Vướng mắc cải tạo chung cư cũ
Nhưng điều nghịch lý vẫn đang diễn ra là trong khi các hộ dân ở chung cư cũ vẫn ngày đêm nơm nớp lo chuyện chung cư sập đổ; nhà đầu tư vẫn phải dài cổ chờ quyết định được phép đầu tư, thì các cơ quan có trách nhiệm của thành phố vẫn cứ loay hoay cho việc tính toán phương án xây mới lại các chung cư cũ.
Đến thời điểm này, các quận, huyện của TP Hồ Chí Minh đã hoàn tất việc phân loại và kiểm định chất lượng đối với 474 chung cư cũ, trong đó xác định có 14 chung cư cấp D – cấp nguy hiểm; 115 chung cư cấp C – cấp hư hỏng nặng; 328 chung cư cấp B, còn lại số ít chung cư không cần thiết kiểm định do đang thực hiện di dời hoặc đã chuyển đổi mục đích sử dụng.
Hiện cũng đã có gần 100 doanh nghiệp bất động sản đăng ký tham gia các dự án xây dựng lại chung cư cũ cùng các dự án chỉnh trang, di dời, tái định cư các hộ dân đang sống trên và ven các kênh rạch trên địa bàn.
Việc có nhiều nhà đầu tư cùng quan tâm đến dự án cải tạo chung cư cũ tại thành phố là tín hiệu đáng mừng, tạo động lực để nhanh chóng di dời các hộ dân, dập bỏ chung cư hỏng nặng, nguy hiểm.
Điều này càng hứa hẹn các dự án cải tạo chung cư cũ sẽ được đẩy nhanh để đảm bảo mục tiêu thay thế 50% chung cư cũ trước năm 2020 của thành phố đã đặt ra.
Một chung cư cũ chờ xây mới.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc thành phố, ngoài số khu chung cư cũ nằm ở khu vực trung tâm có quy mô vài ngàn hộ dân, diện tích lớn, vị trí thuận tiện có sức hút mạnh nhà đầu tư… thì nhiều chung cư lại nằm rải rác, xen cài trong các khu dân cư, diện tích đã nhỏ, kết nối giao thông hạn chế ở các quận ven đã tỏ ra kém thu hút đầu tư.
Để tránh tình trạng nhà đầu tư đổ dồn vào làm các dự án chung cư cũ ở những vị trí dễ sinh lời; không chịu đầu tư vào các chung cư ở khu vực khai thác kém hiệu quả, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Xây dựng được giao phối hợp cùng với các quận, huyện phân loại, xác định danh sách các chung cư cũ có lợi thế về vị trí; có khả năng sinh lợi cao khi đầu tư và các chung cư cũ không có lợi thế về vị trí để lồng ghép thành từng nhóm chung cư gồm cả 2 loại trên.
Ông Thế Hòa, đại diện một nhà đầu tư cho biết, ngoài chuyện phải dành diện tích nhất định để thực hiện chỉnh trang đô thị khi thực hiện dự án, chi phí hỗ trợ tạm cư cho các hộ dân trong thời gian chờ bàn giao nhà của chủ đầu tư là rất lớn. Dân cư đông, nếu thành phố không tạo được sự đồng thuận để di dời dứt điểm các hộ dân trong khoảng thời gian nhất định, dự án chậm tiến độ, chi phí theo đó đội lên.
Thông tin từ Hiệp hội BĐS TP cho thấy, chương trình cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ trên địa bàn liên quan đến việc tái định cư cho khoảng 35.000 hộ dân. Cùng thời gian thực hiện kế hoạch cải tạo chung cư cũ, chương trình di dời, tái định cư, chỉnh trang nhà ở trên và ven kênh rạch của thành phố cũng cần đến hơn 22.000 căn hộ, nền đất.
Không chỉ những hộ dân nhận tiền tự đi mua nhà hoặc nhận căn hộ tái định cư ở địa bàn khác, mà ngay cả số hộ dân chấp nhận chờ đợi để tái định cư tại chỗ cũng cần có nhà để thuê ở trong một vài năm. Cộng với nhu cầu về nhà ở từ các đại dự án đang hình thành, những năm tới trên địa bàn cần số lượng căn hộ bình dân rất lớn để phục vụ 2 chương trình cải tạo nhà ở này.
Trong khi đó hiện tỷ lệ căn hộ bình dân trong phân khúc nhà ở tại TP để phục vụ cho nhu cầu trên mới chỉ chiếm hơn 25%. Căn hộ bình dân thiếu, chủ dự án cải tạo chung cư cũ tìm đủ quỹ nhà tạm cư hoặc tái định cư ngay cho người phải di dời cũng là mối lo của nhà đầu tư trong quá trình tham gia các dự án xây dựng mới các chung cư cũ.
Nhưng điều nghịch lý vẫn đang diễn ra là trong khi các hộ dân ở chung cư cũ vẫn ngày đêm nơm nớp lo chuyện chung cư sập đổ; nhà đầu tư vẫn phải dài cổ chờ quyết định được phép đầu tư, thì các cơ quan có trách nhiệm của thành phố vẫn cứ loay hoay cho việc tính toán phương án xây mới lại các chung cư cũ.
Theo Đ.Thắng
Cải tạo chung cư cũ tại Hải Phòng: Hàng nghìn hộ dân có nguy cơ mất trắng quyền lợi
Trong khi hàng triệu cán bộ, công nhân viên chức (CBCNVC) cả nước được sở hữu căn nhà tập thể được phân phối những năm 60, 70, 80 của thế kỷ trước theo Nghị định 61 của Chính phủ, hàng ngàn CBCNVC ở Hải Phòng mất trắng quyền lợi khi căn hộ của họ bị thu hồi để xây dựng cải tạo lại.
Lo lắng của hàng trăm hộ hưu trí
Bà Đoàn Thị Hoành (sinh năm 1933, cán bộ quân y nghỉ hưu, có 65 năm tuổi Đảng), năm 1972 được phân phối căn hộ tại khu tập thể Đổng Quốc Bình (ĐQB), quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng. Năm 1994, khi Nhà nước có chính sách bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê (Nghị định 61 ngày 5.7.1994 về mua bán và kinh doanh nhà), căn cứ vào những ưu đãi về giá bán nhà của Nghị định 61 và tính số năm công tác, gia đình bà Hoành hoàn toàn có thể sở hữu căn nhà của mình với giá 0 đồng. Vì vậy, gia đình bà Hoành đã nhiều lần có đơn xin mua căn nhà được phân phối nhưng không được TP.Hải Phòng giải quyết.
Trường hợp của gia đình bà Đoàn Thị Hoành không phải là trường hợp duy nhất ở khu tập thể ĐQB. Điều đáng ngạc nhiên là, hầu như toàn bộ các gia đình cán bộ ở ĐQB đều không được mua lại căn nhà của mình. Một cán bộ hưu trí ở khu này cho biết: "Trong khi CBCNVC cả nước được mua nhà của Nhà nước, chúng tôi lại không được quyền mua. Hải Phòng chúng tôi là vậy!".
Đầu năm 2017, UBND TP.Hải Phòng phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại khu tập thể ĐQB. Khi nhận được thông báo nhà nước thu hồi lại căn nhà, lúc này các hộ dân ở đây mới té ngửa là mình có nguy cơ bị mất trắng quyền lợi được ưu đãi theo Nghị định 61. Mặc dù được chính quyền TP.Hải Phòng cam kết cho tái định cư tại chỗ ở chung cư mới xây dựng nhưng giá thuê nhà như thế nào thì lại không rõ ràng. Một người dân cho biết: "Từ bao nhiêu năm nay chúng tôi chỉ phải trả 200 - 250 nghìn đồng/tháng. Nếu lên chung cư mới, chủ đầu tư tính giá thị trường thì lương hưu vợ chồng tôi cũng không trả đủ".
Nguy cơ mất trắng quyền lợi
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Đoàn Khánh Hải - Phó Chủ tịch UBND phường ĐQB - xác nhận những lo lắng này của người dân. Ông Hải cho biết, giá thuê căn hộ mới sẽ tính theo m2, nhưng quyết định cuối cùng là của thành phố.
Theo tìm hiểu của PV, do là nhà thuê của Nhà nước nên khi thu hồi để cải tạo, xây dựng lại, người dân chỉ được hỗ trợ, bồi thường phần kiến trúc cải tạo trong diện tích nhà được thuê, khuôn viên; hỗ trợ ổn định cuộc sống. Theo phương án bồi thường, hỗ trợ của UBND quận Ngô Quyền thì hộ thấp nhất trên tầng 5 được hỗ trợ hơn 37 triệu đồng, hộ cao nhất ở tầng 1 được nhận đến trên 400 triệu đồng.
Để làm rõ việc tại sao hàng trăm hộ tại khu tập thể ĐQB lại không được mua nhà thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định 61, PV Báo Lao Động đã có buổi làm việc với lãnh đạo Cty TNHH MTV quản lý và kinh doanh nhà Hải Phòng. Tại buổi làm việc, lãnh đạo Cty thừa nhận: "Sau khi có Nghị định 61, rất nhiều CBCNVC ở khu tập thể có đơn xin mua nhà nhưng nếu bán sẽ tạo ra sở hữu hỗn hợp rất khó quản lý nên Cty đã có đề xuất với Thành phố không bán nhà đối với các khu tập thể cao tầng như ĐQB".(?!)
Theo tìm hiểu của PV, cho mãi đến năm 2006, UBND TP. Hải Phòng mới có quyết định phê duyệt Đề án bán nhà số 46/ĐA-KDN ngày 17.7.2006 về việc bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định 61 đến hết năm 2006 do Cty quản lý và kinh doanh nhà Hải Phòng lập. Giao Sở Xây dựng chỉ đạo Cty thực hiện việc công khai các khu vực bán và không bán. Như vậy, phản ánh của người dân khu tập thể ĐQB về việc TP.Hải Phòng không chịu thực hiện Nghị định 61 là có cơ sở.
Điều trớ trêu là, trong khi hàng trăm hộ CBCNVC ở khu tập thể ĐQB không được mua nhà thì có 2 hộ dân lại được mua nhà theo Nghị định 61 vào năm 2002 và 2004. Theo giải thích của phía Cty quản lý và kinh doanh nhà Hải Phòng thì đây là 2 hộ "lão thành Cách mạng được nhà nước tặng nhà". Tuy nhiên, theo người dân ở khu tập thể ĐQB, chỉ có một hộ là "lão thành Cách mạng" nhưng hộ này cũng đã chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà trước khi Cty thực hiện bán nhà.
Theo ông Đoàn Khánh Hải - Phó Chủ tịch UBND phường ĐQB- chính sách với 2 hộ có "Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở" khác hẳn với các hộ thuê nhà. 2 hộ này được bồi thường về nhà và đất và được tái định cư ở nhà liền kề mặt đất khi khu ĐQB được xây dựng lại.
Theo Đỗ Văn
Dân thủ đô thấp thỏm trong những ngôi nhà xuống cấp nghiêm trọng Thực trạng bế tắc, chậm trễ việc cải tạo chung cư cũ, nhà xuống cấp khiến nhiều hộ dân Thủ đô thấp thỏm sống trong những ngôi nhà xuống cấp Dù đã rất nhiều lần Thành phố Hà Nội khẳng định quyết tâm thực hiện việc cải tạo chung cư cũ, nhà xuống cấp trên địa bàn, nhưng đến nay kết quả vẫn...