Vương quốc tràn ngập biểu tượng “nhạy cảm”
Đây là một nét văn hóa độc đáo có từ thế kỉ thứ 15 tại Bhutan.
Vương quốc Bhutan là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Toàn bộ nước này đều là đồi núi ngoại trừ một dải đồng bằng cận nhiệt đới nhỏ ở vùng viễn nam. Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới nơi nền Phật giáo Kim cương thừa vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.
Vương quốc Bhutan nằm ở Nam Á và được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Tại quốc gia này, bộ phận nhạy cảm của nam giới được coi là một biểu tượng thiêng liêng. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ các bức tường cho tới nóc nhà, hay thậm chí là vòi nước. Một số còn được nhân cách hóa với những thái độ như vui vẻ, giận dữ, tinh nghịch…
Người dân tại Bhutan tin rằng, việc thờ những biểu tượng này sẽ giúp tăng khả năng sinh sản, đồng thời xua đuổi quỷ dữ và bảo vệ họ khỏi những tin đồn ác ý. Đây được xem là truyền thống lâu đời có từ thế kỉ thứ 15 đến 16 mà nguồn gốc là từ tu viện Chimi Lhakhang, thủ đô cũ của Bhutan.
Bộ phận nhạy cảm của nam giới được coi là một biểu tượng thiêng liêng, xuất hiện ở nhiều nơi.
Một nghiên cứu của nhà sử học Pháp Francoise Pommaret và học giả Bhutan Tashi Tobgay vào năm 2011 cho biết, niềm tin về khả năng của những “vị thần bảo vệ” kì lạ này xuất phát từ những một vị Lạt ma có tên Drukpa Kunley sống ở thế kỉ 15.
Video đang HOT
Ông thường giảng dạy những điều mang tính phồn thể cho người dân, tiêu biểu trong số đó là câu nói ” Những giọt rượu vang ngon nhất nằm ở đáy thùng, và hạnh phúc thì nằm ở dưới rốn “. Sau khi Lạt ma Drukpa Kunley mất, các tu viện đã được xây dựng để tôn vinh ông và từ đó, niềm tin về sức mạnh của dương vật đã lan tỏa khắp nơi.
Người dân tin rằng biểu tượng này giúp xua đuổi quỷ dữ và bảo vệ họ khỏi những tin đồn ác ý.
Trong thời kì hiện đại ngày nay, đã có một số ý kiến cần phải xem xét lại phong tục này. Bhutan cũng có nhiều lần bối rối trước những hình vẽ nhạy cảm xuất hiện quá nhiều trên đường phố, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, nhà nước cùng người dân vẫn kiên quyết bảo vệ nét độc đáo trong văn hóa này và coi đây là một nguồn cảm hứng nghệ thuật, tôn giáo.
Theo Dân Việt
Vị vua hành nghề... sửa xe và trị vì đất nước qua Internet
Vua Bansah được biết đến như một hoàng đế đặc biệt nhất trong lịch sử vùng Ghana nhờ tay nghề sửa xe hơi cùng lòng yêu thương thần dân, nhưng điều đặc biệt nhất, là ông đang sống ở... Đức và trị vì vương quốc qua mạng và điện thoại.
Vua Bansah, tên đầy đủ là Togbe Ngoryifia Céphas Kosi Bansah - một trong những vị vua trị vì Khu vực truyền thống Gbi tại Hohoe, Ghana. Theo đó, Vương quốc của ông có gần 200.000 thần dân, nhưng ông luôn cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm với 2 triệu người dân khác đang sinh sống tại Togo.
Được biết, vua Bansah hiện đang làm thợ cơ khí trong chính cửa hàng của mình tại thành phố nhỏ Ludwigshafen, Đức chứ không phải tại Ghana hay Togo.
Vua Bansah hiện đang trị vì Khu vực truyền thống Gbi tại Hohoe, Ghana.
Năm 1970, ông nội của vua Bansah đã gửi ông tới nước Đức xa xôi để theo học ngành cơ khí. Sau khi kết thúc khóa học, chàng trai trẻ Bansah đã quyết định ở lại nước Đức.
Ông đã mở một cửa hàng nhỏ của riêng mình và sống một một cuộc sống bình yên. Tuy nhiên, một bức điện thư được gửi tới từ Ghana vào năm 1987 đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của vị vua này.
Khi đó, ông nội vua Bansah - một vị vua quyền quý của Hohoe đã qua đời, trong khi cha và anh trai của ông được cho là không hợp làm vua chỉ vì... thuận tay trái - một đặc điểm khiến người Ewe cảm thấy "không sạch sẽ".
Bởi vậy, Bansah được chọn là người kế vị cho ông nội của mình. Ông đã đồng ý với quyết định trên, nhưng đồng thời cũng đặt ra rất nhiều mục tiêu khác nhau: Phải giúp đỡ cho sự phát triển của thần dân trong khi vẫn tiếp tục làm việc từ sáng tới chiều trong cửa hàng cơ khí nhỏ. Do đó, vị vua mới của Hohoe đã quyết định cai trị thần dân của mình qua điện thoại và email.
Vua Bansah với công việc quen thuộc của một thơ cơ khí trong cuộc sống thường ngày.
Ngoài ra, vua Bansah cũng trở lại Ghana vài lần trong một năm cùng với người vợ mang quốc tịch Đức - bà Gabriele để tập trung xử lý một số vấn đề của người dân nơi đây.
Tuy rằng đất nước Ghana đã trở thành một thể chế dân chủ từ năm 1992, thế nhưng các vị vua truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng như một cầu nối liên kết giữa chính phủ và người dân, cũng như quản lý nhiều sự vụ trong lãnh thổ của mình.
Vua Bansah đã sử dụng tiền túi cùng với nguồn tiền quyên góp để giúp đỡ người dân trong cộng đồng xây dựng trường học, cầu đường, giếng nước và hỗ trợ máy bơm nước cùng phương tiện đi lại cho các hộ nghèo.
Ông quyên góp tiền bằng cách tham gia các sự kiện văn hóa tại Đức, các chương trình truyền hình tại Ghana hay thậm chí là biểu diễn ca nhạc và bán nhãn hiệu bia độc quyền - bia Akosombo, mặc dù ông không bao giờ sử dụng rượu bia. Tuy đã sống nhiều năm ở Đức nhưng ông vẫn yêu thích việc tự nấu cho mình những món ăn truyền thống của Ghana.
Vua Bansah tham gia chương trình truyền hình tại Ghana.
Ngoài ra, vua Bansah còn giúp đỡ các thanh niên tại Ghana học nghề cơ khí.
Vua Bansah chụp ảnh với thần dân của mình.
TheoTrí thức trẻ
Theo_Giáo dục thời đại
Ả Rập Saudi đã "nhận 2,5 triệu người Syria" Hôm 11-9, chính phủ Ả Rập Saudi khẳng định họ đã nỗ lực giúp người dân Syria chạy trốn khỏi cuộc nội chiến kéo dài 4 năm qua. Các nước vùng Vịnh, bao gồm Ả Rập Saudi, bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì không mở cửa tiếp nhận người tị nạn Syria. Cả 6 quốc gia nằm trong Hội đồng Hợp...