Vượt ‘Tuổi hai lăm, tuổi hai mốt’, ‘Snowdrop’ có Jisoo trở thành phim hot nhất Twitter
Bộ phim truyền hình đầu tay của “chị cả” BlackPink hợp tác cùng tài tử Jung Hae In là tác phẩm được nhiều người quan tâm nhất Twitter 2022.
Vừa qua, Twitter Hàn Quốc công bố danh sách các bộ phim nhận được nhiều lượt tương tác nhất của nước này, trong giai đoạn từ tháng 1 – 8.2022. Theo nền tảng này, số lần người dùng nhắc đến những phim truyền hình, phim điện ảnh và webtoon (truyện tranh mạng) của Hàn Quốc đã tăng 546% trong vòng 10 năm qua, chứng tỏ sự phát triển vượt trội trong lĩnh vực sản xuất nội dung.
Phim truyền hình Hàn Quốc đang ngày càng phát triển mạnh mẽ
Cùng với sức hút mạnh mẽ của những bộ phim truyền hình nổi tiếng, các bài viết về diễn viên, tình tiết, tỉ suất người xem của phim cũng liên tục xuất hiện trên mạng xã hội. Ngoài Hàn Quốc thì Thái Lan, Mỹ, Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Brazil, Nhật Bản, Anh, Mexico, Canada, Pháp, Việt Nam… là các quốc gia có nhiều cuộc thảo luận về phim ảnh xứ kim chi nhất trên Twitter. Dưới đây là những tác phẩm được khán giả toàn cầu quan tâm hàng đầu:
Snowdrop ( Hoa tuyết điểm)
Là bộ phim truyền hình đầu tay của Jisoo (BlackPink), Snowdrop đã thu hút được nhiều sự chú ý của người hâm mộ trên thế giới. Lấy bối cảnh chính trị hỗn loạn của năm 1987, phim miêu tả câu chuyện tình yêu lãng mạn giữa người tham gia biểu tình Suho (Jung Hae In) và cô sinh viên Young Ro (Jisoo). Mọi chuyện bắt đầu khi Suho phải trốn trong ký túc xá của đại học nữ và được Young Ro chăm sóc cũng như che giấu thân phận.
Phim hợp tác giữa Jisoo (BlackPink) và Jung Hae In được nhiều người quan tâm nhất Twitter 2022
Ngoài câu chuyện tình đầy đau thương của Jisoo và Jung Hae In, một nguyên nhân khác khiến cho Snowdrop trở thành chủ đề được nhiều người bàn tán chính là cáo buộc xuyên tạc lịch sử Hàn Quốc. Ngay từ khi lên sóng, phim đã gặp phải làn sóng tẩy chay mạnh mẽ và vướng vào nhiều tranh cãi. Mặc cho phía nhà sản xuất ra sức giải thích, nhiều bộ phận khán giả vẫn chỉ trích bộ phim, các cuộc thảo luận về Snowdrop cũng liên tục xuất hiện.
Twenty five, twenty one (Tuổi hai lăm, tuổi hai mốt)
Là sản phẩm hợp tác giữa nền tảng Netflix và đài cáp tvN, Tuổi hai lăm, tuổi hai mốt lấy bối cảnh thời kỳ hỗn loạn trong cuộc khủng hoảng IMF (khủng hoảng tài chính châu Á) năm 1998. Phim kể về lần đầu gặp gỡ của chàng trai 22 tuổi Baek Yi Jin (Nam Joo Hyuk) và cô gái tuổi 18 Na Hee Do (Kim Tae Ri). 3 năm sau, ở tuổi 25 và 21, họ gặp lại nhau, dần phát triển mối quan hệ từ tình bạn thân thiết thành người yêu, xen lẫn đó là những đau thương và tuyệt vọng.
Video đang HOT
Tập cuối của Tuổi hai lăm, tuổi hai mốt được nhiều người bàn luận sôi nổi
Ngay từ khi lên sóng, phim đã nhận được nhiều lời khen ngợi về nội dung thú vị, thông điệp ý nghĩa và “phản ứng hóa học” tự nhiên của bộ đôi diễn viên chính. Nhờ vậy, Tuổi hai lăm, tuổi hai mốt đã thu được tỉ suất người xem lý tưởng và liên tục trở thành bộ phim được yêu thích nhất hàng tuần. Ngoài ra, cái kết đầy tiếc nuối của phim cũng là đề tài mà nhiều cư dân mạng bàn luận sôi nổi trong suốt một thời gian dài.
Hẹn hò chốn công sở
Là dự án do đài SBS sản xuất, Hẹn hò chốn công sở kể về cuộc gặp gỡ định mệnh giữa nữ nghiên cứu viên Shin Ha Ri (Kim Se Jeong) và nam giám đốc đến từ gia đình tài phiệt Kang Tae Mu (Ahn Hyo Seop). Vì muốn giúp bạn thân, Ha Ri đã dùng danh tính giả để đi xem mắt hộ, không may “đối tác hẹn hò” lại chính là sếp của cô – Tae Mu. Kể từ đó, loạt tình huống dở khóc dở cười liên tiếp xảy ra khiến khán giả không khỏi thích thú.
Hẹn hò chốn công sở có tỉ suất người xem lý tưởng
Bên cạnh hai diễn viên chính, chuyện tình của cặp đôi phụ là Jin Young Seo (Seol In Ah) và Cha Sung Hoon (Kim Min Kyu) cũng là một trong những yếu tố giúp bộ phim trở nên hấp dẫn. Trong giai đoạn phát sóng, các tình tiết xoay quanh bộ phim như chuyện tình yêu, cảnh hôn, cảnh nóng… thường xuyên được khán giả thảo luận và trở thành đề tài “hot” trên mạng xã hội.
Ngôi trường xác sống
Sau “bom tấn” Trò chơi con mực và Hellbound, Netflix tiếp tục mang đến cho khán giả toàn cầu một tác phẩm Hàn Quốc gay cấn không kém – Ngôi trường xác sống. Phim là câu chuyện xoay quanh một nhóm học sinh phải chiến đấu chống lại những người thân thương nhất của mình khi họ biến thành thây ma. Trong hoàn cảnh không có bất kỳ sự trợ giúp nào, các thiếu niên trung học buộc phải tìm mọi cách để bảo vệ bản thân và sống sót.
Ngôi trường xác sống quy tụ nhiều diễn viên mới
Không chỉ gây chú ý nhờ nội dung kịch tính, Ngôi trường xác sống còn được yêu thích nhờ sở hữu dàn diễn viên trẻ, toàn “trai xinh, gái đẹp” và câu chuyện tình yêu của họ.
Ngoài những cái tên trên, các bộ phim truyền hình Hàn Quốc hot nhất Twitter 2022 lần lượt là: Mùa hè yêu dấu của chúng ta, Semantic error, Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo, Cổ tay áo màu đỏ, Our blues và Trò chơi con mực.
Hơn 300 nghìn chữ ký đòi xóa sổ 'Snowdrop', nhà sản xuất cuối cùng đã lên tiếng nhưng dư luận vẫn gay gắt chỉ trích
300 nghìn chữ ký phản đối và vẫn đang tiếp tục tăng, 20 nhà tài trợ rút quảng cáo, thư ký của Tổng Thống cũng phải lên tiếng chỉ trích... Snowdrop đang đối mặt với áp lực lớn hơn bao giờ hết.
Snowdrop (Hoa tuyết điểm) là dự án phim đầu tay của Jisoo (BlackPink) hợp tác cùng nam diễn viên đình đám Jung Hae In. Ngoài cặp đôi chính, Snowdrop còn quy tụ dàn sao thực lực, gạo cội đều có đủ nên từ lúc mới bắt đầu công bố dự án đã rất được mong chờ.
Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi Snowdrop được cho là rò rỉ nội dung phim có liên quan đến cuộc phong trào dân chủ Gwangju xảy ra năm 1987 của Hàn Quốc. Từ những thông tin lan truyền trên mạng, netizen cáo buộc kịch bản Snowdrop xuyên tạc lịch sử, tô hồng cho nhiều nhân vật khác nhau và lãng mạn hóa bi kịch của người thật ngoài đời. Tranh cãi gay gắt đến mức netizen Hàn đã đệ đơn kiến nghị Nhà Xanh hủy ngay việc sản xuất bộ phim này.
Sau đó, Nhà Xanh phản hồi đơn kiến nghị cho biết nhà sản xuất của Snowdrop đã cam kết sẽ không đưa tình tiết sai sự thật lịch sử vào phim, đồng thời tuyên bố giám sát chặt chẽ nội dung phim lên sóng. Snowdrop vẫn sẽ được công chiếu như thường, nhưng nếu bị phản ánh về thông tin sai sự thật, Nhà Xanh sẽ xem xét yêu cầu gỡ bỏ phim.
Mới đây, Snowdrop đã lên sóng 2 tập phim và tranh cãi xuyên tạc lịch sử lại tiếp tục dấy lên, lần này còn bùng nổ gay gắt hơn xưa. Một đơn kiến nghị mới đã tập hợp được hơn 300 nghìn chữ ký chỉ trong vài ngày và vẫn đang tiếp tục tăng lên với tốc độ rất nhanh.
Ngoài ra đã có 20 nhà tài trợ lớn nhỏ của Snowdrop tuyên bố rút tài trợ, thậm chí còn yêu cầu phim phải cắt những phân cảnh có xuất hiện tên thương hiệu hay sản phẩm. Phản ứng này cho thấy Snowdrop đang đối đầu với sóng gió lớn hơn trước đây rất nhiều.
Độ nóng của sự việc ngày càng tăng lên khi sáng 21/12, ông Yoon Young Chan - thư ký báo chí của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cũng đã hướng chỉ trích đến Snowdrop.
Ông Yoon cho rằng phim đã bóp méo lịch sử một cách khéo léo và cho rằng điều đó đang ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến hình ảnh của lịch sử, văn hóa Hàn Quốc đối với thế hệ trẻ cũng như với bạn bè trên thế giới. Ông Yoon khuyến cáo đội ngũ sản xuất phim truyền hình cũng như các đài phát thanh nên nâng cao nhận thức về lịch sử, cũng đồng nghĩa với việc ủng hộ gỡ bỏ Snowdrop của một bộ phận netizen Hàn.
Ý kiến của ông Yoon không đại diện cho Nhà Xanh, nhưng có thể thấy được đến mức một chính khách cũng quan tâm đến thì tranh cãi của Snowdrop đang căng như dây đàn.
Trước phản ứng gay gắt từ khán giả, nhà sản xuất phim đã một lần nữa phủ nhận, bác bỏ mọi cáo buộc xuyên tạc, bóp méo lịch sử của Snowdrop.
Cụ thể, nhà đài jTBC cho biết Snowdrop là một bộ phim hư cấu, kể câu chuyện không có thực trong bối cảnh các cường quốc hợp lực với chế độ Bắc Triều Tiên để duy trì quyền lực. Bộ phim sẽ xoay quanh những cá nhân bị lợi dụng và bất đắc dĩ phải hy sinh trong cuộc chiến tranh giành quyền lực.
Không có gián điệp nào dẫn đầu phong trào dân chủ trong Snowdrop. Nam, nữ chính không tham gia lãnh đạo phong trào dân chủ trong tập 1, 2 và cũng không có lãnh đạo phong trào dân chủ nào xuất hiện trong 2 tập đầu, đại diện nhà đài tuyên bố. JTBC cũng khẳng định ở 14 tập phim còn lại cũng sẽ không có nội dung này.
Bên cạnh đó, những hiểu lầm liên quan đến lo ngại xuyên tạc lịch sử, miệt thị phong trào dân chủ sẽ được giải quyết trong quá trình phát triển của phim. Tuy nhiên, nhà đài từ chối tiết lộ về các tình tiết chưa được phát sóng của Snowdrop và hy vọng khán giả sẽ mở lòng đón nhận phim trong tương lai.
Tuyên bố mới của nhà đài jTBC thực chất vẫn là bình mới rượu cũ, đã từng được nhà sản xuất chia sẻ nhiều lần trước đó. Cũng vì lý do này mà phản ứng phản đối phim gay gắt vẫn chưa thể lắng xuống. Hầu hết netizen chỉ trích nhà đài có phản ứng quá hời hợt, không để tâm đến việc dàn diễn viên đang bị chỉ trích bởi nội dung ra sao. Việc jTBC từ chối tiết lộ nội dung phim và trả lời lấp lửng, cho rằng tranh cãi xuyên tạc lịch sử là hiểu lầm khiến khán giả liên tưởng đến việc nhà đài đang lợi dụng ồn ào này để lăng xê Snowdrop hơn là thực tâm muốn giải quyết triệt để mọi tranh cãi.
Trong tình hình này, liệu Snowdrop có thể thuận lợi phát sóng 14 tập còn lại hay không vẫn là vấn đề khó đoán.
'Trò chơi con mực', 'Snowdrop' và những bộ phim Hàn vướng tranh cãi Nhiều bộ phim truyền hình Hàn Quốc bị chỉ trích về các vấn đề như chiếm đoạt văn hóa, xuyên tạc lịch sử, ngược đãi động vật... Bên cạnh những dự án thành công, được khán giả hết lòng yêu mến, làng phim ảnh xứ kim chi cũng có nhiều tác phẩm từng vấp phải tranh cãi, bị người xem lên án, thậm...