
Nghiên cứu sinh gây chú ý khi đọc sách dù bị cách ly vì dịch corona
Hình ảnh người đàn ông chăm chú đọc sách trong bệnh viện dù đang được cách ly để điều trị dịch corona thu hút sự chú ý của dân mạng Trung Quốc.
22h ngày 5/2, "Fangcai Hospital" - bệnh viện dã chiến được dựng trong Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) - được khai trương và bắt đầu tiếp nhận những bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus corona.
Trên báo chí và các diễn đàn, tình hình các bệnh nhân trong viện được cập nhật. Trong đó, hình ảnh về người đàn ông bịt khẩu trang, chăm chú đọc sách dù đang nằm trên giường bệnh thu hút sự chú ý của dân mạng.
Hình ảnh người đàn ông chăm chú đọc sách khi bị cách ly điều trị trong viện.
Nói với Chutian Metropolis Daily, anh chàng giới thiệu mình họ Phó, 39 tuổi. Anh đến từ Hanchuan, thành phố Hiếu Cảm, Hồ Bắc.
Anh từng tốt nghiệp Đại học Vũ Hán, sau đó sang Mỹ du học. Hiện anh là nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại ĐH bang Florida (Mỹ).
"Lần này tôi về nhà thăm gia đình ở Vũ Hán. Tôi không ngờ lại trở thành người bị nhiễm bệnh", anh nói.
Chia sẻ về bức ảnh đọc sách dù đang phải cách ly điều trị trong viện, Phó cho hay đọc sách là sở thích của anh.
"Quyển sách này tôi mua trong một cửa hiệu sau khi về chơi ở Vũ Hán", anh kể. Phó bất ngờ khi mình bỗng dưng nổi tiếng trên mạng.
Hình ảnh đẹp khiến nhiều người lạc quan hơn giữa tình hình bệnh dịch.
Trước đó, cha của anh bị sốt và phải theo dõi ở nhà một tuần nhưng không thuyên giảm. Ông đã được kiểm tra tại Bệnh viện Đại học Y khoa Liên minh Vũ Hán và cuối cùng được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi do chủng mới của virus corona.
Cùng thời điểm, Phó cũng mắc những triệu chứng tương tự và phải đi làm xét nghiệm. Sau khi nhận thông báo kết quả, anh được đưa vào bệnh viện Fangcai cùng nhóm bệnh nhân đầu tiên trong tối 5/2.
"Bây giờ tôi thấy ổn rồi, không sốt, chỉ còn ho một chút", anh nói với phóng viên. Anh tin rằng chỉ cần hợp tác tốt với bác sĩ để điều trị sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
Phó cũng nói thêm hy vọng mọi người sẽ quan tâm hơn tới các bác sĩ, nhân viên y tế đang chiến đấu hết mình để chống dịch thay vì chú tâm về anh.
Theo Zing
Y tá, cảnh sát TQ nén đau thương khi người nhà mất để ở lại chống dịch Có người nhà mất khi đang làm nhiệm vụ chống dịch virus corona, y tá Li Tianling và cảnh sát Ke Xianbin vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, không để ảnh hưởng đến công việc. Giữa mùa dịch bệnh khó khăn, những câu chuyện cảm động về các nhân viên y tế, đội ngũ cảnh sát, quân đội nơi tiền tuyến được...