Vượt 3.000 km về quê nhưng chứng kiến 1 hành động của mẹ mà tôi “lạnh sống lưng”: Từ nay tôi sẽ không về quê ăn Tết!
Từ nay, tôi sẽ sống cuộc đời của riêng mình.
Người ta thường nói rằng nhà là nơi để về. Đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, chúng ta nên trở về nhà để sum họp cùng gia đình. Nhưng thật lòng, tôi vừa mới buông bỏ gia đình của mình chỉ cách đây vài ngày. Những điều tôi chia sẻ dưới đây cũng chẳng mong sẽ được mọi người đồng tình. Nhưng tôi chỉ muốn nói hết nỗi lòng của mình và những điều tôi đã cất giấu suốt hơn 30 năm nay.
Tôi sinh ra trong một gia đình coi trọng con trai hơn con gái. Khi còn nhỏ, tôi cảm nhận rõ ràng sự thờ ơ và oán giận của cha mẹ đối với tôi. Kể từ khi có em trai, tôi càng trở nên không được yêu mến.
Từ nhỏ, tôi luôn khao khát cái ôm ấm áp, những lời nói dịu dàng của mẹ cũng như sự chăm sóc từ bố. Nhưng mọi sự quan tâm của họ chỉ dành cho cậu em trai kém 3 tuổ.i của tôi. Gia cảnh nhà tôi không dư dả nên từ sớm, tôi đã quen với việc cha mẹ sẽ nhường hết mọi thứ tốt đẹp nhất cho em trai.
Tôi thường ghen tỵ với những đứ.a tr.ẻ được bố mẹ tặng đồ mới, cười đùa với chúng. Nhưng dường như đây là một ước muốn xa vời mà tôi không bao giờ có thể thực hiện được trong cuộc đời này.
Ảnh minh hoạ
Khi lớn lên, tôi cố gắng hết sức có sự nghiệp ở thành phố lớn để có thể tự mình nuôi sống bản thân mà không cần dựa dẫm vào bố mẹ. Thế nhưng sau khi tôi kết hôn, bố mẹ lại tìm đến tôi như một cây rút tiề.n. Em trai tôi do được nuông chiều nên lớn lên không có việc ổn định, thường xuyên gọi điện cho tôi để đòi tiề.n. Bố mẹ ốm đau, em trai lấy vợ mua nhà thiếu tiề.n thì mọi trách nhiệm đều đổ lên vai tôi. Mỗi lần gọi điện, từ bố mẹ cho đến em trai đều đòi tiề.n khiến tôi cảm giác mình giống như một con nợ. Điều kỳ lạ là bố mẹ chưa bao giờ bộc lộ tâm trạng tồi tệ trước mặt con trai và con dâu của mình. Vì họ không muốn làm con trai yêu quý bị mất mặt trước mặt con dâu.
Video đang HOT
Dù không yêu quý gia đình của mình nhưng Tết năm nào tôi cũng cố gắng đưa cả gia đình về quê, dù nhà của bố mẹ cách thành phố tôi đang sinh sống 3.000 km. Vì dẫu sao họ cũng là gia đình của tôi. Ngày hôm đó, tôi và các con về nhà rất muộn vì chuyến bay bị trễ hẹn. Vào đến phòng của bố mẹ, tôi không nhận được bất kỳ lời hỏi thăm nào từ những người thân trong gia đình mà chỉ nhận về lời trách móc: “Sao lại về nhà muộn thế? Có đem theo quà từ thành phố lớn về cho em con không?”.
Lát sau khi tôi đang ngồi ăn cơm, đứa em trai lúc nào cũng trong tình trạng say sỉn của tôi lại quay về nhà. Vừa thấy tôi, em nói ra một câu động trời: “Chị ơi, chị hãy cứu lấy em. Em đán.h bạ.c, bị người ta lừa mất 60 ngàn tệ (~207 triệu). Lần này chị phải giúp em trả nợ nhé”.
Tôi bàng hoàng trước lời nói của nó. Chỉ mới cách đây một năm, tôi đã cùng bố mẹ làm việc cật lực mới trả hết món nợ 23 ngàn tệ (~79 triệu) mà lần này nó lại bắt người thân trong nhà cùng chịu khổ nữa sao.
Tôi đang định nói lời từ chối thì mẹ vội lao đến nói với tôi: “Chẳng phải con có tiề.n bán đất ở phố hay sao? Hãy trích một phần giúp em con đi. Chỉ khi trả hết nợ thì nó mới lấy vợ được”.
Ảnh minh hoạ
Đi đường dài về quê ăn Tết không được nghỉ ngơi, lại còn biết được tin sốc từ bố mẹ nên cuối cùng cơ thể tôi đã không chịu được. Tôi xuất hiện triệu chứng nghẹt thở và đau tim, sau đó tôi ngất đi và phải nhập viện. Đắng cay là khi tôi nằm trên giường bệnh thì chỉ có chồng và hai con, trong khi bố mẹ thì lại đang bận lo lắng cho khoản nợ của em trai.
Sau đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Giờ tôi là mẹ của hai đứa con. Tôi muốn sống tốt cho hai con và không thể tiếp tục như vậy được. Tôi chợt nhận ra một khi bạn sẵn sàng cho người thân dựa dẫm tiề.n bạc vào mình thì họ sẽ không bao giờ chịu dừng lại, mà sẽ ngày càng phụ thuộc vào bạn. Nhưng giờ tôi đã có gia đình của mình và những đứ.a tr.ẻ cũng cần tiề.n của tôi mà sống. Tôi sẽ không để các con phải chịu cảnh thiếu thốn vật chất giống như khi tôi còn nhỏ.
Nằm trên giường bệnh tôi kiên quyết chặn mọi cuộc gọi từ bố mẹ và thề sẽ không về quê cả trong dịp Tết Nguyên đán. Kể từ đó, cuộc sống của tôi dần được giải thoát khỏi hàng chục năm sợ hãi. Tôi không còn sợ hãi và lo lắng trước những phàn nàn của bố mẹ và em trai về việc xin tiề.n nữa. Từ nay, tôi sẽ sống cuộc đời của riêng mình.
Vợ mua tour du lịch nước ngoài xuyên Tết, ép tôi không về quê với bố mẹ
Vợ nói đã trả tiề.n mua tour du lịch nước ngoài cho gia đình nhỏ, ép tôi từ bỏ kế hoạch ăn Tết với bố mẹ; tôi nói vợ con cứ đi, mình tôi về quê, vợ cũng không chịu.
Tết đối với tôi luôn là một dịp thiêng liêng để đại gia đình sum họp, vì thế cần phải về quê để gặp người thân, tận hưởng không khí đoàn viên bên ông bà, cha mẹ. Xa con cháu cả năm, bố mẹ tôi luôn mong đến Tết để tôi đưa vợ con về cùng làm mâm cơm tất niên, cùng chuẩn bị cỗ cúng giao thừa hay đón năm mới bên nhau trong không khí đầm ấm.
Tôi biết bố mẹ rất trân quý những trải nghiệm đó nên dù có bận rộn và túng thiếu thế nào, tôi vẫn luôn luôn cố gắng về quê ăn Tết, cố về sớm để chăm sóc, phụ giúp các cụ. Nhưng năm nay, khi tôi vừa mở miệng nói với vợ về kế hoạch thì cô ấy đã chặn lại: "Tết này không về quê nữa, chúng ta đi du lịch để có thời gian thực sự thư giãn, nghỉ ngơi."
(Hình minh họa)
Vợ tôi bảo, cả năm mệt mỏi với công việc, Tết là dịp hiếm hoi trong năm mà gia đình có đủ thời gian đi du lịch, thư giãn và tận hưởng không khí vui vẻ, mới mẻ. Cô ấy muốn đưa con cái đi khám phá một địa điểm mới, thay vì cứ mãi về quê, lặp đi lặp lại những lễ nghi mà cô ấy thấy là gò bó, suốt ngày nấu nướng, cỗ bàn, mệt chế.t người mà vẫn cứ phải cười tươi như hoa, tỏ ra mình vẫn vui vẻ, hạnh phúc.
Mặc dù hiểu mong muốn đó và cũng mong vợ con có những trải nghiệm thú vị nhưng tôi lại cảm thấy vô cùng khó xử khi nghĩ đến bố mẹ. Mỗi năm, tôi đều nhìn thấy sự háo hức trong ánh mắt của ông bà khi đón Tết. Khi nghe tin chúng tôi về, các cụ luôn chuẩn bị sẵn mọi thứ để chúng tôi có thể tận hưởng không khí sum vầy.
Các cụ đã già rồi, sức khỏe không còn như xưa, và Tết là một trong những cơ hội hiếm hoi để cả gia đình tụ họp, để ông bà có thể nhìn thấy các cháu, chứng kiến sự trưởng thành của chúng. Thế mà năm nay, tôi lại không thể làm tròn trách nhiệm với gia đình.
Tôi cố gắng thuyết phục vợ rằng Tết là dịp quan trọng để chúng ta về quê, thăm ông bà, để con cái hiểu về nguồn cội, về gia đình hai bên, nhưng vợ tôi vẫn kiên quyết: "Em cũng hiểu, nhưng không thể cứ mãi như vậy. Chúng ta cũng cần có những kỷ niệm riêng với gia đình nhỏ của mình".
Trước sự quyết tâm của vợ, tôi không thể ép buộc. Tôi hiểu, gia đình nhỏ của tôi cũng cần những khoảng thời gian bên nhau, những kỷ niệm riêng biệt. Tuy nhiên, trong lòng tôi vẫn cảm thấy không nỡ, khi nghĩ đến ông bà sẽ phải đón Tết một mình, không có các con cháu bên cạnh.
Thật khó để giải quyết mâu thuẫn giữa mong muốn đoàn viên của bố mẹ và nguyện vọng có kỳ nghỉ Tết khác biệt, mới mẻ, hoàn toàn thư giãn của vợ tôi. Giữa việc đáp ứng nhu cầu của gia đình nhỏ và làm tròn trách nhiệm với gia đình lớn, tôi không biết phải chọn thế nào cho đúng.
Tôi cố gắng thương lượng với vợ thêm lần nữa, bảo hay là cứ đi du lịch nhưng đi ngắn ngày thôi, sau đó vẫn dành thời gian về quê nội mừng tuổ.i ông bà. Cô ấy lạnh mặt bảo đã mua tour trọn gói rồi, số tiề.n đã bỏ ra bằng bốn năm tháng lương, vì thế tôi đừng có bàn lùi nữa.
Cuối cùng, tôi đưa ra một giải pháp thỏa hiệp là vợ con cứ đi du lịch, tôi sẽ đưa thêm tiề.n để mấy mẹ con vui chơi, mua sắm thoải mái, còn tôi sẽ về quê ăn Tết với bố mẹ, vẹn cả đôi đường.
Không ngờ vợ nổi giận, bảo rằng không có chồng thì còn là chuyến du lịch gia đình nữa không. "Anh để người ta nghĩ chúng tôi là vợ góa con côi à?", cô ấy nói chua cay. Nhìn ánh mắt vợ, tôi cảm thấy như cô ấy coi việc để mấy mẹ con đi du lịch với nhau là một tội ác tày trời, là biểu hiện không đáng mặt làm chồng, làm cha vậy.
Nhưng nếu tôi bỏ rơi bố mẹ dịp Tết, tôi cũng có tội, bố mẹ già rồi sẽ khó mà chịu đựng nỗi buồn bã, thất vọng. Vì vậy tôi chưa hề dám nói với các cụ về ý định của vợ cũng như nỗi khó xử của mình. Tôi phải làm sao đây?
Nhờ chị dâu sang dọn nhà dịp Tết, vì chiếc hộp đỏ dưới gầm giường mà chị em tôi cạch mặt nhau Biết trước thế này thì tôi đã tự mình dọn nhà, không nhờ vả đến chị dâu. Vợ chồng tôi công việc bận rộn, không có nhiều thời gian để dọn dẹp nhà cửa. Tôi dự định thuê giúp việc mấy lần nhưng chồng không đồng ý. Anh nói không thích có người lạ ra vào trong nhà, rất mất tự nhiên. Một...