Vượt biên giới đi săn ong mật kiếm vài triệu mỗi ngày
Thời gian gần đây giá ong mật tăng cao, nhiều người đổ xô đi săn ong mật nên lượng ong mật trên địa bàn các huyện miền núi ở An Giang giảm đáng kể. Chính vì vậy, một số nông dân vượt biến giới sang Campuchia săn ong mật, bỏ túi vài triệu đồng/ngày.
Ông Đồng Văn Vũ ở ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang) có hàng chục năm săn bắt mật ong rừng, cho biết: “Hiện thời điểm này là mùa khai thác mật ong chính vụ. Việc khai thác được tiến hành theo từng nhóm từ 4 – 5 người để sang cánh rừng ở Campuchia khai thác. Với chi phí ăn uống, đi lại khoảng 100.000 đồng/người”.
Giải thích về việc đi bắt ong rừng phải thành nhóm, không đi riêng lẻ, ông Vũ giải thích, đi theo nhóm vừa để đề phòng khi có chuyện không may xảy ra, vừa để giảm nhẹ chi phí cho mỗi người trong một chuyến đi săn. Bởi ngoài chuyện tốn tiền xăng dầu, ăn uống họ còn phải tốn thêm khoảng “lộ phí” mua địa bàn cho những chuyến “vượt” sông – qua biên giới Campuchia.
Thời gian từ tháng 10 – 3 (âm lịch) là thời điểm ong cho nhiều mật nhất. Vì thời tiết thuận lợi, cây rừng ra hoa nhiều nên sản lượng cao hơn và chất lượng tốt hơn so với các thời điểm khác trong năm.
Cách khai thác ong rừng ở đây cũng không khác gì kiểu truyền thống. Người săn ong khi phát hiện tổ ong sẽ dùng khói để xua ong bay đi, sau đó sẽ thu nguyên tổ ong. Mỗi ngày, một thợ săn bắt được từ 3 – 5 lít mật. Khi thu hoạch, người thợ thu nguyên tổ đến khi bán cho người sử dụng mới tiến hành vắt mật. Mật để trong tổ càng lâu thì mật càng đậm đặc chứ không bị giảm chất lượng.
Ong rừng có nhiều loại nên việc xây tổ và cho mật cũng khác nhau. Vì thế đối với loại ong ruồi có hình dáng nhỏ chuyên hút nhụy hoa được bán với giá cao nhất trong tất cả các loại mật nhưng tổ và lượng mật ít hơn rất nhiều so với các loại khác. Thường thì mỗi tổ ong loại này cho từ 1 – 2 xị mật, tổ lớn cho khoảng 3 xị. Tùy theo từng thời điểm mà giá bán mật khác nhau. Cụ thể, từ tháng 10 – 3 (âm lịch) có mức giá 800.000 – 1.000.000 đồng/lít; tháng 4 – 5 (âm lịch) mật ong có giá từ 1,2 – 1,5 triệu đ/lít.
Chị Võ Thị Nén, chuyên bán mật ong rừng ở ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, cho biết: “Giá của các loại như ong ruồi (con lớn), ong mật, ong tầng có giá khoảng 500.000 – 600.000 đồng/lít, còn loại ong ruồi (con nhỏ) như thế này sẽ có giá bán cao hơn do chất lượng mật ngon hơn, thơm hơn, đậm đặc, người có kinh nghiệm không khó để nhận biết”.
Do số lượng của loại mật ong này hạn chế nên mỗi ngày chị Mén chỉ có số lượng bán ra thị trường 4 – 5 lít. Tương đương với số lượng thu hoạch hàng ngày của một thợ săn. Thường thì mỗi hộ chỉ mùa vài xị sử dụng, nhưng cũng có gia đình mua trên chục lít để dùng quanh năm.
Được biết, trước đây nông dân ở An Giang chỉ khai thác mật trên địa bàn của các huyện, nhưng do ngày càng có nhiều người khai khác, cũng như săn bắt nhiều nên không đủ địa bạn hoạt động, các thợ săn đành “vượt” sông sang Capuchia để khai thác. Chính từ cái nghề này mà mỗi ngày cũng kiếm được vài triệu đồng mỗi ngày.
Video đang HOT
tổ ong ruồi (con nhỏ) này hiếm thấy hơn các loại ong mật khác
Hàng ngày chị Nén bán từ 4 -5 lít mật
Mỗi lít mật ong ruồi con nhỏ này có giá từ 800.000 – 1.000.000 đồng. Mỗi tổ ong ruồi con nhỏ này to nhất là 3 xị
Khi khách hàng mua, chị Nén mới vắt mật cho người mua hàng
Trừ tiền “qua sông”, chi phí xăng, ăn uống mỗi nhóm bắt ong bỏ túi vài triệu đồng.
Nguyễn Hành – Nhân Nguyễn
Khuyến cáo tình trạng "ăn xổi" di sản
"Để tránh sai lầm về phát triển "nóng", chúng ta cần có quy định cụ thể trong việc khai thác tiềm năng du lịch của di sản. Nếu không, với tư duy ăn xổi ngắn hạn như hiện nay, nguồn tài nguyên đặc biệt này không thể tồn tại lâu dài" - TS Trần Hữu Sơn (Giám đốc Sở VH,TT&DL Lào Cai), phát biểu trong Hội nghị của Bộ VH,TT&DL.
Vịnh Hạ Long là ví dụ điển hình về nguy cơ chịu ảnh hưởng của di sản từ khai thác công nghiệp
Chỉ là một trong những nội dung được trao đổi, vậy nhưng các vấn đề về mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và phát triển du lịch lại thu hút khá nhiều ý kiến trong Hội nghị trực tuyến tổng kết hoạt động năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 do Bộ VH,TT&DL tổ chức ngày hôm qua, 16/1.
Lo ngại việc bị UNESCO "tuýt còi"
TS Nguyễn Thế Hùng (Cục trưởng Cục Di sản văn hóa) tiết lộ: Vài tháng trước, bộ trưởng văn hóa của một nước bạn đã bất ngờ sang VN và có cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Hoàng Tuấn Anh. Đề nghị đưa ra khá đặc biệt: Phía bạn muốn VN ủng hộ và cùng lên tiếng bảo vệ, để một Di sản Thế giới (DSTG) của họ không bị UNESCO thu hồi danh hiệu sau những vấn đề trong cách bảo tồn của mình.
"Câu chuyện không chỉ liên quan tới việc mất đi một danh hiệu DSTG. Cao hơn thế, đó là vấn đề thể diện quốc gia"- TS Hùng nói - " Nhìn câu chuyện của bạn, chúng ta hẳn cũng phải tự rút ra những bài học cho mình".
Sự thực, dù chưa rơi vào trường hợp đáng buồn trên, VN cũng từng có hai di sản là vịnh Hạ Long và Cố đô Huế bị UNESCO khuyến nghị và yêu cầu giải trình quanh những hoạt động ảnh hưởng tới tính nguyên trạng. Thậm chí, trước khi đệ trình hồ sơ lên UNESCO, bản thân khu danh thắng Tràng An (Ninh Bình) cũng từng gặp rất nhiều vướng mắc về sự tồn tại của 2 nhà máy xi măng tại vùng đệm của di sản. "Nếu không có sự chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam để giải quyết vấn đề này, Tràng An khó lòng nhận danh hiệu DSTG vào năm qua" - ông Hùng chia sẻ.
Không chỉ là chuyện bảo tồn di sản, vấn đề chồng chéo giữa phát triển du lịch văn hóa và phát triển công nghiệp nặng luôn là câu chuyện phức tạp và gây lúng túng với nhiều địa phương trong thời gian qua. Cụ thể, đó là những vấn đề về "tranh giành" các vị trí để xây nhà máy, khu công nghiệp, cảng chuyên dụng hay các các ảnh hưởng về tiếng ồn, ô nhiễm môi trường... của ngành công nghiệp lên di sản - đặc biệt là những địa phương có tiềm năng để phát triển cả hai lĩnh vực này.
Điển hình, theo lời TS Trần Hữu Sơn, ông và ngành văn hóa cũng từng phải rất nhiều lần lên tiếng đấu tranh đề nghị giảm bớt việc xây dựng nhà máy thủy điện tại Lào Cai - khi quy hoạch ban đầu bố trí triển khai tới 19 nhà máy thủy điện để phục vụ cho các ngành luyện kim và khai khoáng. Hiện tại, các nhà máy này chỉ dừng ở con số năm, và môi trường du lịch của Sapa cũng như các di sản khác vẫn được đảm bảo.
Cần sửa cả Luật Du lịch
"Phát triển công nghiệp nặng thì có nguồn thu trực tiếp, còn việc khai thác di sản và văn hóa thì mang tới nguồn lợi chậm hơn, nhưng có tính bền vững và lâu dài. Vậy nhưng, đây lại là câu chuyện phụ thuộc vào quan điểm của lãnh đạo địa phương" - TS Sơn nói. Bởi vậy, theo đề xuất của ông, trong thời gian tới, Luật du lịch cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng có những biện pháp ưu tiên "bảo vệ" du lịch văn hóa trong quy hoạch kinh tế của địa phương.
"Thậm chí, những vấn đề về đảm bảo môi trường, đảm bảo khai thác tài nguyên di sản một cách hợp lý cũng cần được bổ sung vào Luật Du lịch. Câu chuyện về động Sơn Đoòng vừa qua cho thấy: do nôn nóng, chúng ta rất dễ rơi vào tâm lý ăn xổi, khai thác di sản một cách bừa bãi và lãng phí" - TS Sơn chia sẻ thêm.
Đặc biệt, theo lời ông Sơn, việc nghiên cứu, phân loại, đánh giá tiềm năng khai thác di sản của từng địa phương cũng cần được tiến hành bài bản và khoa học, thay cho những quyết định cảm tính và duy ý chí khi quy hoạch. Được biết, trong thời gian qua, một số chuyên gia du lịch sau khi khảo sát hiện trạng Lào Cai đã đưa ra đề xuất: Sapa nên được đầu tư theo hướng thành một điểm du lịch chủ yếu dành cho khách nước ngoài để tăng nguồn thu. Khi ấy, nguồn kinh phí thu về sẽ được quay vòng, mở thêm các điểm du lịch sinh thái tương tự quanh đó, để góp phần tăng thêm lựa chọn cho khách du lịch nội địa.
"Tôi nghĩ, để phù hợp với thực tế, rất nhiều quy định trong Luật du lịch cần được chỉnh sửa với sự mềm dẻo và linh hoạt hơn"- ông Sơn nói - "Chẳng hạn, theo luật, hướng dẫn viên du lịch chỉ được thuyết minh trong địa bàn khu vực của mình. Trên thực tế, rất nhiều hướng dẫn viên người Mông tại Lào Cai giỏi tiếng Anh, am hiểu văn hóa của dân tộc mình và luôn nhận được lời đề nghị đi cùng khách quốc tế sang Hà Giang để hướng dẫn. Tôi vẫn... xé rào và để cho họ đi".
Theo Cúc Đường
Thể thao & Văn hóa
Bé gái 2 tháng tuổi bị cha sát hại dã man vì... khóc Không ngủ được vì con gái khóc, Kiệt đã nhấn đầu con gái 2 tháng tuổi vào thùng nước. Sau đó, người cha tàn độc này đã bóp cổ đứa con gái đến khi ngưng thở cũng chỉ vì cháu bé khóc không chịu uống sữa. Chiều 14/1, cơ quan CSĐT công an thị xã Thuận An đã hoàn tất hồ sơ ban...