Vương Kỳ Sơn, “nhân vật số 2″ của Trung Quốc
Chân dung người dẫn đầu cuộc chiến chống tham nhũng quy mô nhất lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc…
Ông Vương Kỳ Sơn (trái) và ông Tập Cận Bình – Ảnh: Reuters/The Economist.
Theo tờ The Economist, với vai trò là người dẫn đầu cuộc chiến chống tham nhũng quy mô rộng nhất và kéo dài nhất trong lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn thường hối thúc các nhà điều tra dưới quyền phải tỏ ra “đáng sợ”.
Nỗi sợ lan rộng
Chuyện kể rằng, tại cuộc họp của Ủy ban Thanh tra kỷ luật Trung ương (CCDI) Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức sau khi ông Vương trở thành người đứng đầu ủy ban này vào tháng 11/2012, các thành viên cấp cao – vốn đã là những quan chức được kính nể – được trao cho những bộ hồ sơ nói về sai lầm của chính họ.
Mục đích của ông Vương khi làm việc này có vẻ như nhằm khiến chính các nhà thực thi kỷ luật phải sợ hãi. Ông cảnh báo họ rằng, thất bại trong phát giác tham nhũng ở cấp cao có thể sẽ bị đánh giá là “lơ là nhiệm vụ”.
Vào thời điểm đó, có nguồn tin nói một số quan chức của CCDI đã cằn nhằn về chỉ đạo của ông Vương, bởi trước đó, việc truy tìm những nguồn tài sản bất chính của giới quyền lực không phải là một công việc xuyên suốt trong cuộc đời phẳng lặng của những người làm việc trong ủy ban này.
Trước khi đứng đầu CCDI, tham nhũng không phải là một mối bận tâm của ông Vương. Từng làm trong ngành ngân hàng và từng giữ vị trí Thị trưởng Bắc Kinh, ông Vương có tiếng là một người giải quyết vấn đề trong các cuộc khủng hoảng như dịch SARS hồi năm 2003 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Đối với các thượng khách quốc tế, ông để lại ấn tượng là một con người nhã nhặn.
Nhưng giờ thì không ai dám phàn nàn về những gì ông Vương làm. Ở tuổi 66, ông Vương là nhân vật xếp thứ 6 trong Bộ Chính trị Trung Quốc, và rõ ràng chỉ đứng ở vị trí thứ hai sau Chủ tịch nước này Tập Cận Bình trên phương diện quyền lực. Thậm chí, ông còn có thể là người được nể sợ nhất.
Thay mặt ông Tập, ông Vương đã tiến hành một cuộc tấn công chống tham nhũng chưa từng có tiền lệ về quy mô, độ phức tạp và tham vọng. Cuộc chiến này có mục tiêu là quan chức cấp cao, nhưng có vẻ không đơn thuần chỉ là một cuộc thanh lọc đối thủ.
Nỗi sợ hãi đã lan rộng. Lực lượng hàng trăm nghìn điều tra viên dưới quyền ông Vương – những người được phép bắt giữ và thẩm vấn mà không vấp phải bất kỳ trở ngại luật pháp nào – đã “hạ bệ” hàng loạt quan chức cấp cao thuộc những “thành lũy” vốn tưởng như không thể chạm tới như Bộ Công an và Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc, các doanh nghiệp quốc doanh lớn nhất và cả các cơ quan giám sát của nhà nước.
Hơn 1/3 số tỉnh của Trung Quốc đã mất ít nhất 1 thành viên lãnh đạo cấp cao trong chiến dịch chống tham nhũng này. Tỉnh nổi tiếng với ngành khai mỏ than Sơn Tây đã mất phần lớn trong số 13 thành viên đảng ủy.
Tập đoàn dầu khí quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc CNPC cũng đã mất nhiều quan chức đến nỗi, có nguồn tin nói rằng tập đoàn này chuẩn bị sẵn đội ngũ thay thế nếu có thêm quan chức bị các nhà điều tra của ông Vương “sờ gáy”. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Những người bị bắt buộc phải thú tội và khai ra những người khác. Quy trình tra khảo bí mật này được gọi là “shuanggui” (“song quy”).
Hàng chục tướng lĩnh và nhiều trợ lý của các lãnh đạo đảng trước đây – đều là những người chưa từng phải chịu những hình thức đối xử như vậy – đã “sa lưới”. Từ lâu được coi là một nỗi sợ của các quan chức trong đảng, hệ thống “song quy” thậm chí còn khủng khiếp hơn theo lời của một số người. Một số quan chức đã nói rằng, họ “thà gặp quỷ” còn hơn gặp ông Vương.
Video đang HOT
Cuộc sống bình thường của các quan chức Trung Quốc đã bị đảo lộn từ khi ông Vương bắt đầu chống tham nhũng. Nhiều quan chức lo sợ đến nỗi tìm cách tránh đưa ra những quyết định quan trọng để tránh gây chú ý. Các địa phương và bộ ngành bị CCDI “siết” trong chiến dịch chống tham nhũng đang ở trong cảnh thiếu nhân sự nghiêm trọng. Hôm 6/3 vừa qua, Bí thư Sơn Tây nói tỉnh này đang có nhu cầu lấp đầy gần 300 chỗ trống mà các cuộc điều tra chống tham nhũng để lại, bao gồm các vị trí cấp cao trong đảng tại 3 thành phố của tỉnh.
Có lẽ, ông Vương và ông Tập xem sự đảo lộn này là một rủi ro có thể chấp nhận được. Ngay từ khi lên nắm quyền, ông Tập đã tuyên bố rằng tham nhũng là một vấn đề lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những người tiền nhiệm cũng sử dụng những ngôn từ mạnh khi nói về tham nhũng như ông Tập, nhưng vị đương kim Chủ tịch Trung Quốc đã thể hiện một thái độ nghiêm túc hơn nhiều trong chống tham nhũng.
Điều này một phần liên quan đến quy mô của hoạt động tham nhũng: trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số và môi trường pháp lý lỏng lẻo đã tạo điều kiện cho các quan chức tham nhũng và ăn hối lộ những khoản lớn. Bên cạnh đó, mạng lưới tham nhũng đã trở thành một rào cản đối với các cải cách kinh tế cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong những năm sắp tới.
Bởi vậy, các doanh nghiệp quốc doanh kiểm soát những lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế Trung Quốc, trong đó có ngành năng lượng, nằm trong số những mục tiêu chính của chiến dịch chống tham nhũng.
Ba giai đoạn
Bài viết trên tờ The Economist cho hay, ở thời điểm hiện tại, ông Tập và Vương có vẻ như đang có được sự ủng hộ của các quan chức xung quanh họ.
5 thành viên còn lại trong Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị ủng hộ việc bắt giữ Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Bộ Công An, cựu Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, người đầu tiên ở cương vị này bị cáo buộc tội tham nhũng trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Sự ủng hộ tương tự cũng được dành cho vụ bắt Từ Tài Hậu, cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông Từ chính thức bị bắt vào năm ngoái và đã chết vì bệnh ung thư hồi trung tuần tháng 3 vừa qua.
Chắc chắn một số người trong tầng lớp tinh hoa chính trị của Trung Quốc sẽ bất mãn với chiến dịch chống tham nhũng, nhưng nguy cơ mà họ đặt ra đối với ông Tập là rất khó đoán biết. Các cuộc thảo luận nội bộ trong hàng ngũ lãnh đạo của Trung Quốc là tuyệt mật. Mùa thu năm ngoái, một số nguồn tin nói rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập có thể sẽ được thu hẹp do tinh thần giảm sút của giới quan chức. Tuy vậy, thực tế cho thấy, chiến dịch này vẫn đang được đẩy mạnh.
Trong thời gian 7 tháng tính đến ngày 20/3/2015, có thêm 24 quan chức cấp bộ trưởng bị bắt giữ trong các cuộc điều tra tham nhũng, nâng số quan chức cấp bộ trưởng bị bắt trong chiến dịch này lên con số 69 trong vòng 28 tháng – cao hơn gấp 2 lần số quan chức cấp bộ trưởng bị bắt trong 5 năm lãnh đạo của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Trong năm 2014, số quan chức cấp cao bị điều tra tham nhũng tăng gấp hai lần so với năm 2013.
Theo dự kiến, ông Vương sẽ về hưu vào năm 2017, nhưng ông đang củng cố sức mạnh cho CCDI để cơ quan này có thể duy trì việc “đả hổ” – chống tham nhũng trong hàng ngũ các quan chức cấp cao.
Ông Vương từng nói, sẽ chống tham nhũng theo ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn gây sợ hãi, giai đoạn thứ hai là tăng cường quy định luật pháp để khiến việc tham nhũng trở nên khó khăn hơn, và giai đoạn cuối cùng là thay đổi văn hóa chính trị ở Trung Quốc để các quan chức thậm chí không còn nghĩ đến ăn của đút lót. Ở thời điểm hiện tại, nỗi sợ hãi đang ngự trị.
Theo Diệp Vũ
Vneconomy
Vương Kỳ Sơn xử quan tham Trung Quốc Kỳ 1: Chiêu thức 'đánh phủ đầu' đối tượng điều tra
Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đang mở chiến dịch chống tham nhũng lớn nhất từ khi mở cửa nền kinh tế với thế giới hồi năm 1978, một cuộc đổi đời của hàng triệu dân thoát nghèo, nhưng cũng khiến một bộ phận không nhỏ cán bộ suy thoái đạo đức, tranh thủ các mối quan hệ chính trị để tư lợi bất chính.
Ông Vương Kỳ Sơn chỉ đạo CCDI
Nhiệm vụ chỉ huy cuộc "đập ruồi, đả cọp" này được giao cho ông Vương Kỳ Sơn, ủy viên Bộ chính trị CPC và là cánh tay phải của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chẳng cần "hóa" của công thành "của ông"
Trên các trang mạng xã hội, người hâm mộ gọi ông Vương là "Bao Công" sẵn sàng trừng trị bọn tội phạm. Họ cũng thường đề cập việc ông có vợ nhưng không có con, để khẳng định rằng ông chẳng cần "hóa của công thành của ông" và của gia đình.
Năm ngoái, khi ông Vương-chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) cử "lính" tới Nanchang hồi mùa hè, chỉ đạo của ông rất rõ ràng: các nhân viên điều tra phải "phủ đầu" cán bộ chính quyền địa phương, theo một chuyện kể đăng trên trang web của chính phủ.
"Lính" ông Vương cho giới truyền thông biết: họ lưu trú ở nhà khách chính phủ. Chỉ vài ngày sau, hàng trăm cư dân xếp hàng cung cấp chứng cứ sai phạm của các "quan tham". Đơn tố cáo cũng tràn ngập trên internet.
Yang Peng, một chủ nhà hàng, đã kể với nhân viên điều tra rằng ông bị bỏ tù, bị tra tấn, chỉ vì bạn ông là "đối thủ" của một "quan lớn" ở tỉnh Giang Tây: cựu bí thư Su Rong bị tố cáo "dàn xếp" vụ bán một xí nghiệp luyện cán thép để được "xơi lại quả".
Yang thuật lại với báo Wall Street Journal: "Đó là những tháng địa ngục của đời tôi".
Năm 2009, vụ bán 60 % công ty Nanchang Steel Co cho một tỷ phú địa phương được giới truyền thông địa phương "ca" là một thành quả công cuộc cải tổ, vì công ty quốc doanh mở của đón nhận dòng vốn tư nhân.
Nhưng một số công nhân nghi ngờ có sự bất thường trong thương vụ này. Họ xếp hàng chờ gặp "lính" ông Vương để chia sẻ chứng cứ bí thư Su cùng "chiến hữu" dàn xếp kết quả đấu thầu nghiêng phần thắng cho vị tỷ phú, đổi lại là Su cùng "cạ" hưởng lại quả.
Cựu bí thư Su Rong
Cuối cùng, CCDI có đủ chứng cứ để mở cuộc điều tra Su hồi tháng 6.2014 vì "vi phạm kỷ luật đảng và nhà nước", một thuật ngữ để chỉ tội tham nhũng. Su cũng mất chức phó chủ tịch Mặt trận nhân dân Ủy ban toàn quốc hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân TQ (CPPCC). Tay tỷ phú thì bị bãi nhiệm khỏi ghế đại biểu quốc hội TQ.
Yang kể: "Vương Bao Công làm đâu ra đó. Tôi đã đốt pháo bông ăn mừng ngày Su bị điều tra".
Giao việc đúng người "sạch"
Câu chuyện này để cho thấy ông Vương được giao đúng việc, không chỉ vì ông với ông Tập là bạn thân từ khi cả hai người phải trải qua thời kỳ "bồi dưỡng chính trị" ở một vùng nông thôn, vào thời Cách mạng văn hóa.
Mà vì ông Vương nổi tiếng là một lãnh đạo cấp cao làm việc hiệu quả, cho thấy ông Tập quyết tâm tiêu diệt nạn tham nhũng vốn đe dọa sự tồn vong của CPC.
Hiện ông Vương đã "chém vài tướng", như đã ra lệnh điều tra cựu ủy viên Bộ Chính trị CPC Chu Vĩnh Khang, cựu phó chủ nhiệm quân ủy Từ Tài Hậu và Tưởng Khiết Mẫn, một "quan lớn" của ngành dầu khí quốc doanh. Ba "con cọp" này đã bị bắt nhưng chưa bị buộc tội danh nào.
Từ khi mở cuộc bài trừ tham nhũng hồi năm 2012, khoảng 30 cán bộ hàm thứ trưởng trở lên đã bị bắt vì bị cáo buộc tham nhũng. Riêng năm 2013, có 182.000 đảng viên bị điều tra, theo giáo sư luật Jiang Ming'an của Đại học Bắc Kinh.
Con số này quá lớn, so với 10.000 tới 20.000 vụ điều tra trong một năm trước khi ông Tập nắm quyền lực hồi năm 2012.
Hiện nỗ lực chống tham nhũng rất được người dân ủng hộ: 53% xem tham nhũng là "quốc nạn", theo thăm dò năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) so với 39% nói thế năm 2008.
Huang Jing, một chuyên gia về TQ ở Đại học Quốc gia Singapore, nói: "Lãnh đạo nhận ra nếu họ không ngăn chặn tham nhũng tràn lan, chế độ sẽ sụp đổ".
Nhưng cuộc bài trừ quốc nạn này cũng bị phê phán: các nhà quan sát nói nó giúp ông Tập gạt ra rìa các nhân vật quyền lực có thể nổi lên là đối thủ hoặc hạn chế quyền của ông, đồng thời giúp ông gây uy tín với quốc dân.
Cũng có những nỗi lo ngại, rằng những quan tham bị điều tra không được liên lạc với gia đình, luật sư. Nhân viên CCDI cũng mang tiếng là sử dụng các hình thức bức cung, như hồi năm ngoái, 5 "lính"cơ quan này bị buộc tội vì "trấn nước" khiến một đảng viên bị nghi ngờ tham ô đã chết.
Để hóa giải các quan ngại này, các quan chức nói ông Vương khuyến khích "lính" phân tích dữ liệu nhiều hơn, thay vì dựa vào các lời khai.
Chắc chắn là tất cả số cán bộ đảng viên bị CDDI điều tra đều đối mặt với tội danh nghiêm trọng, và các ội phạm có thể thuộc phạm vi "thú vui trần thế": theo giáo sư Jiang, khoảng 25.000 cán bộ bị xử kỷ luật vì "sống xa hoa", như dùng công quỹ để mua xe sang, vung tiền tổ chức đám ma "hoành tráng".
Giáo sư Jiang nói đấy không phải tội hình sự, mức kỷ luật gồm cảnh cáo, khiển trách, giáng chức hoặc bãi nhiệm. Phạm tội hình sự thì bị tù, án nghiêm trọng thì phải chịu tù chung thân.
(còn tiếp)
Theo Một Thế Giới
1,5 triệu quan chức Trung Quốc phải khai báo tài sản Những quan chức đang được xem xét cất nhắc vào vị trí mới sẽ bị loại khỏi vị trí ứng viên nếu bị phát hiện cố tình che đậy điều gì quan trọng. Tổng cộng 1 triệu rưỡi quan chức tại Trung Quốc sẽ phải nộp báo cáo tài sản và các khoản đầu tư của họ trong năm 2014 lên Đảng Cộng...