Vượt lên đòn trừng phạt dầu mỏ, Iran Thổ tính kế “đánh bật” đồng bạc xanh
Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đang nghiên cứu một cơ chế thương mại về khí đốt mới để cho phép hai nước chống lại áp lực trừng phạt của Mỹ, Đại sứ Iran tại Thổ Nhĩ Kỳ Mohammad Farazmand cho biết.
Hãng thông tấn Iran IRNA đưa ra thông tin trên, trích dẫn một cuộc phỏng vấn của đại sứ với truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ.
“Iran xuất khẩu một lượng lớn khí đốt sang Thổ Nhĩ Kỳ và chúng tôi cần một cơ chế mới được tạo ra để nới lỏng các giao dịch tài chính thông qua các loại tiền tệ quốc gia của chúng tôi”, Farazmand nói. “Chúng tôi cũng đang trong quá trình thành lập một ngân hàng chung”, ông nói thêm.
Bày tỏ quan ngại về các lệnh trừng phạt của Mỹ ảnh hưởng đến giao thương của cả Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, Farazmand lưu ý rằng “tất cả các quốc gia đều có quyền phát triển quan hệ thương mại chung với nhau, và không có gì bất hợp pháp trong vấn đề này”.
Video đang HOT
Lệnh trừng phạt của Mỹ đã tác động đáng kể đến xuất khẩu dầu mỏ Iran.
Theo đại sứ, một phần của cơ chế thương mại chung đã được thiết lập. “Chúng ta cũng nên thiết lập một cơ chế trao đổi mới để tiếp tục sử dụng đồng tiền quốc gia của riêng mình thay vì đồng đô la Mỹ trong thương mại quốc tế”, ông nhấn mạnh.
Xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Iran lên tới khoảng 2,4 tỷ USD trong năm 2018, còn xuất khẩu của Iran sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 6,9 tỷ USD cùng năm, với phần lớn con số này đến từ năng lượng.
Tháng trước, Ankara đã đồng ý ngừng nhập khẩu dầu thô của Iran trong bối cảnh lo ngại các lệnh trừng phạt của Mỹ, nhưng chỉ trích động thái của Washington về việc chấm dứt miễn trừ nhập khẩu dầu – trước đó được cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác.
Trước tháng 5 năm 2018, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập khẩu trung bình 912.000 tấn dầu từ Iran mỗi tháng, theo đó, con số này chiếm gần một nửa tổng lượng dầu nhập khẩu của Ankara. Trong bối cảnh áp lực trừng phạt của Mỹ, việc mua dầu Iran của Ankara đã giảm nhanh chóng xuống mức trung bình 209.000 tấn mỗi tháng trong khoảng từ tháng 11/2018 đến tháng 4/2019, với việc nhập khẩu hoàn toàn dừng lại vào tháng 5 vừa qua.
Đầu năm nay, Hassan Montazer Torbati, giám đốc Công ty Khí đốt Quốc gia Iran, cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu tăng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Iran. Tháng trước, Torbati đã xác nhận rằng Tehran đang xây dựng nhà máy lọc khí và cơ sở hạ tầng đường ống để mở rộng đáng kể xuất khẩu khí đốt sang các quốc gia bao gồm cả Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.
Iran hiện đang bán khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ thông qua đường ống Tabriz-Ankara, với lượng xuất khẩu lên tới khoảng 11 tỷ m3 mỗi năm, theo PressTV. Đầu năm nay, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hứa sẽ tiếp tục mua khí đốt tự nhiên của Iran, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Iran có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới.
An Bình
Theo toquoc
Mỹ bất ngờ hoãn làm điều này với Iran
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoãn đưa ra biện pháp trừng phạt mới, cứng rắn hơn đối với nền công nghiệp hóa dầu của Iran, tờ Wall Street Journal đưa tin, trích dẫn nguồn tin quen thuộc với vấn đề này.
Tổng thống Mỹ Trump.
Bộ Tài chính Mỹ đã lên kế hoạch đưa ra biện pháp trừng phạt mới đối với Iran vào giữa tháng Năm. Chiến lược đã thay đổi sau khi Tehran và Washington công kích lẫn nhau vì những tuyên bố về khả năng Iran có thể dính líu đến vụ việc xảy ra với tàu chở dầu ngoài khơi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Bộ Tài chính Mỹ vẫn chưa từ bỏ hoàn toàn từ việc đưa ra biện pháp hạn chế mới trong tương lai.
Như tờ báo lưu ý, trên thực tế, một số biện pháp hạn chế của Mỹ đã được áp dụng đối với lĩnh vực hóa dầu của Iran, đặc biệt là việc cấm bán sản phẩm trong ngành hóa dầu, bao gồm amoniac, metanol và urê. Biện pháp trừng phạt mới được cho là áp dụng đối với nhiều công ty hóa dầu cụ thể của Iran. Doanh nghiệp và cá nhân làm việc với những công ty này có thể bị phạt ở Mỹ và cấm tiếp cận hệ thống tài chính Mỹ.
Theo Danviet
Nóng : Iran tìm ra cách để qua mặt Mỹ Cộng hòa Hồi giáo Iran đã tìm thấy các phương án cho phép tránh né lệnh trừng phạt của Mỹ đối với việc xuất khẩu dầu của Tehran và nhận doanh thu từ việc bán dầu cho vào ngân sách Nhà nước. Đó là thông báo của ông Abdolnaser Hemmati đứng đầu Ngân hàng Trung ương Iran. "Mỹ hiện đang gây áp lực...