Vượt Thái Lan, Việt Nam lọt top 10 các quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng logistics năm 2019
10 quốc gia đứng đầu bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Indonesia, Malaysia, Ả rập Saudi, Mexico, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Thái Lan xếp sau Việt Nam 1 bậc còn Philippines kém 10 bậc.
Đây là chỉ số được xem là thước đo đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể dựa trên sức mạnh logistics và các nền tảng kinh doanh. Theo đó, 50 quốc gia được xếp hạng theo các yếu tố khiến những nước này trở nên hấp dẫn đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, giao nhận, phân phối…
Theo Agility Emerging Markets Logistics Index 2019, 10 quốc gia đứng đầu bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Indonesia, Malaysia, Ả rập Saudi, Mexico, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Thái Lan xếp sau Việt Nam 1 bậc còn Philippines kém 10 bậc.
Trung Quốc và Ấn Độ đứng đầu bảng xếp hạng năm 2019 về quy mô và sức mạnh thị trường logistics quốc tế và trong nước. Dù vậy, khảo sát cho thấy 2 quốc gia này bị đánh giá kém hơn với các nước nhỏ về các nền tảng kinh doanh.
Việt Nam, Indonesia và Malaysia đã được chọn là những thị trường mới nổi có tiềm năng về logistics nhất sau Ấn Độ và Trung Quốc. Nguyên nhân là các điều kiện kinh doanh thuận lợi cùng với lợi thế về giá trị của sản xuất và chuỗi cung ứng đã giúp một số quốc gia Đông Nam Á đứng gần đầu trong bảng Chỉ số.
Bên cạnh đó, 56% những người được hỏi cho rằng căng thẳng thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc có thể có lợi cho các quốc gia Đông Nam Á, bởi đây sẽ là địa điểm sản xuất và cung ứng lý tưởng thay thế Trung Quốc.
Trong số 50 quốc gia được khảo sát, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia xếp hạng cao nhất về logistics trong nước.
Video đang HOT
Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico đứng đầu về logistics quốc tế, trong khi Việt Nam xếp thứ 4, Indonesia xếp thứ 5 và Thái Lan xếp thứ 7. Ngoài ra, UAE, Malaysia và Qatar được đánh giá là có các nền tảng kinh doanh tốt nhất.
Báo cáo cũng cho thấy thương mại điện tử đang thúc đẩy cơ hội logistics tại các thị trường mới nổi. 60% các giám đốc điều hành trong ngành logistics được hỏi dự báo các nhà bán lẻ sẽ tăng cường thuê ngoài để giao hàng tới tay người mua; 47,4% dự báo việc tăng cường thuê nguồn lực bên ngoài để hoàn tất giao dịch điện tử.
Theo Trí thức trẻ
Hội nghị Mỹ-Triều tại Hà Nội: Cơ hội để đưa chứng khoán Việt Nam "bùng nổ" trở lại!
Đây là nhận định của chuyên gia công ty chứng khoán MB (MBS) khi cho rằng, sự kiện này sẽ là yếu tố hỗ trợ mang tính dài hạn cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Có thể đây là cơ hội để "make VN-Index great again" (khiến VN-Index bùng nổ trở lại).
Chỉ trong 2 tháng đã lấy lại những gì đánh mất trong năm 2018
Trong báo cáo chiến lược tuần này, các chuyên gia phân tích từ công ty chứng khoán MB (MBS) nhận xét, chưa đầy 2 tháng đầu năm thị trường đã lấy lại những gì đã mất trong năm 2018 (giảm 9,3%) với mức tăng 10,8%.
Kể từ mức đáy thiết lập hồi đầu năm thì chỉ số VN-Index đã tăng 12,5% tương đồng với xu hướng tăng hình chữ V của chứng khoán toàn cầu.
Tăng trưởng ấn tượng của VNIndex trong tuần qua so với các chỉ số chứng khoán thế giới
Mặc dù có ý kiến cho rằng thị trường hiện đang ở vùng quá mua, tuy nhiên MBS cũng lưu ý rằng, nếu nhìn sang thị trường các nước trong khu vực thì mức tăng như trên của VN-Index là khá bình thường, càng không phải trường hợp cá biệt thậm chí còn là khiêm tốn nếu so với thị trường Mỹ khi chỉ số S&P500 đang hướng đến đỉnh cao mọi thời đại.
Bên cạnh đó, mức tăng của thị trường chỉ tập trung ở các cổ phiếu trụ trong khi phần lớn mặt bằng cổ phiếu tăng chưa đáng kể, ngay cả nhóm vốn hoá trung bình tuần vừa qua cũng chỉ tăng rất nhẹ 0,4% thậm chí nhóm cổ phiếu vốn hoá nhỏ còn giảm 1%.
Do vậy chỉ số kỹ thuật chưa phản ánh đúng bản chất thị trường, chỉ số chung được neo giữ và đẩy lên nhờ sự luân phiên của các trụ nên nhà đầu tư rất dễ bị ảo giác nếu đánh giá thị trường qua chỉ số chung.
Thanh khoản tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong 4,5 tháng một phần nhờ khối ngoại tăng cường giải ngân thông qua các quỹ ETF nội và ngoại. Tuần qua thị trường đã chứng kiến 2 quỹ ETF bắt đầu giải ngân là: KIMKINDEX Vietnam và Xtrackers FTSE Vietnam.
Với mức thanh khoản như trong 2 tuần vừa qua, MBS cho rằng, có lẽ cần một thông tin hỗ trợ đột biến hơn là bối cảnh bình bình hiện tại. Dòng tiền lớn đã được kích hoạt, nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu quan tâm hơn đến thị trường, triển vọng kinh tế vĩ mô vẫn đang là động lực khiến động thái giải ngân từ phía nhà đầu tư trong và ngoài nước mạnh hơn.
Lúc này ở bên ngoài, tình hình đang có triển vọng hơn. Đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang trong giai đoạn nước rút trước thời hạn 1/3 và đang có bước tiến nên thay vì kết thúc vào ngày thứ 6 như trong kế hoạch ban đầu thì sẽ tiếp tục kéo dài thêm 2 ngày cuối tuần.
Ông Trump nói: "Cả hai bên đều muốn đạt một thỏa thuận thực sự. Chúng tôi muốn có một thỏa thuận có ý nghĩa, chứ không phải là một thỏa thuận cho xong và chẳng có ý nghĩa gì". Ông cũng nói sẽ "vinh dự" dỡ bỏ toàn bộ thuế quan nếu hai bên đạt được một thỏa thuận.
Sự kiện đáng chú ý nhất trong tuần này chính là thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra tại Hà Nội (trong ảnh: hai nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Donald Trump gặp nhau hồi tháng 6 năm ngoái tại Singapore)
VN-Index sẽ sớm đạt 1.024 đến 1.034 điểm
Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã vượt ngưỡng trung bình 200 ngày, một ngưỡng kỹ thuật then chốt thường được theo dõi. Do vậy về xu hướng rõ ràng thị trường đang trong xu hướng tăng dài hạn.
Với quan điểm dài hạn, các mốc cản ở vùng đỉnh tháng 10 chỉ là nhỏ và thứ yếu vì một xu thế tăng dài hạn mới đang diễn ra, những lo ngại về các rung lắc mạnh hơn có thể có ở khu vực lần cận vẫn không có đủ lý do để thay đổi đánh giá về xu hướng tăng của thị trường tính đến hiện tại.
Tuy nhiên trong ngắn hạn, cụ thể là trong tuần này, theo dự báo của MBS, thị trường sẽ có cơ hội điều chỉnh trong vùng 1.024 - 1.034 điểm, vùng có mặt của một số ngưỡng kỹ thuật quan trọng. Song nếu có điều chỉnh thì cũng không đáng ngại vì đó cũng là tâm lý chờ đợi chung của phần đông nhà đầu tư, bên cạnh đó càng lên cao thì sự đồng thuận cũng yếu đi, thị trường cũng cần hạ nhiệt để dòng tiền đến muộn có cơ hội mua mới.
Sự kiện đáng chú ý cho cả kinh tế và chính trị trong tuần này là hội nghị Mỹ - Triều. Đây là cơ hội tích cực giúp Việt Nam thu hút hơn với Quốc tế tạo cú huých cho tăng trưởng kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
"Việt Nam có cơ hội nâng cao vị thế, cũng như uy tín trên trường quốc tế và trong mắt giới đầu tư toàn cầu", MBS nhận định.
Giữa lúc đó, Chính phủ đang đặt kỳ vọng mới vào thị trường chứng khoán đồng thời cam kết xây dựng một thị trường lành mạnh, bền vững. Đặc biệt trong nhiệm vụ của ngành chứng khoán về dài hạn phải tích cực khơi thông dòng vốn nước ngoài thông qua các giải pháp chính sách cụ thể, thiết thực, góp phần phát triển thị trường theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại tiếp cận thông lệ quốc tế để sớm đạt mục tiêu về nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Do vậy, theo MBS, sự kiện này sẽ là yếu tố hỗ trợ mang tính dài hạn cho thị trường chứng khoán. Có thể đây là cơ hội để "make VN-Index great again" (khiến VN-Index bùng nổ trở lại).
Theo Dân trí
Chứng khoán sáng 12/2: Giá trị giao dịch HOSE tăng gần 70% so với hôm qua Tâm lý nghỉ Tết dường như đã kết thúc sau khi dòng tiền trong phiên giao dịch thứ 2 của năm Kỷ Hợi đã tăng mạnh tại HOSE. VN-Index sáng 12/2. Trong phiên giao dịch thứ hai của năm Kỷ Hợi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự lễ đánh cồng đầu xuân. Trong bài phát biểu, Thủ tướng tiếp tục thể...