Vướng bệnh vì lười vệ sinh cá nhân
Không vệ sinh cá nhân có thể nhiễm bệnh khiến đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy… nhưng do thói quen lười nhác nhiều người đã “phó mặc” lao vào những cuộc vui mà quên đi chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Có nguy cơ bị giun, sán, viêm loét tay chân do vệ sinh không sạch
Thói quen “xấu”
Việc vệ sinh, chăm sóc cơ thể qua loa đã tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn, kí sinh trùng xâm hại cơ thể. Đến khi cơ thể mệt mỏi, đau nhức… mới “tá hỏa” đi chạy chữa thì bệnh đã quá nặng.
Với thói quen sau giờ làm việc đi uống bia, rượu rồi về nhà lăn ra ngủ mà không vệ sinh trong thời gian dài, gây ra bệnh viêm, loét chân. Anh Trần Văn Sử (Phủ Lý, Hà Nam) chia sẻ: “Làm việc mệt mỏi đến cuối giờ chiều thì đi “giải khát”, xong về nhà ngủ luôn quên không vệ sinh cá nhân. Nên tôi bị viêm loét chân, tay do vi khuẩn, virus gây ngứa ngáy, khó chịu”.
Video đang HOT
Cũng theo anh Sử, do không thường xuyên vệ sinh nên ngứa, gãi nhiều, sau đó vết thương bị viêm, loét… lâu ngày bưng mủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Đang điều trị tại Bệnh viện sốt rét ký sinh trùng, anh Nguyễn Văn Năng (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Tôi thường xuyên lên cơn co giật, sùi bọt mép, đầu như có kim châm… dù đi khám nhiều nơi vẫn không phát hiện ra bệnh. Hàng xóm cho rằng, tôi bị bệnh động kinh nên dè chừng ít tiếp xúc. Chỉ đến khi chụp cắt lớp tại BV sốt rét ký sinh trùng mới phát hiện trong não có sán đang phát triển, nguyên nhân chính là do lười vệ sinh tay chân”.
Vệ sinh cá nhân là nhu cầu cấp thiết của từng người, thế nhưng vẫn có không ít người coi thường để rồi phải ăn “quả đắng” vì lười biếng.
Anh Nguyễn Thế Linh (Nông Cống, Thanh Hóa) tỏ ra ấm ức: “Tôi không bao giờ ăn những món như lòng lợn, tiết canh, các món tái… thế mà tôi lại bị bệnh sán não. Đến khi quan sát thì ra thói quen của tôi trước khi ăn uống thường xuyên không vệ sinh tay chân. Do đó, kí sinh trùng, vi khuẩn và virus…đã theo đường tay chân xâm hại cơ thể.
Nguy hại khôn lường
Theo các chuyên gia y tế, việc thường xuyên không vệ sinh cá nhân dễ mắc các bệnh như viêm, loét tay chân, nặng thì có thể bị vi rus, vi khuẩn xâm hại cơ thể gây bệnh sán não, viêm đường hô hấp, tay chân miệng, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi…
Để đề bệnh tật người dân cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh tiếp xúc với môi trường bẩn và thường xuyên rửa sạch tay chân trước khi ăn uống. Ngoài ra, không ăn những món có mầm bệnh hoặc chưa chín như thịt lợn gạo, tiết canh, nem thính, chạo, thịt lợn tái…
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống, hình thành thói quen ăn, ngủ đúng giờ…để cơ thể khỏe mạnh. Nếu có những biểu hiện ngứa, mệt mỏi, đau đầu…. nên đến trung tâm y tế để được chăm sóc kịp thời.
Theo VietQ
Mách bạn cách vệ sinh tay đúng cách
90% các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua tay chúng ta... Bàn tay giống như một ổ vi khuẩn với khoảng 150 loại khác nhau trú ngụ trong đó. Các chuyên gia vệ sinh y tế khuyên nên rửa tay sạch sẽ hàng ngày với 6 công đoạn.
Không cần phải buộc tội cho ruột hay chân của chúng ta. Trừ phi là bạn đi bộ trên phố với đôi chân trần, phần "bẩn" nhất của cơ thể con người lại là đôi tay. Với lượng vi khuẩn kỷ lục, đôi tay của chúng ta chứa nguy cơ lây truyền bệnh tiềm ẩn theo Michel Cazaban, bác sĩ chuyên gia vệ sinh tại đại học CHU của Nmes. Nhân dịp Ngày thế giới rửa tay (mùng 5 tháng 5 hàng năm), bác sĩ này mang đến cho chúng ta một thông điệp phòng chống vi khuẩn được các chuyên gia sức khỏe và người dân rất quan tâm.
Người ta tìm tìm thấy gì trên hai bàn tay ? Đừng nhìn mà thấy kinh sợ, tay người giống như một ổ vi khuẩn nơi mầm mống của bệnh tật. Khoảng 150 loại vi khuẩn khác nhau "cư trú" ở đó. "Đây là một nơi thuận tiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Rửa sạch đôi tay sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng", bác sĩ đang đề cập đến sự hiện diện của họ vi khuẩn đường ruột (tiếng anh là Enterobacteria) hoặc tụ cầu khuẩn (Staphylococcus), trong đường tiêu hóa lây truyền qua tay.
Chỉ có 5% số người rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh (theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học Michigan), một cái bắt tay vô thưởng vô phạt có thể khiến bạn bị tiêu chảy thậm chí là còn bị loét dạ dày. Theo chuyên gia, đồ trang sức, móng tay giả hoặc sơn móng tay cũng là một trong những nhân tố khiến nguy cơ lây nhiễm càng cao trong trường hợp những đồ đó không bao giờ khử khuẩn.
Nguy cơ lây nhiềm bệnh gì?90% các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua bàn tay, trong khi ở bệnh viện, chỉ 5-6% số bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng hơn liên quan đến điều kiện chăm sóc y tế. Qua tay, ta có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu, đường hô hấp hay đường máu. Rửa tay sạch sẽ, cẩn thận sẽ giúp giảm 30% nguy cơ mắc bệnh trong vòng một năm, mặc dù hầu hết trong số hàng ngàn vi trùng trên tay chúng ta là vô hại. "Tay chúng ta là một ổ vi khuẩn nhưng may mắn thay nó không phải luôn luôn chứa các mầm bệnh, chuyên gia vệ sinh y tế cho biết. Đừng bao giờ hoang tưởng. Chúng takhông bao giờ mơ về một thế giới vệ sinh, hoàn toàn sạch khuẩn, điều đó không thể tồn tại. Nhưng với sự tiến bộ của y học, người bệnh lớn tuổi, sức đề kháng yếu hơn và dễ bị bệnh hơn ngày cành được chăm sóc tốt hơn".
Làm thế nào để chăm sóc "sức khỏe" cho bàn tay của mình ? Ngoài việc rửa tay bằng xà phòng và nước, bác sĩ chủ trương "xoa"tay với nước vệ sinh khử trùng có chứa cồn. Trong thế giới mơ ước của Michel Cazaban, tất cả mọi người dạo chơi với lọ nước khử trùng nhỏ. Cuối cùng, ông nhấn mạnh sự cần thiết phải rửa tay sau những cử chỉ vô thưởng vô phạt như châm một điếu thuốc, ăn uống, gọi điện thoại hoặc lái xe. "Đôi bàn tay mà người ta tin là sạch sẽ vẫn còn chứa rất nhiều vi khuẩn. Vẫn cần phải rửa sạch nó thêm nữa".
Từ đó, các cán bộ y tế đưa ra 6 công đoạn để rửa tay sạch sẽ : làm ướt tay, lấy xà phòng dạng lỏng, xoa và chà vào tay tạo bọt (trong vòng 20 giây), xả nước (trong vòng 10 giây), lau khô tay bằng khăn sạch và cuối cùng là khóa vòi nước lại. Rửa tay bắt đầu từ gan bàn tay, qua móng tay rồi đến cổ tay. Một quá trình giúp ta rửa sạch tất cả các ngón tay trên bàn tay.
Theo Vnmedia
Dùng khoai tây trị muỗi đốt cho bé: Mất sẹo, hết ngứa Thành phần đặc biệt trong khoai tây sẽ giúp trị sẹo thâm, làm vết thương mau lành và giảm tình trạng viêm một cách nhanh chóng. Thông thường sau khi bị muỗi đốt, da bé bị ửng đỏ với kích thước lớn hơn đầu kim một chút (khoảng 1-3mm), sau đó đổi thành màu thâm, phai dần và trở lại da bình thường...