Vướng mắc ‘thẻ xanh’, ‘thẻ vàng’ cho người nước ngoài, người tiêm vắc xin ở nước ngoài
Có nhiều người nước ngoài sống tại Việt Nam và đã tiêm chủng COVID-19, hoặc người đã tiêm ở nước ngoài hiện nay về Việt Nam nhưng chưa có cơ chế xác nhận thẻ xanh, thẻ vàng cho họ.
Một người dân được xác nhận đã tiêm 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19 – Ảnh: TỰ TRUNG
Chiều 14-9, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế đã có cuộc họp với nhóm quản trị và xây dựng phần mềm Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 và Sổ Sức khỏe điện tử.
Hiện hai phần mềm này đã nhận được phản ảnh của trên 800.000 người dùng than phiền có trục trặc khi sử dụng, như mất dữ liệu tiêm chủng, không cập nhật thông tin tiêm chủng, không có đủ dữ liệu điểm tiêm dẫn đến việc người dùng không phản ánh được sai sót…
Theo thông tin từ cuộc họp, hiện 2 nền tảng Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 và Sổ Sức khỏe điện tử hoạt động chưa ổn định, quá trình hoạt động còn xảy ra lỗi, dữ liệu thành phần của nền tảng chưa hoàn toàn dẫn đến dữ liệu báo cáo, chưa chính xác, gây khó khăn cho cơ sở tiêm chủng khi lập kế hoạch và cơ quan quản lý không nắm được chính xác tiến độ tiêm.
Hai nền tảng này cũng thiếu một số chức năng phục vụ quản lý điều hành cấp trung ương và địa phương. Việc phân quyền và cấp tài khoản cho địa phương chưa thống nhất, chưa đáp ứng kịp nhu cầu khai thác thông tin và quản lý của địa phương.
Với người dùng, hiện có trên 2 triệu mũi tiêm chưa được cập nhật, và đã có trên 800.000 phản ảnh gửi đến vì gặp trục trặc khi sử dụng 2 nền tảng, nhiều nhất là mất dữ liệu tiêm chủng, tiêm rồi nhưng nền tảng chưa cập nhật hoặc đã cập nhật nhưng hiện mất dữ liệu.
Hiện công tác vận hành cũng đang gặp một số vướng mắc, như người nước ngoài đã tiêm chủng tại Việt Nam và người Việt Nam/người nước ngoài đã tiêm ở nước ngoài và hiện sống ở Việt Nam, có nhu cầu được cấp “thẻ xanh”, “thẻ vàng”, nhưng 2 nền tảng này lại chưa có chức năng theo nhu cầu.
Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết sẽ họp hằng tuần với nhà cung cấp 2 nền tảng trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, đồng thời cho biết nền tảng này đang trong quá trình kết nối với hệ thống chứng nhận tiêm theo tiêu chuẩn EU và Tổ chức Y tế thế giới.
Đồng thời thành lập các tổ công tác hỗ trợ người dùng, hỗ trợ cơ quan quản lý và cơ sở tiêm chủng để cập nhật trên 2 triệu mũi tiêm còn thiếu, sớm cung cấp “thẻ xanh”, “thẻ vàng” cho người dùng trong tham gia giao thông, học tập, làm việc thời gian tới đây.
Bình Dương ứng phó ra sao khi có 30.000 ca Covid-19?
Ngày 7.8, ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương, cho biết hiện nay ngành y tế đã xây dựng kế hoạch ứng phó và chuẩn bị cho kịch bản khi số ca Covid-19 tăng đến 30.000 ca.
Tiêm vắc xin cho công nhân và người nước ngoài ở P.Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương). ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Tính đến ngày 7.8, Bình Dương ghi nhận đã có 25.244 ca Covid-19, trong đó số đã được điều trị khỏi, xuất viện là 4.974 bệnh nhân. Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về trang thiết bị y tế hiện tại, Bình Dương có đáp ứng đủ năng lực điều trị F0 hay không, khi số ca đã vượt quá kịch bản đã đưa ra trước đó (kịch bản 20.000 ca), ông Chương khẳng định hiện nay với 16 cơ sở điều trị và phân ra làm 3 tầng điều trị, cộng với số bệnh nhân đã ra viện, Bình Dương vẫn đáp ứng đủ cơ sở vật chất như chỗ điều trị, giường bệnh... "Bình Dương đã xây dựng kế hoạch ứng phó và chuẩn bị cho kịch bản khi số ca Covid-19 tăng đến 30.000 ca", ông Chương cho hay.
Tuy nhiên khi PV đặt câu hỏi, các số liệu báo cáo về số giường bệnh hiện nay của Bình Dương mới chỉ đáp ứng điều trị cho trên 17.240 người, trong khi số ca Covid-19 được ghi nhận là trên 25.000 ca, ông Chương cho rằng: "Số ca trên 25.000 là ghi nhận từ đầu mùa dịch, tính luôn cả số lượng đã được xuất viện. Ngoài ra, do Bình Dương phân ra làm 3 tầng điều trị nên số bệnh nhân cần được điều trị khoảng trên 8.000 người. Còn lại là số F0 không triệu chứng, bệnh nhẹ được cách ly ở các khu điều trị được trưng dụng từ các trường học".
Dừng hoàn toàn đường bay TP.HCM - Hà Nội phòng Covid-19
Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19, theo ông Chương, ngoài sự chi viện nhân lực của Bộ Y tế, hiện Bình Dương đang huy động hệ thống y tế tư nhân tham gia tiêm vắc xin, phấn đấu đạt 100.000 liều/ngày. Hiện Bình Dương đang tổ chức 155 điểm tiêm cố định tại các trung tâm văn hóa, sân vận động, nhà thiếu nhi ở các xã, phường và 20 xe tiêm lưu động trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp... với khoảng 100.000 liều/ngày. "Với công suất tiêm như hiện nay, đến ngày 9.8 là tiêm hết trên 650.000 liều vắc xin. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi đang thiếu vắc xin để tiêm", ông Chương nói và bác bỏ thông tin về việc "ngâm" vắc xin, chậm tiêm.
Vì sao số liệu của Bộ Y tế công bố về tiến độ tiêm vắc xin của Bình Dương rất chậm, thậm chí tỷ lệ dân số được tiêm còn thấp hơn một số tỉnh miền Tây? Tuy nhiên, ông Chương giải thích: "Theo số liệu công bố của Bộ Y tế là do chúng tôi chưa nhập liệu, cập nhật lên phần mềm hệ thống tiêm chủng quốc gia. Còn thực tế, chúng tôi đã tiêm nhiều và hiện không có vắc xin để tiêm".
Một bệnh nhân bị 4 nơi từ chối cấp cứu, các bệnh viện có quyền từ chối không? Về nguyên tắc, các cơ sở khám chữa bệnh không được quyền từ chối bất cứ cấp cứu trong bất cứ trường hợp nào, kể cả đối với người nước ngoài. Nơi nào vi phạm chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm. ảnh minh họa Tại buổi họp báo chiều 9-7, trao đổi liên quan đến một bệnh nhân bỗng nhiên ngất xỉu...