Vượt mốc 600: Chứng khoán, một thập kỷ vật vã
Chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán tập trung của Việt Nam đã lấy lại được mốc 600 điểm. Hành trình chinh phục 600 điểm kéo dài gần một thập kỷ qua nhưng dường như đây vẫn là một công việc khó khăn.
Thập kỷ vật vã
Ngày 5/5/2016, thêm một lần nữa, VN-Index vượt qua mốc 600 điểm. Hàng loạt các cổ phiếu ngân hàng như VCB, BID, CTG và cổ phiếu ngành thép HSG, HPG, VIS, TLH tăng giá mạnh cùng với sự vững vàng của một số cổ phiếu lớn như VNM, VIC… đã giúp VN-Index chinh phục thành công ngưỡng 600 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 2,44 điểm ( 0,41%) lên 601,51 điểm.
Tuy nhiên, giao dịch có phần kém sôi động. Thanh khoản trong buổi sáng giảm gần 10% so với phiên liền trước, đạt chưa tới 1,4 ngàn tỷ đồng. Tính chung cả phiên, giá trị giao dịch đạt chưa tới 2,6 ngàn tỷ đồng.
TTCK tăng khá mạnh về quy mô nhưng chất lượng vẫn còn là vấn đề.
Như vậy, sau gần 6 tháng, chỉ số của TTCK tập trung Việt Nam lại đã vượt qua ngưỡng điểm mang tính chất tâm lý này. Trong năm 2014 và 2015, VN-Index đã nhiều lần thử ngưỡng 600 điểm nhưng chỉ giữ được trong một thời gian ngắn. Phần lớn thời gian, VN-Index nằm dưới ngưỡng này.
Đây là một kết quả không mấy sáng sủa bởi trước đó, từ giữa năm 2001, VN-Index đã đạt 571 điểm. Tới đầu 2005, VN-Index đã dễ dàng vượt 600 điểm và trong những ngày đầu tiên năm 2007 đạt gần 1000 điểm, trước khi ghi nhận đỉnh cao 1.170,7 điểm vào ngày 13/3/2007.
So với thời điểm cách đây hơn 9 năm, hiện VN-Index mới chỉ đạt 600 điểm, tức chỉ bằng khoảng 50% kỷ lục trên.
Sau 9 năm, TTCK đã có rất nhiều thay đổi. Hàng loạt cổ phiếu mới lên sàn, nhiều cổ phiếu bị loại ra khỏi sàn do DN kinh doanh yếu kém, do cổ đông tự nguyện, do làm ăn không minh bạch… Từ chỗ chỉ có ít mã trên sàn, giờ đây 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã có gần 700 mã, chưa kể tới hàng trăm mã đăng ký giao dịch trên UPCOM.
Tới cuối 2015, tổng vốn hóa TTCK đã đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng (gần 60 tỷ USD), tương đương 34% GDP.
Chứng khoán Việt Nam liên tục được đánh giá là hấp dẫn hơn các nước Đông Nam Á. Cơ hội cải thiện vị thế của TTCK là khá lớn khi mà quy mô vốn hóa mới chỉ bằng 15-30% so với các nước như Thái Lan, Malaysia, Phillippines… Chỉ số giá/thu nhập cổ phiếu (P/E) bình quân của chứng khoán Việt Nam thấp chỉ bằng 50-70% so với khu vực.
Video đang HOT
Có khá nhiều điểm tích cực. Mặc dù vậy, chỉ số đại diện cho chứng khoán Việt Nam vẫn trồi sụt và không thể bứt phá như kỳ vọng trong nhiều năm qua.
Đích nào cho VN-Index?
TTCK thời điểm hiện nay khác rất nhiều so với 9 năm trước. Ngoài sự khác biệt về quy mô, về phương thức giao dịch, mặt bằng giá cổ phiếu là một điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất.
Đã qua rồi thời kỳ nhà nhà chơi chứng khoán.
Nếu như trước đây, việc tìm kiếm một cổ phiếu có giá trên trăm ngàn rất dễ, tìm đâu cũng thấy, thì giờ đây đó đều là hàng hiếm. Tính tới 5/5/2016, TTCK chỉ có khoảng trên chục cổ phiếu có giá “10 chấm”, đứng đầu là CTD (170 ngàn/cp), VCF (169 ngàn/cp), WCS (156 ngàn đồng), BMP (144 ngàn), VNM (141 ngàn), MAS (139 ngàn), SKG (124 ngàn), TRA (115), NCT (114 ngàn)…
Tuy nhiên, đây đều là những cổ phiếu tốt, có thu nhập trên cổ phiếu (EPS) thuộc tốp cao nhất trên thị trường. CTD là một ví dụ. Cổ phiếu này có EPS lên tới gần 19 ngàn đồng/cp. Với mức giá hiện tại, CTD có chỉ số giá/thu nhập (P/E) ở mức 9 lần, khá hấp dẫn.
Vinamilk (VNM), SKG, BPM, VCF, TRA… đều là những cổ phiếu có EPS rất cao, P/E ở mức 10-20 lần. Đây là mức tương đối hấp dẫn so với khu vực nhưng cũng không quá hời.
Trước đó, 9 năm trước đây, TTCK có tới 25% số lượng các mã chứng khoán có giá trên 100 ngàn đồng. Nhiều cổ phiếu có giá cao ngất ngưỡng như BMC (847 ngàn đồng/cp), SJS (728 ngàn), FPT (625 ngàn), DHG (553 ngàn đồng)…
Khi đó, 20 DN lớn nhất trên TTCK (chiếm 99% vốn hóa) có P/E ở mức hơn 70 lần – một hệ số quá cao so với hầu hết các chuẩn mực thị trường khác và chưa từng xảy ra trong lịch sử của các TTCK châu Á trước đây.
Tại thời điểm đỉnh cao 2007, TTCK không có cổ phiếu nào có thị giá dưới 10 ngàn đồng. Còn ở thời điểm hiện tại, cả trăm mã có thị giá dưới mệnh giá. Nhiều mã khá nổi trên thị trường có giá dưới 10 ngàn đồng như: HAG (7.400 đồng/cp), HNG (7.700), AGR (2.800), ANV (7.000), FLC (6.700), HAP (5.400), KSS (1.200)…
Trên thực tế, nhiều cổ phiếu giảm giá nhiều so với trước đây một phần do DN chia cổ tức, chia cổ phiếu thưởng khiến giá điều chỉnh kỹ thuật. Mặc dù vậy, phần lớn đều có giá đã điều chỉnh vẫn thấp hơn nhiều so với thời kỳ đỉnh cao 2007.
Nhiều đánh giá cho rằng chứng khoán Việt Nam hấp dẫn nhưng trong nhiều năm qua, VN-Index chưa thực sự vượt qua nổi ngưỡng 600 điểm. Nhiều chuyên gia cho rằng, dù được đánh giá hấp dẫn hơn một số TTCK trong khu vực, nhưng VN-Index khó lòng lấy lại được đỉnh cũ.
Với đợt tăng điểm lần này (đầu tháng 5/2016), nhiều CTCK gần đây vẫn khá thận trọng trong các dự báo của mình. VCBS cho rằng, TTCK tiếp tục xu hướng tích cực. Artex cho rằng, tin tức vĩ mô tiếp tục ủng hộ xu thế tăng điểm. Còn PSI cho rằng, thị trường đang tích lũy và dòng tiền đang tập trung vào cổ phiếu thép và ngành bảo hiểm. Tuy nhiên, các CTCK đều thận trọng và cho rằng thị trường cần thêm thời gian thử thách để có thể vững vàng ở mức kháng cự 600 điểm.
Theo_VietNamNet
Góc nhìn kỹ thuật phiên 5/5: Nhịp tăng giá mới có thể tái diễn
Dựa trên nội lực dòng vốn thông qua khối lượng giao dịch cao của phiên 4/5, khả năng bứt phá xuyên 600 điểm là cao và một nhịp tăng giá mới có thể tái diễn sau khi VN-Index phá vỡ khoảng đi ngang 590-600 điểm.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS
ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 5/5.
CTCK FPT - FPTS
Như đã nhận định trước đó, để chuyển biến từ một ngưỡng kháng cự sang ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn đòi hỏi một nền tảng giao dịch bền vững và vì vậy, VN-Index đã một lần nữa kiểm tra tác động của bên bán tới xu hướng bằng đà giảm trong nửa đầu phiên giao dịch ngày 4/5. Chốt phiên, VN-Index đảo chiều tăng nhẹ 0,7 điểm lên đứng ở mức 599,07 điểm.
Như vậy, biến động mạnh của VN-Index phiên 4/5 có thể coi là tín hiệu lạc quan cho thấy, nền tảng giá hiện tại là khá vững chắc và tác động lôi kéo của áp lực bán xuất hiện là chưa đáng lo ngại.
Đánh giá về khả năng hỗ trợ, khu vực 585-590 đang là sự hội tụ của nhiều lực đỡ (MA 100, MA 200, Fibo 61,8% hồi quy và đường xu hướng) và nó tiếp tục góp phần ổn định xu hướng trong phiên 4/5. Cụ thể, mức thấp nhất 592 điểm đạt được trong phiên cũng chính là mức đỉnh cao nhất tạo lập được vào phiên breakout 22/4. Với kết thúc tăng nhẹ, rõ ràng xung lực tăng tích cực đang được duy trì và trạng thái mở rộng theo chiều tăng của bollinger bands cũng ủng hộ cho khả năng đi xa hơn của VN-Index.
Về chỉ báo, sự đồng thuận trong nhóm chỉ báo xu hướng tiếp tục được tăng cường thông qua việc ADX cắt lên khỏi mốc giá trị 20. Nếu xem xét tín hiệu về dao động này của thị trường trong mối quan hệ với giá trị quá mua của các momentum nhạy với giá, thì xu hướng tăng ngắn hạn đang được xác nhận với cơ hội cao hơn thuộc về bên mua. Điều này đồng nghĩa với dư địa tăng trong các phiên tiếp theo là cao.
Nếu dựa trên nội lực dòng vốn thông qua khối lượng giao dịch cao của phiên 4/5, thì khả năng bứt phá xuyên 600 điểm cũng ở mức cao và một nhịp tăng giá mới có thể tái diễn sau khi VN-Index phá vỡ khoảng đi ngang 590-600 điểm.
CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS
VN-Index tăng điểm nhẹ và tiếp tục giằng co ngay phía dưới ngưỡng cản quan trọng 600 điểm. Thanh khoản có sự cải thiện so với phiên trước đó. RSI và MACD hiện vẫn cho tín hiệu khá tích cực. Chỉ số hiện đang nằm dưới dải trên của Bollinger bands. Vùng hỗ trợ gần nằm ở 590-593 điểm.
HNX-Index giảm điểm nhẹ và chưa vượt được ngưỡng cản 81 điểm. Thanh khoản tăng lên so với phiên giao dịch trước đó. RSI và MACD không cho tín hiệu đi lên mạnh mẽ nên rủi ro vẫn có thể xuất hiện. Vùng hỗ trợ gần nằm ở 79,5-80 điểm.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS
CTCK Bảo Việt - BVSC
VN-Index tiệm cận ngưỡng cản tâm lý 600 điểm bằng một cây nến trắng nhỏ có bóng trên và dưới, kèm theo thanh khoản tăng lên trên mức khối lượng trung bình 20 phiên gần nhất. Diễn biến trên một mặt vẫn phản ánh tâm lý lạc quan, kỳ vọng của nhà đầu tư vào xu hướng tăng điểm của thị trường trong thời gian tới, mặt khác lại cho thấy sự lưỡng lự, chờ đợi những tín hiệu rõ nét hơn về xu hướng của chỉ số.
Về mặt xu hướng, chỉ số tiếp tục có xu hướng dao động giằng co, đi ngang với sự hỗ trợ từ nhóm MA ngắn hạn đang hướng lên nên nhiều khả năng trạng thái tích lũy này sẽ diễn ra theo hướng tích cực. Điều này đồng nghĩa với khả năng bứt phá của chỉ số khi quá trình tích lũy đủ về mặt thời gian. Đích kỳ vọng cho chỉ số trong thời gian tới nằm tại vùng 620-630 điểm.
Trên khung thời gian intraday, chỉ số đang dao động theo hướng đi ngang trong vùng được giới hạn bởi cận trên và cận dưới đang nằm ngang của dải BB (tương ứng với vùng 591-601 điểm). Nếu chỉ số phá xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 591 điểm thì kịch bản đường giá quay về kiểm tra vùng 580-585 điểm sẽ xảy ra. Tuy nhiên, với những chuyển biến tích cực trên đồ thị ngày thì khả năng này không được đánh giá cao.
Về hệ thống chỉ báo kỹ thuật, cường độ xu hướng của chỉ số vẫn đang tăng lên khi đường ADX đang dần tiếp cận ngưỡng 40 trong sự phân kỳ của hai đường DI. Chỉ báo MACD và RSI vẫn duy trì được xu hướng đi lên sẽ hỗ trợ cho đà tăng điểm của chỉ số trong ngắn hạn, trong khi dấu hiệu phân kỳ âm của đường STO với đường giá, cùng sự điều chỉnh của các chỉ báo khác (MFI, William%R và Momentum) lại là những yếu tố không mấy tích cực đối với diễn biến đường giá trong một vài phiên kế tiếp.
Nhà đầu tư được khuyến nghị chờ đợi các nhịp điều chỉnh của VN-Index tại vùng 585-590 điểm để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu cho phần danh mục ngắn hạn. Vùng chốt lời một phần cho các vị thế ngắn hạn được dự báo nằm tại 610-615 điểm đối với chỉ số này
CTCK MB - MBS
Về mặt kỹ thuật, thị trường vẫn duy trì trong xu hướng tăng, nhưng các chỉ số có sự dao động quanh mốc tham chiếu khi tiến sát các vùng kháng cự 600-610 điểm với VN-Index và 82-83 điểm với HNX-Index. Nhà đầu tư nắm giữ danh mục hiện tại để tận dụng đà tăng của thị trường và quan sát diễn biến giao dịch tại các ngưỡng kháng cự để có hành động phù hợp.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Góc nhìn kỹ thuật phiên 11/4: Chuẩn bị xác nhận cho tín hiệu mua Tín hiệu của các chỉ báo xu hướng như MACD, DI /- tiếp tục được cải thiện theo khuynh hướng chuẩn bị xác nhận cho tín hiệu mua. Các chỉ báo nhanh như Wm%R, Stoch ... cũng cho tín hiệu lạc quan hơn khi hàm ý về giai đoạn "quá bán" đã kết thúc. Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS ĐTCK lược...