Vướng giải tỏa, công trình trọng điểm ì ạch
Một trong những công trình trọng điểm của TPHCM như dự án chống sạt lở kênh Thanh Đa đang có dấu hiệu chững lại vì không tìm được tiếng nói chung trong giải tỏa, đền bù.
Trong buổi phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 10, HĐND TP khóa VIII, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân cho biết, trong 6 tháng còn lại của năm, TP tập trung chỉ đạo điều hành, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải tỏa, tái định cư để thi công, phấn đấu đến cuối năm 2013 sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình trọng điểm, cấp bách như cầu Sài Gòn 2; cầu Đỏ; đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi; đường cao tốc TPHCM – Long Thành; hai cầu vượt quốc lộ 1K, tỉnh lộ 10; các cầu vượt thép tại giao lộ Cộng Hòa – Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình), vòng xoay Cây Gõ (quận 6 và 11), giao lộ Nguyễn Tri Phương – Ba Tháng Hai – Lý Thái Tổ (quận 10), cầu Kinh bắc qua bán đảo Thanh Đa…
Dự án bờ kè chống sạt lở kênh Thanh Đa cũng là một trong những công trình mang dấu ấn năm của TPHCM nhằm giải quyết vấn đề chỉnh trang đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Phần bờ kè thuộc phường 26, Bình Thạnh thì đã hoàn thành. Bờ kè thành công viên thoáng mát, đường sá thênh thang. Nhưng phần bờ kè bên bán đảo Thanh Đa, thuộc phường 27 hoàn toàn đối lập lại. Dự án đang ì ạch… chờ ngày cán đích, thậm chí có dấu hiệu chững lại ở đoạn 1.2 và 1.4 vì vướng khâu giải tỏa, đền bù.
Dự án chống sạt lở kênh Thanh Đa ì ạch về đích
Công trình 1.2 và 1.4 do Khu quản lý đường thủy nội địa (Sở Giao thông Vận tải TPHCM) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư khoảng 57 tỷ đồng. Hai dự án được khởi công vào giữa tháng 7/2012, dự kiến sau 11 tháng thi công sẽ hoàn thành trước mùa mưa năm nay (tức tháng 6/2013). Nhưng qua ghi nhận thực tế, 2 công trình này hiện đang có nguy cơ dậm chân tại chỗ do không có mặt bằng thi công.
Khi triển khai dự án, khâu quan trọng nhất là công tác tuyên truyền vận động và chính sách bồi thường để giải tỏa đền bù. UBND quận Bình Thạnh đã chỉ đạo phường 27 cùng các phòng ban liên quan vận động số hộ dân còn lại chấp thuận di dời, bàn giao mặt bằng để bàn giao cho Khu Quản lý đường thủy nội địa thi công trong quý II năm nay. Đáng tiếc là quyết tâm đó chưa thể thực hiện, người dân vẫn bám đất, khiếu nại kéo dài.
Công tác giải tỏa đền bù còn gặp nhiều sự khó khăn nên dự án chậm trễ
Video đang HOT
Trao đổi với PV Dân trí, bà Hà Thị Vân, Phó Chủ tịch UBND phường 27, quận Bình Thạnh cho biết, dự án 1.2 hoàn thành được 70% trong tổng số hạng mục, dự án 1.4 hoàn thành 45%. Hiện, vẫn còn 8/61 hộ ở khu vực cuối tuyến của dự án 1.2 và 30/133 hộ nằm rải rác trong dự án 1.4 đã gây khó khăn cho công tác thi công.
“Chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều cuộc tiếp xúc, tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân để có được sự đồng thuận trong bồi thường, giải tỏa nhưng một số hộ vẫn chưa chịu di dời vì không đồng ý với giá bồi thường. Bên cạnh việc liên quan đến giá trị bồi thường, một số chủ hộ cho thuê lại, không có mặt ở địa phương và khi cán bộ phường liên lạc thì tỏ thái độ bất hợp tác. Thậm chí, hiện có 30 hộ đã gửi đơn ra tòa án Bình Thạnh kiện chính quyền”, bà Vân thở dài.
Quyết không để tình trạng dự án… rùa bò, trong tháng 7/2013, UBND phường 27 cho biết nếu mọi biện pháp ôn hòa mà vẫn không khả thi thì buộc phải sử dụng tới biện pháp cưỡng chế.
Tháo gỡ mái che quán cà phê lấn chiếm hành lang an toàn bờ sông Ngày 5/7, báo Dân trí đăng bài “Dãy quán cà phê trong khu sạt lở: Làm mồi cho Hà bá!” phản ánh tình trạng một số quán cà phê, quán nhậu mọc san sát nhau ngay trên hành lang an toàn bờ đê bao sông Sài Gòn, bất chấp cảnh báo sạt lở. Những quán cà phê ngang nhiên cơi nới, làm mái che kiên cố… để đón khách gây tình trạng mất an ninh trật tự, “xé toang” không gian yên tĩnh vốn có của bán đảo Thanh Đa. Ngay khi nhận được phản ánh của PV Dân trí, lãnh đạo UBND phường 27, Bình Thạnh đã tiến hành khảo sát, chấn chỉnh lại hoạt động của các quán nhậu, quán cà phê. Đồng thời, UBND phường cũng tiến hành buộc tháo gỡ mái che, cắt các cột sắt kiên cố để không cho chủ quán cà phê làm mái che trở lại.
Theo Dantri
TP.HCM tạm hoãn nộp phí đường bộ
Chỉ còn một tuần nữa việc thu phí đường bộ xe máy sẽ được TP Hà Nội triển khai.
Hơn 4,5 triệu xe máy tại Hà Nội sẽ phải đóng phí đường bộ
Tuy nhiên đến thời điểm này một số xã, phường vẫn lúng túng với xe không chính chủ. Trong khi TPHCM đã quyết định lui hoãn nộp phí đường bộ.
TP Hồ Chí Minh: Thu phí phải lượng sức dân
Hay tin trong năm 2013, TPHCM chưa tăng viện phí và chưa triển khai thu phí sử dụng đường bộ đối với mô tô, xe máy. Nhiều cử tri, nhất là các hộ nghèo, buôn gánh bán bưng như trút bỏ được gánh nặng.
Ông Trần Văn Bảy, chạy xe ôm tại ngã tư MK (quận 9) hồ hởi: "Cả tháng nay vợ chồng tui rất lo. Buôn bán ế ẩm, chạy xe bữa có bữa không, đủ ăn và lo cho mấy đứa nhỏ đi học là đã may mắn lắm rồi". Theo ông Bảy, may mà chính quyền hiểu được lòng dân, hoãn nộp phí đường bộ, không tăng viện phí, chỉ tăng học phí, nên dân nghèo còn xoay xở được.
Đối với phí sử dụng đường bộ, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã yêu cầu các sở, ban, ngành chức năng lập danh mục tất cả khoản phí, thuế đối với từng loại mô tô, ô tô mà người dân phải chi trả khi mua và sử dụng; xem xét, đánh giá tác động xã hội và tâm lý người dân vì hầu hết cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên sử dụng xe hai bánh làm phương tiện đi lại hằng ngày.
Ngoài ra, UBND TPHCM yêu cầu nghiên cứu thêm kinh nghiệm của 14 tỉnh, thành phố đã triển khai thu phí sử dụng đường bộ, để đề xuất phương án thu phù hợp, trình UBND TPHCM xem xét trong quý IV năm 2013. Như vậy, theo kế hoạch, sớm nhất phải đến năm 2014 TPHCM mới bắt đầu thu phí xe môtô, xe gắn máy.
Theo tính toán của Sở Giao thông Vận tải, nếu thu được 60% trong tổng số 5,4 triệu xe máy đã đăng ký thì mỗi năm TPHCM sẽ thu được gần 374 tỷ đồng.
Hà Nội, trích phí 10% - có đủ nuôi bộ máy thu?
Với nội dung "trang trải cho chi phí tổ chức", trong phương án thực hiện thu phí đường bộ xe máy từ 21/7 tới, UBND TP Hà Nội quy định: UBND xã phường, thị trấn là cơ quan thu phí đối với xe máy mô tô, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn TP; đối với các phường, thị trấn được để lại 10% phí sử dụng đường bộ thu được; đối với các xã được để lại 20% số phí sử dụng đường bộ thu được.
"Số tiền còn lại cơ quan thu phí phải nộp (hàng tuần) vào tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ địa phương mở tại Kho bạc Nhà nước", UBND TP Hà Nội quy định.
Theo tìm hiểu của PV, với hơn 4,5 triệu xe máy hiện có và với mức thu được đưa ra mỗi năm UBND TP Hà Nội sẽ thu được hàng trăm tỷ đồng. Với việc trích lại từ 10 đến 20% cho xã, phường mỗi năm cấp phường xã của Hà Nội sẽ giữ lại một số tiền không nhỏ.
Ví như tại phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, theo số liệu thống kê, hiện phường có 3.290 xe máy (số xe có dung tích xi lanh dưới 100cm3 ước tính chỉ 1/6), tính trung bình mỗi năm phường thu được hơn 466.000.000 đồng.
Tuy nhiên để thu được con số này, phường phải thành lập một ban thu phí khoảng 33 cán bộ (30 tổ trưởng dân phố, 3 cán bộ hành chính), với chế độ hiện hành nếu chỉ tính 4 tháng thực hiện số tiền phải chi cho hoạt động này hơn 52 triệu đồng, chiếm gần 11,3% tổng doanh thu. Nếu tính cả năm con số này không hề nhỏ, số tiền 10% được trích lại có thể sẽ không đủ.
Xe không chính chủ vẫn mù phương án
Lý giải mức thu và trích lại phần trăm trên, ông Nguyễn Xuân Tân, PGĐ Sở GTVT Hà Nội - cho biết, đây là phương án đã được Chính phủ và Bộ Tài chính quy định tại các Nghị định, Thông tư; từ việc lập các tổ công tác đến trích lại phần trăm, Hà Nội không vượt quá các quy định này.
Hơn nữa việc trích phần trăm từ 10 đến 20% là căn cứ vào đặc thù Hà Nội là Thủ đô cả nước, là trung tâm kinh tế hàng đầu Quốc gia. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của TP luôn được duy tu, đầu tư xây dựng hiện đại.
Về việc thực hiện phương án thu phí trên, nhiều xã phường trên địa bàn Hà Nội, hiện mới thống kê và có thể thực hiện thu với xe máy chính chủ. Xe không chính chủ hiện nay vẫn bỏ ngỏ.
Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm cho rằng, hiện số lượng xe không chính chủ trên địa bàn phường khá nhiều, nếu một gia đình có 3 xe máy thì có đến 2 xe không chính chủ. "Căn cứ vào đâu để thu phí loại xe này. Cơ sở nào để tổ trưởng dân phố đấu tranh với người ta", ông Thành đặt câu hỏi.
Thu phí bảo trì đường bộ là để sửa chữa đường sá bị hư hỏng, Nhà nước không đủ kinh phí mới phải thu của dân. Tuy nhiên số tiền này thu được lại phải trích một phần không nhỏ cho chính quyền xã, phường là không hợp lý. Hơn nữa, cơ quan xã phường là lực lượng đang hưởng lương Nhà nước việc thu phí bảo trì là việc họ phải làm, sao phải trích lại phần trăm?! Chuyên gia giao thông. Theo UBND TP Hà Nội, TP hiện có 154 phường, 404 xã và 22 thị trấn, lượng xe máy hiện có trên 4,5 triệu xe. Dự kiến, mỗi năm Hà Nội sẽ thu được khoảng 600 tỷ đồng từ việc thu phí bảo trì đường bộ xe máy.
Theo Xahoi
Dồn sức vượt khó để đạt tăng trưởng 9,5% trở lên TP sẽ tổ chức các đợt cao điểm tấn công các loại tội phạm cướp giật, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội các loại. Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân khẳng định TP sẽ xử lý nghiêm tình trạng xây nhà không phép, sai phép. Ảnh: TL Sáng 13/7, sau ba ngày rưỡi làm việc, kỳ họp thứ 10 HĐND...