Vượt qua nhiễm SARS-CoV-2, bác sĩ lăn xả giành sự sống bệnh nhân Covid-19
Xung phong chi viện cho tuyến đầu khốc liệt, 2 tháng qua, các y bác sĩ gần như quên ăn, quên ngủ. Có những người dù mắc Covid-19 nhưng khi bình phục vẫn tiếp tục giành giật sự sống cho bệnh nhân.
Khi số lượng ca mắc Covid-19 ở TPHCM tăng cao cũng là lúc các bệnh viện quá tải, hàng trăm nhân viên y tế tại Thanh Hóa đã tình nguyện lên đường chi viện cho TPHCM.
Sau gần 2 tháng chiến đấu trên “mặt trận không tiếng súng” ấy, một số y bác sĩ đợt 1 chuẩn bị rời tâm dịch trở về, ai nấy đều không thể quên những ca cấp cứu xuyên đêm, những bệnh nhân ra đi trên tay của mình hay những niềm hạnh phúc vô bờ khi bệnh nhân hồi phục kỳ diệu…
“Vắt kiệt sức” mỗi ngày
Ròng rã gần 2 tháng qua, bác sĩ Đinh Hoàng Anh (Bệnh viện Nhi Thanh Hóa) được chi viện tới Khoa ICU 2B – Bệnh viện hồi sức Covid-19 (thành phố Thủ Đức, TPHCM). Đây là nơi đón và điều trị những bệnh nhân nặng và nguy kịch từ các bệnh viện xung quanh chuyển đến, hầu hết bệnh nhân phải hỗ trợ hô hấp như thở oxy lưu lượng cao, thở máy…
Bác sĩ Đinh Hoàng Anh làm việc tại Khoa ICU 2B, Bệnh viện hồi sức Covid-19.
Theo bác sĩ Hoàng Anh, Khoa ICU 2B luôn trong tình trạng quá tải, nhiệm vụ mà kíp của anh được phân công là điều trị 40 bệnh nhân nhưng lúc nào cũng trên 50-52 bệnh nhân, trong khi đó chỉ có 6-8 bác sĩ cho một kíp phụ trách điều trị.
Vì là ở khoa tiếp nhận bệnh nhân nặng nhất nên đội ngũ y tế ở đây luôn phải cẩn thận theo dõi từng thông số trên máy thở, chỉnh từng bình truyền, bơm từng lọ thuốc cho bệnh nhân. Trong “trận chiến” này, mọi nỗ lực đều được tính bằng phút, bằng giây, bởi lằn ranh giữa sự sống và cái chết của bệnh nhân rất mong manh.
“Lúc lên đường cũng đã tính trước những khó khăn sẽ gặp phải. Đội ngũ y bác sĩ chỉ cần sơ sẩy là bệnh nhân tử vong. Do thiếu trầm trọng nhân viên y tế nên bác sĩ phải làm luôn công việc của các điều dưỡng, điều dưỡng làm cả việc của hộ lý…”, bác sĩ Hoàng Anh chia sẻ.
Điều dưỡng Mai Tuyên Huấn (Bệnh viện Nhi Thanh Hóa) cũng được điều động làm việc tại Bệnh viện hồi sức Covid-19, cho biết: “Bình thường mỗi ngày sẽ chia 3 ca 4 kíp, hai ca sáng – chiều 8 tiếng, ca đêm dài hơn chút là 10 tiếng.
Đội ngũ y bác sĩ chuẩn bị vào ca làm tại Bệnh viện hồi sức Covid-19.
Tuy nhiên, có lúc bệnh nhân đông, nguy cấp thì việc một ngày ngủ 2-3 tiếng hay xuyên đêm cấp cứu bệnh nhân cũng thường xuyên. Bữa ăn trưa của chúng tôi sẽ vào lúc 16h, còn bữa tối là 23h. Sau khi rời khỏi ca trực, ai cũng gần như vắt kiệt sức lực, thế nhưng nghỉ ngơi xong lại tiếp tục lao vào công việc như một cái máy”.
Video đang HOT
Điều dưỡng Mai Tuyên Huấn vẫn ám ảnh mỗi khi có những người bệnh trở nặng, diễn biến rất nhanh và tử vong xung quanh chẳng có người thân, bản thân đội ngũ y bác sĩ cũng phải lo sắp xếp giải quyết hậu sự.
Cũng làm việc tại đây, điều dưỡng Lại Thị Phương Thảo (Bệnh viện Nhi Thanh Hóa) qua gần 2 tháng trực chiến, hằng ngày đối diện với gần 100 bệnh nhân đang nằm thoi thóp, dù cố gắng đến đâu thì cũng không thể cứu chữa được tất cả. Đã không ít lần điều dưỡng Thảo chứng kiến bệnh nhân xấu số ra đi ngay trước mắt mà không khỏi xót xa.
Bình phục sau mắc Covid-19, lại tiếp tục “chiến đấu”
Theo bác sĩ Hoàng Anh, do nồng độ virus trong không khí cao nên nguy cơ lây nhiễm rất lớn, nhân viên y tế có thể bị phơi nhiễm bất cứ lúc nào.
Bình phục sau khi mắc Covid-19, bác sĩ Hoàng Anh (phải) lại tiếp tục “chiến đấu” cùng đồng nghiệp.
Bác sĩ Hoàng Anh cũng không tránh khỏi, anh bị phơi nhiễm sau 14 ngày làm tại ICU. Sợ gia đình lo lắng nên bác sĩ Hoàng Anh không dám gọi điện về nhà.
“2 tháng qua đúng là quãng thời gian không thể quên trong cuộc đời bác sĩ của mình. Vào tâm dịch được gặp gỡ anh em từ khắp mọi miền đất nước, từ Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 115, Bệnh viện K, Bệnh viện E… và gặp cả những người anh, người thầy mình kính trọng… Tất cả đều chung một mục đích cùng nhau cố gắng giành giật sự sống cho bệnh nhân; cùng nhau trải qua khó khăn vất vả; động viên nhau cùng cố gắng….”, bác sĩ Hoàng Anh tâm sự.
“Khi biết mình phơi nhiễm, lúc đầu cũng lo nhưng rồi nghĩ mình tiêm vắc xin rồi, bản thân lại là bác sĩ nên mình cũng yên tâm phần nào. Mình phơi nhiễm khi công việc đang vô cùng quá tải, kíp của mình lúc đó còn có 5 bác sĩ. Thương anh em vô cùng, như người lính ra trận bị thương chỉ mong nhanh chóng hồi phục để không làm gánh nặng cho mọi người”, bác sĩ Hoàng Anh tâm sự.
Sau 8 ngày điều trị, cho kết quả âm tính, bác sĩ Hoàng Anh lại tiếp tục lăn xả vào “cuộc chiến” cùng đồng nghiệp.
Giống như bác sĩ Hoàng Anh, điều dưỡng Mai Tuyên Huấn cũng mắc Covid-19 sau gần nửa tháng vào tâm dịch. Lúc ra viện, anh Huấn vẫn còn dương tính với SARS-CoV-2 nhưng tải lượng virus thấp, khả năng lây nhiễm không còn. Nhận thấy lực lượng y tế chăm sóc và điều trị bệnh nhân Covid-19 tại đây đang bị thiếu hụt, anh Huấn tiếp tục quay trở lại công việc.
Đội ngũ nhân viên y tế Thanh Hóa chia tay Bệnh viện hồi sức Covid-19 sau 2 tháng làm nhiệm vụ tại đây.
“Có những bệnh nhân sau khi được chữa khỏi, họ xin tình nguyện ở lại phục vụ chăm sóc những người bệnh khác dù không thân thích họ hàng. Vì thế, bản thân mình không có lý do gì mà không chiến đấu hết mình cùng anh em đồng nghiệp khi bệnh tình đã ổn định”, điều dưỡng Mai Tuyên Huấn bộc bạch.
Với đội ngũ y bác sĩ, mọi gian nan, hiểm nguy sẽ được đổi bằng niềm hạnh phúc mỗi khi cứu sống được bệnh nhân nặng từ cõi chết trở về. Niềm vui ấy đã xua tan mọi mệt nhọc, niềm tin và hy vọng chiến thắng dịch Covid-19 càng mạnh mẽ hơn.
Bệnh nhân người Anh khỏi Covid-19 ở TP.HCM: Tôi trở về từ cõi chết
Sau hai ngày nhiễm virus SARS-CoV-2, ông Piers Birtwistle rơi vào tình trạng nguy kịch, phải chuyển đến Bệnh viện Hồi sức Covid-19 điều trị.
Hạnh phúc vì được về nhà từ cõi chết
Chiều 26/7, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM đã trao giấy ra viện cho 17 F0 trước đó chuyển đến trong tình trạng nặng và nguy kịch.
Trong những bệnh nhân được xuất viện lần này có ông Piers Birtwistle Frgs (53 tuổi, người Anh, cư trú tại TP Thủ Đức) là người nước ngoài, sinh sống làm việc tại Việt Nam được hơn 8 năm.
Ông kể, hai tuần trước, ông bị khó thở mệt mỏi nên liên hệ cơ quan y tế đi xét nghiệm thì có kết quả dương tính với nCoV. Hai ngày sau khi phát hiện bệnh, ông bị chuyển biến nặng nhanh, sốt cao, hô hấp khó khăn, phải hỗ trợ oxy và được chuyển đến Bệnh viện Hồi sức Covid-19 điều trị.
Ông cho biết, những ngày qua, ông được các y bác sĩ chăm sóc, điều trị chu đáo, tận tình. "Đồ ăn ở bệnh viện ngon. Tôi hài lòng khi được điều trị tại đây. Giờ được trở về nhà từ cõi chết, tôi rất hạnh phúc", ông Piers Birtwistle nói. Ông cũng gửi lời cảm ơn đến các y bác sĩ và đất nước Việt Nam đã toàn tâm toàn ý chăm sóc ông trong thời gian qua.
Ông Piers Birtwistle nhận giấy ra viện từ Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: K.N.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 5/7, với quy mô 1.000 giường, chuyên điều trị các F0 nặng và nguy kịch. TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc bệnh viện cho biết, trong 10 ngày qua, đơn vị đã tiếp nhận 400 bệnh nhân, trong đó 83 ca nặng, nguy kịch đã dần phục hồi, được chuyển sang các bệnh viện cấp nhẹ hơn để tiếp tục điều trị.
Ngày 26/7, có 17 bệnh nhân đủ điều kiện xuất viện. Những người này có kết quả xét nghiệm nCoV âm tính và xét nghiệm PCR có nồng độ virus thấp (CT>30) nên đủ điều kiện xuất viện. "Đây đều là những F0 nặng, nguy kịch với nhiều đặc điểm tình trạng bệnh khác nhau. Nhưng với sự cố gắng của tập thể y bác sĩ trong giai đoạn đầu bệnh viện đi vào hoạt động, các bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn", bác sĩ Thức chia sẻ.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, tính riêng trong ngày 25/7, TP có 2.115 F0 được xuất viện, nâng tổng số bệnh nhân khỏi bệnh từ khi TP có dịch đến nay lên 14.704 người.
Định bỏ trốn về nhà
Ngày 25/7, anh N.T, đang cách ly, điều trị ở Bệnh viện dã chiến thu dung Covid-19 số 8 tràn ngập niềm vui và phấn chấn khi được xuất viện về nhà.
Một bệnh nhân Covid-19 lớn tuổi ở TP.HCM vui khi được xuất viện về nhà. Ảnh: K.N.
Anh kể, những ngày trước, khi có kết quả xét nghiệm nCoV dương tính, anh đã vô cùng lo lắng, tinh thần suy sụp. Khi được nhân viên y tế động viên, khích lệ tinh thần, anh đã vui hơn và kêu gọi mọi người đang cách ly cùng mình hãy lạc quan, ăn uống, vận động thường xuyên để có sức khỏe tốt.
Nhờ làm theo những hướng dẫn của bác sĩ điều trị, sức khỏe của anh nhanh chóng được cải thiện, cảm giác mệt mỏi, sốt nhẹ cũng hết.
Tối 24/7, bác sĩ gọi báo, anh đã khỏi bệnh, được xuất viện. "Đó là cuộc điện thoại đặc biệt nhất đời tôi", anh T. nói. Anh cho biết, khi về nhà sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Anh L.T. cư trú ở phường Tân Thới Nhất, quận 12 làm nghệ kinh doanh tự do. Khi tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, anh phải tạm nghỉ. Lúc nhận kết quả dương tính với nCoV, anh đứng ngồi không yên. Anh sợ, bệnh của mình chuyển nặng, không có người thân ở bên chăm sóc sẽ rất cực.
Anh T. cho biết, khi đến Bệnh viện dã chiến thu dung Covid-19 số 2, anh chỉ muốn trốn về nhà. May mắn, ý nghĩ này của anh nhanh chóng bị gạt bỏ, vì anh nghĩ đến các nguy cơ lây lan dịch bệnh cho người thân và cộng đồng.
Sự quyết tâm phải chiến thắng được bệnh tật của anh như nhân đôi khi ngày đêm chứng kiến các y bác sĩ, lực lượng hậu cần tại bệnh viện phải làm việc vất vả, nhưng luôn âm thầm, lặng lẽ. Anh cũng nhận ra, dù phải cách ly ở bệnh viện, nhưng sự quan tâm của các y bác sĩ cũng ấm áp như một gia đình. Ngày 23/7, anh T. được xuất viện.
Từ ngày 20/7 đến nay, TP.HCM đã liên tục có nhiều ca F0 được xuất viện. Ảnh: K.N.
Còn bà N.T.H. được xuất viện ngày 22/7. Bà cho biết, mắc Covid-19 khi tuổi đã cao làm bà nhiều đêm mất ngủ vì lo. Nhưng cũng chính những đêm khuya vắng ấy, bà được chứng kiến sự nỗ lực từng giờ của các nhân viên y tế nên tự nhủ phải vui lên.
"Các con tôi rất lo lắng cho mẹ, nhưng tôi bảo không có gì, mình phải vào tin vào bác sĩ", bác H. nói.
BS.CKII Bùi Văn Thanh, Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Trung ương TP.HCM (đang tham gia hỗ trợ quản lý, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2) cho biết, những ngày đầu bệnh viện mới hoạt động, liên tục có các ca F0 chuyển vào. Lúc đó, các y bác sĩ ở đây phải làm việc gấp hai lần thường ngày. Tuy nhiên, từ ngày 20/7 đến nay, bệnh viện liên tục có các F0 đủ điều kiện được xuất viện.
"Tiễn bệnh nhân ra cổng viện, chúng tôi cùng nhắc nhở, hướng dẫn chi tiết các quy định về phòng, chống dịch bệnh khi về nhà. Từ các thành quả hiện hữu là nhiều bệnh nhân được điều trị khỏi, những bệnh nhân khác đang điều trị rất phấn khởi. Hầu hết đã hợp tác tốt với bác sĩ, thực hiện đúng các quy định trong quá trình cách ly, điều trị, không còn xuất hiện những đòi hỏi quá đáng như trước nữa", bác sĩ Thanh chia sẻ
Bác sĩ ở TP.HCM: Có F0 đã đến bên 'cửa tử' khi mới hơn 20 tuổi Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhấn mạnh các y bác sĩ phải chạy đua để giành giật sự sống cho những trường hợp này. Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM (do Bệnh viện Chợ Rẫy quản lý) có công suất 1.000 giường, được thiết lập trên cơ sở trưng dụng một phần Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở...