Vượt “chướng ngại vật” trong xây dựng nông thôn mới ở Phụ Khánh
Sau khi triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) với nhiều cố gắng, đến nay, diện mạo nông thôn ở xã miền núi Phụ Khánh, huyện Hạ Hoà đang có nhiều đổi thay, kinh tế – xã hội có chuyển biến tích cực, đời sống người dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, để hoàn thành chương trình XDNTM đúng thời gian thì xã cần nỗ lực thực hiện các tiêu chí khó trên đường về đích…
Nhiều “chướng ngại vật”
Trao đổi với lãnh đạo UBND xã Phụ Khánh, chúng tôi được biết, hiện tại lộ trình XDNTM của xã đang trong quá trình “leo dốc” để cố gắng vượt qua 8 tiêu chí còn lại – đây được coi là những “chướng ngại vật” đầy khó khăn, thách thức mà trong đó tiêu chí môi trường đang là trăn trở nhất đối với chính quyền và người dân địa phương.
Đường vào Trạm y tế xã Phụ Khánh thấp hơn so với mặt đường chính nên vào những ngày mưa bãothường xuyên bị ngập úng, ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh của nhân dân.
Thời gian qua, công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn xã đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, ý thức giữ vệ sinh môi trường của người dân còn hạn chế. Tình trạng rác thải sinh hoạt chất đống tại các khu vực đường làng, ngõ xóm vẫn thường xuyên tồn tại, cùng với đó là mùi hôi thối từ các chất thải, nước thải trong chăn nuôi đổ trực tiếp ra đường mà chưa có hệ thống xử lý, gây ô nhiễm môi trường. Trước thực trạng đó, mặc dù xã đã chỉ đạo, hướng dẫn mỗi khu bàn bạc, dành ra một diện tích đất nhất định để quy hoạch bãi rác, thành lập các tổ thu gom rác và giao cho các hội, đoàn thể đảm nhận, quản lý; tích cực vận động nhân dân tham gia xây dựng hầm biogas, cùng với sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước song đến nay vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả, dẫn đến tiêu chí môi trường trong XDNTM vẫn chưa thể đạt.
Video đang HOT
Bên cạnh khó khăn thực hiện tiêu chí môi trường thì giao thông của Phụ Khánh cũng đang là mối quan tâm của xã. Tuy đã có sự vào cuộc tích cực của nhân dân cùng làm với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua hưởng ứng phong trào hiến đất làm đường, đóng góp ngày công lao động nhưng đến nay xã chỉ mới bê tông, cứng hoá được 33.95/51.93km đường giao thông nông thôn, còn lại vẫn chỉ là đường đất. Điều này đồng nghĩa với việc, để hoàn thành tiêu chí giao thông, xã phải bê tông, cứng hoá 17,98km đường còn lại. Đối với một xã miền núi còn nhiều khó khăn như Phụ Khánh thì đây thực sự là một thử thách, cần lời giải cho bài toán về vốn để thực hiện!.
Cùng với môi trường, giao thông thì y tế của xã Phụ Khánh cũng còn nhiều nan giải. Trạm y tế xã đã đạt chuẩn Quốc gia từ năm 2008 nhưng do trụ sở trạm bị xuống cấp nghiêm trọng và tình trạng ngập úng mỗi khi có mưa bão, ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân nên xã đã tích cực tham mưu, đề xuất với UBND huyện Hạ Hòa, Sở Y tế xây dựng mới Trạm y tế xã với mục tiêu sẽ hoàn thành tiêu chí y tế trong năm 2017.
Một khó khăn nữa trong XDNTM của Phụ Khánh đó là giáo dục bởi điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học. Mặc dù thời gian qua, xã đã tăng cường công tác tuyên truyền, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp các trường học nhưng đến nay, mới chỉ có trường tiểu học và THCS đạt chuẩn Quốc gia mức độ II, còn trường mầm non dù nhận được sự đồng thuận của nhân dân khi một số hộ gia đình sẵn sàng hiến khoảng hơn 300m đất để xây dựng nhà điều hành nhưng xã vẫn chưa có đủ vốn thể thực hiện.
Nằm trong số những “chướng ngại vật” hiện nay của Phụ Khánh, tiêu chí hộ nghèo cũng đang là trăn trở đối với chính quyền địa phương. Năm 2016, Phụ Khánh đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10,4%; tỷ lệ hộ tái nghèo của địa phương tuy không tăng đáng kể nhưng đa phần các hộ nghèo lại rơi vào những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già neo đơn… nên khả năng thoát nghèo trở nên rất mong manh.
Để tăng thu nhập cho các hộ nghèo, thời gian qua, chính quyền xã đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế như đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế vườn đồi, trang trại; mở rộng, trồng mới, thay thế giống chè cũ chất lượng thấp bằng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao và cây trồng có giá trị như bưởi Diễn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những giải pháp đó mới chỉ dừng lại ở việc giúp người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định để cải thiện phần nào cuộc sống chứ chưa thực sự phát huy được hiệu quả giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Ngoài ra, các tiêu chí khác như chợ, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa… của xã cũng đang gặp nhiều khó khăn khi phấn đấu đạt theo đúng tiêu chuẩn của một xã nông thôn mới. Hiện tại, Phụ Khánh đã hoàn thành được 11/19 tiêu chí và phấn đấu trong năm nay sẽ đạt thêm 1 tiêu chí nữa là y tế. Với 8 tiêu chí được đánh giá là khó khăn còn lại, chặng đường phấn đấu đến năm 2020 đưa địa phương trở thành xã nông thôn mới thì Phụ Khánh cần nhiều việc phải làm để tháo gỡ khó khăn…
“Khát” nguồn vốn
“Khát” nguồn vốn, thiếu sự đầu tư là nguyên nhân chính được chính quyền địa phương đưa ra để lý giải vì sao lộ trình xây dựng nông thôn mới ở Phụ Khánh lại khó có thể về đích đúng dự kiến. Được biết, mặc dù thời gian qua, xã đã tích cực tranh thủ và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện đóng góp ngày công lao động, hiến đất xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi…, nhưng sự đóng góp về kinh phí còn quá ít trong khi nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp gần như không có. Do vậy, kinh phí thực hiện chương trình phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn hạn hẹp được Nhà nước cấp hàng năm, dẫn đến việc xã luôn trong tình trạng năm sau chi trả nợ cho các công trình của năm trước và không có kinh phí duy tu, bảo dưỡng những công trình đã đưa vào sử dụng. Từ đó, mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng hàng năm không bảo đảm hoàn thành mức đạt chuẩn nông thôn mới.
Ông Nguyễn Ngọc Đô – Phó Chủ tịch UBND xã Phụ Khánh chia sẻ: “Do là xã nghèo, thu nhập của người dân còn thấp nên việc huy động nguồn kinh phí đóng góp từ nhân dân là rất khó khăn, một số công trình, dự án xây dựng quan trọng như: Khu trung tâm văn hóa thể thao xã, đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, trường học, chợ… dù là những nhu cầu thiết yếu của nhân dân nhưng việc xây dựng gặp nhiều thách thức do thiếu kinh phí. Để giải quyết được vấn đề này, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, Đảng ủy, chính quyền xã Phụ Khánh luôn cố gắng có giải pháp hợp lý nhằm thu hút vốn đầu tư, tài trợ từ nhiều phía, có như vậy mới đẩy nhanh được tiến độ xây dựng nông thôn mới”.
Tuy đã xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp, song để đưa Phụ Khánh về đích nông thôn mới đúng theo lộ trình thì cần có sự tiếp tục nỗ lực, chung sức của nhân dân đồng hành cùng sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân ý thức được vai trò, trách nhiệm là chủ thể của chương trình XDNTM, tiếp tục cùng chính quyền địa phương từng bước vượt qua các “chướng ngại vật” còn tồn tại, đồng thời xã cần học hỏi thêm kinh nghiệm của các địa phương khác có cách làm hay, hiệu quả thì chương trình XDNTM ở Phụ Khánh sẽ có bước chuyển động tích cực và có thể cán đích theo đúng lộ trình.
Theo Quốc Đại (Báo Phú Thọ)
Nông dân Trần Văn Gieo: "Có gieo sẽ có gặt "
Đến ấp Lộ Ngang, xã Bình Đức, huyện Châu Thành hỏi thăm nhà ông Năm Gieo, nông dân sản xuất - kinh doanh (SX-KD) giỏi thì ai cũng biết và tấm tắc ngợi khen; bởi ông sống mẫu mực, chăm chỉ làm ăn từ nghèo khó, đã cần mẫn âm thầm vươn lên khá giả.
Ông Năm tên thật là Trần Văn Gieo, tuy đã 63 tuổi nhưng vẫn miệt mài với công việc làm nông. Hỏi ông ở tuổi này sao không nghỉ ngơi, ông bảo lao động đã quen, ngồi không buồn tay, buồn chân không chịu nổi.
Ông Năm Gieo chọn nuôi bò vì lợi nhuận cao và không gây ô nhiễm môi trường.
Ông Năm quê gốc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, là bộ đội ở đơn vị Quân khu 9 (1974 - 1990). Trong thời gian ở quân đội, ông kết duyên cùng bà Lê Kim Phượng, ngụ ấp Lộ Ngang, xã Bình Đức, huyện Châu Thành. Sau khi rời quân đội, ông về sống quê vợ và xem mảnh đất Bình Đức như quê hương thứ hai của mình. Ông Năm bồi hồi nhớ lại: "Lúc mới ra riêng, gia đình bên vợ cho 3.000 m2 đất sản xuất, tôi trồng hoa màu, cuộc sống cũng tạm đủ. Tuy nhiên, khi 3 đứa con lần lượt chào đời, hoa màu liên tục thất mùa, giá cả lại bấp bênh nên cuộc sống gia đình ngày càng khó khăn".
Trồng hoa màu không hiệu quả, ông đi vác lúa mướn, còn vợ đi làm công nhân để kiếm tiền trang trải cuộc sống, lo cho các con đang tuổi ăn tuổi học. Sau những ngày vác lúa mướn nặng nhọc nhưng tiền công chẳng được bao nhiêu, tối về ông trăn trở: "Chẳng lẽ mình đi làm thuê cả đời, hết sức khỏe, không còn làm được nữa thì lấy tiền đâu sinh sống? Nhà có đất thì tại sao không quyết tâm làm giàu từ mảnh đất của mình?". Thế là ông Năm nghỉ vác lúa mướn, quyết tâm ở nhà để "làm giàu" từ mảnh đất 3.000 m2 của mình. Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại với cây màu, ông quyết định lên liếp để trồng dừa và chăn nuôi bò. "Tôi chọn nuôi bò vì vốn ít, nếu chịu khó đi cắt cỏ thì thu nhập sẽ cao. Hơn nữa, nuôi bò không gây ô nhiễm môi trường, làm phiền bà con xung quanh" - ông Năm chia sẻ.
Trở lại làm nông, ông Năm miệt mài tìm tòi các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào chăn nuôi, chăm sóc vườn dừa. Nhờ thế, đàn bò và vườn dừa của ông luôn cho năng suất cao. Mỗi năm, đàn bò nhà ông cho ra đơi 3 chu bê con (ban đươc trên dươi 40 triêu đông), còn vườn dưa thu hoạch trung binh môi thang tư 960 - 1.200 trai. Sau một thời gian dành dụm, ông mua thêm 3.000 m2 đất sản xuất. Thấy giá dừa ở Châu Thành thấp hơn so với tỉnh Long An, ông Năm mua xe tải 3,5 tấn để chở dừa nhà; đồng thời thu mua dừa của bà con trong xóm chở sang Long An bán kiếm lời.
Từ nguồn thu nhập nuôi bò, trồng dừa, mua bán dừa, cuộc sống gia đình ông Năm ngày càng ổn định, vươn lên khá giả. Khi kinh tế gia đình đã ổn định, nguồn vốn tích lũy được, ông Năm đã mua thêm đất để mở rộng sản xuất. Từ 3.000 m2 ban đầu, nhờ chăm chỉ làm ăn, hiện nay, ông Năm đã có 3,8 ha đất sản xuất, trong đó có 3,2 ha đất sản xuất lúa ở Long An cho người em họ thuê, mỗi năm thu về khoảng 50 triệu đồng, nâng tổng lợi nhuận ông Năm thu về hằng năm trên 200 triệu đồng. Từ kết quả phấn đấu trên, 2 năm liền 2015 và 2016, ông Năm được tặng danh hiệu nông dân SX-KD giỏi cấp huyện. Không chỉ SX-KD giỏi, ông Năm còn luôn gương mẫu đi đầu trong các hoạt động, phong trào tại địa phương.
Theo Quốc Tuấn (Báo Ấp Bắc)
"Trái ngọt" xứ tràm Nhìn những cánh đồng lúa trĩu vàng vào mùa thu hoạch, những cánh rừng tràm bạt ngàn xanh tốt, xa xa lại thấp thoáng một vài căn nhà tường khang trang, hay nghe chuyện về gia đình vượt khó, nuôi con học hành thành tài mà bà con xứ rừng Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời thường hay kể nhau nghe...