Vướng mắc lớn trong việc vận hành Quỹ bất động sản là thuế và niềm tin
Khảo sát của Ủy ban Chứng khoán cho biết, Việt Nam hiện có một quỹ với 50 tỷ đồng nhưng vẫn chưa hoạt động. Câu hỏi đặt ra là quỹ này đang vướng mắc gì? Hành lang pháp lý của quỹ này cũng cần bàn thêm để đưa ra mô hình quỹ có tín nhiệm cao.
Trong phiên thảo luận về “Thúc đẩy phát triển quỹ đầu tư bất động sản tại Việt Nam” của Hội thảo “Khơi thông dòng vốn trung-dài hạn cho phát triển kinh tế xã hội” trong Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 diễn ra ngày 2/5, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng, Giám đốc Viện đào tạo và nghiên cứu BIDV cho biết, đây không phải là câu chuyện mới bởi quỹ đầu tư bất động sản đã manh nha từ năm 2012.
Trước câu hỏi về vấn đề quỹ này chưa thể mở rộng, ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, cơ sở pháp lý đã có quy định từ năm 2012 nhưng đến 2016 cơ quan quản lý mới đồng ý cho quỹ của Techcombank thành lập.
Quỹ này chủ yếu đầu tư vào bất động sản. Nguồn tiền gặp khó, việc đầu tư của quỹ này vào các dự án tương đối khó khăn.
Theo ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết, quỹ bất động sản cho phép đầu tư vào dự án chưa hoàn thành mới thực sự là động lực cho các dự án.
Hiện nay, quỹ bất động sản theo như Nghị định 58, Nghị định 60, quỹ có sự pha trộn giữa quỹ đầu tư bất động sản và quỹ tín thác bất động sản.
“Quỹ là hướng cân bằng dòng vốn nói chung, trong đó có thị trường bất động sản. Bên cạnh sửa đổi khung pháp luật, các quy định chưa thúc đẩy hình thành và hoạt động quỹ”, ông Nam nói.
Đồng quan điểm trên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) kiến nghị: “Cần có các quỹ bất động sản. Hai nghị định của Chính phủ về quỹ đầu tư bất động sản chưa rạch ròi về loại hình. Cần có lộ trình hình thành nhiều quỹ đầu tư để tạo thành một trong những kênh cung cấp vốn trên thị trường bất động sản”.
Video đang HOT
Đánh giá cao gợi ý của ông Nam, ông Lực cho rằng thị trường bất động sản sẽ minh bạch hơn, lĩnh vực nhà ở sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới nếu giải quyết được hai vướng mắc lớn trong việc vận hành quỹ bất động sản là thuế và niềm tin.
Trước vấn đề này, ông Phi Vân Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, khi chuyển đổi bất động sản vào quỹ cần có sự điều chỉnh rõ ràng của chính sách thuế. Đối với tổ chức cũng như cá nhân góp tài sản bất động sản vào quỹ đều được các doanh nghiệp ghi chép. Nếu gộp vào quỹ, các doanh nghiệp cần đánh giá lại theo thị trường.
Bà Dương Trần, đại diện VinaCapital chia sẻ thêm, việc chuyển nhượng cũng là rào cản khiến quỹ đầu tư bất động sản khó phát triển bởi quy định, nhà đầu tư rót vốn 13-30% vào quỹ bất động sản mất 6 năm để chuyển nhượng. Thời gian được phép chuyển nhượng dài khiến các nhà đầu tư không mặn mà rót tiền vào quỹ này.
“Nên áp dụng thời gian hạn chế chuyển nhượng để kích thích nhà đầu tư và thời gian khoảng một năm là phù hợp”, đại diện VinaCapital nói.
Bên cạnh đó, giới hạn vay cũng gây khó khăn cho việc vận hành quỹ bởi giới hạn vay của quỹ đầu tư bất động sản là 5% trên tổng giá trị tài sản ròng. Đây là giới hạn vay khiêm tốn, trong khi vốn chủ sở hữu lên đến 15%. Do đó, giới hạn vay phải lên đến 15%.
Cũng liên quan đến vấn đề chuyển nhượng bất động sản, bà Hoàng Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ chính sách pháp chế của Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết, theo quy định của Luật Đầu tư hiện nay, vướng mắc trong việc vận hành quỹ đầu tư bất động sản trước hết phải xác định chủ thể của sản phẩm bất động sản.
Nhuệ Mẫn
Theo bds.tinnhanhchungkhoan.vn
Làn sóng vốn ngoại tỷ USD ồ ạt đổ vào BĐS công nghiệp Việt Nam, và đây là những lý do
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam có 325 khu công nghiệp với tổng diện tích 95.000 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 53% vào cuối tháng 6/2018. Trong đó, 231 khu công nghiệp đang hoạt động và 94 khu công nghiệp đang xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc đền bù. Nhu cầu BĐS công nghiệp đang dần vượt quá nguồn cung tại các khu công nghiệp vận hành tốt với tổng tỷ lệ lấp đầy đạt 73%.
Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài
Theo báo cáo của Savills Việt Nam, là một trong những thị trường công nghiệp phát triển nhanh nhất trong khu vực, Việt Nam có vị thế tốt để đón nhận dòng chảy của các nhà đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như các nhà sản xuất của Apple gần đây đã thể hiện sự quan tâm đến việc di chuyển tới Việt Nam để tránh khoản thuế quan trị giá 200 tỷ USD đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.
Năm 2018 Việt Nam tiếp tục nổi lên như là trung tâm sản xuất tiếp theo của châu Á. Trong nửa đầu năm, Việt Nam đã đón nhận 1.366 dự án mới đăng ký với tổng vốn đầu tư là 11,8 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực sản xuất và chế biến thu hút 477 dự án mới, chiếm 39% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký (FDI), đạt 7,9 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn FDI của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam chiếm 32% với 6,4 tỷ USD, theo sau là Hàn Quốc với 5 tỷ USD và Singapore với 2,3 tỷ USD.
Thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam đang thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: Nguồn Internet
Ngoài ra, trong nửa đầu năm 2018, chỉ số quản trị người mua hàng (PMI) của Việt Nam cao nhất kể từ nửa đầu năm 2011, đạt mức 55,7 điểm, vượt ngưỡng mở rộng 50 điểm. Sản lượng đầu ra tăng dẫn đến việc các công ty tuyển dụng nhân viên bổ sung với tốc độ kỷ lục vào tháng 6 và việc tăng lên của các doanh nghiệp mới sẽ góp phần làm cho lĩnh vực sản xuất tăng trưởng liên tục trong năm tới. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Việt Nam là 12,3% trong tháng 6 năm 2018, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Savills chỉ ra, các yếu tố khiến năng lực cạnh tranh của Việt Nam tiếp tục được thúc đẩy, bao gồm: Chi phí lao động thấ; Giá thuê đất hợp lý; Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi; Sự tham gia vào các hiệp định thương mại ; Lực lượng lao động năng động; Vị trí địa lý gần các nguồn tài nguyên và thị trường đích.
Bất động sản công nghiệp: Cung không đủ đáp ứng nhu cầu
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam có 325 khu công nghiệp với tổng diện tích 95.000 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 53% vào cuối tháng 6 năm 2018. Trong đó, 231 khu công nghiệp đang hoạt động và 94 khu công nghiệp đang xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc đền bù. Nhu cầu bất động sản công nghiệp đang dần vượt quá nguồn cung tại các khu công nghiệp vận hành tốt với tổng tỷ lệ lấp đầy đạt 73%.
Thêm vào đó, Việt Nam còn có 17 khu kinh tế ven biển với tổng diện tích cung cấp là 845,000 ha. Trên thị trường bất động sản công nghiệp đã xuất hiện các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp mới với những khoản đầu tư quan trọng. BWID đã phát triển 209 ha tại 8 khu công nghiệp ở năm thành phố chính, tập trung phát triển các giải pháp nhà xưởng xây sẵn (RBF) và nhà xưởng xây theo nhu cầu (BTS).
Nhà đầu tư Singapore, Boustead cũng phát triển nhà xưởng xây sẵn (RBF) và nhà xưởng xây theo nhu cầu (BTS) với tổng diện tích đất là 18 ha tại Nhơn Trạch, Đồng Nai. Trong khi đó, Công ty phát triển bất động sản Trung Quốc CFLD tham gia đàm phán để tìm kiếm cơ hội đầu tư đất công nghiệp tại tỉnh Long An, vị trí chiến lược trong Khu kinh tế trọng điểm phía nam.
Nhu cầu bất động sản công nghiệp đang dần vượt quá nguồn cung tại các khu công nghiệp vận hành tốt với tổng tỷ lệ lắp đầy đạt 73%. Ảnh: Nguồn Internet
Các dự án nổi bật bao gồm Tập đoàn Hyosung với khoản đầu tư 1,2 tỷ USD vào Khu công nghiệp Cái Mép ở Bà Rịa-Vũng Tàu và khoản đầu tư bổ sung 501 triệu USD của công ty LG Innoteck tại Khu công nghiệp Tràng Duệ, Hải Phòng. Hai công ty dệt may Ramatex và YKK từng đầu tư 80 triệu USD cho mỗi dự án vào khu công nghiệp Bảo Minh và khu công nghiệp Đồng Văn III.
Theo Savills, ngành công nghiệp Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài một cách đáng kể trong nửa đầu năm 2018. Nguồn cung đất công nghiệp hiện tại và trong thời gian sắp tới đang tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư sản xuất, các giao dịch bất động sản công nghiệp lớn đang thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư.
"Chính phủ cần tiếp tục đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng chủ chốt và mạng lưới vận tải đa phương thức để giảm chi phí hậu cần và đáp ứng các dự án có giá trị cao hơn trong tương lai. Để giữ chân các nhà đầu tư trong dài hạn, chính phủ cũng nên lưu tâm tới việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính và hải quan rườm rà cũng như cải thiện sự kết nối giữa các lĩnh vực kinh tế", Savills đưa giải pháp.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Những yếu tố đảm bảo sự tăng giá bền vững của bất động sản Tiến độ dự án, chất lượng công trình hay quản lý vận hành là những yếu tố mà khách hàng cần lưu tâm khi mua căn hộ vừa để ở vừa được coi là tài sản đảm bảo trong tương lai. Đâu là nhân tố đảm bảo gia tăng giá trị của căn hộ chung cư? Hầu hết mọi người khi mua bất...