Vườn trúc truyền kỳ qua 10 thế kỷ, không dám cho trâu đến gần
Chúng tôi tới tham quan Khu di tích lịch sử – văn hóa đền Trúc và Ngũ động Thi Sơn (xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) vào một buổi chiều đầu thu, nắng nhẹ.
Đi qua cổng di tích, thẳng theo con đường được lát gạch phẳng nhẵn, sạch sẽ, 2 bên trúc mọc ken dày, cao vút đan vào nhau trên không tạo thành chiếc cổng vòm rộng dài, xanh mướt là tới đền Trúc cổ kính, linh thiêng.
Trò chuyện với chúng tôi nơi chiếc bàn nhỏ, dưới bóng trúc râm mát, gió thổi nghe lao xao, lao xao, thủ từ đền Trúc Đinh Văn Tuyến vui vẻ cho biết: Tương truyền, xưa kia vùng Quyển Sơn này có tên là trại Canh Dịch. Ngày ấy, trúc mọc như rừng từ bờ sông Đáy ra sát đường cái (quốc lộ 21 bây giờ). Có hai mẹ con nhà nọ không biết từ nơi đâu đến đây không may bị chết, làm động đến làng. Dân làng góp tiền của, công sức xây dựng một miếu nhỏ sát bờ sông để thờ cúng.
Đường vào đền Trúc trúc mọc ken dày 2 bên.
Theo dòng sông Đáy, năm 1069, Lý Thường Kiệt đem quân đi đánh giặc, khi qua trại Canh Dịch đoàn chiến thuyền của Lý Thường Kiệt gặp một trận cuồng phong lớn. Gặp gió to, Lý Thường Kiệt cho thuyền dừng lại bên sông, sát cạnh rừng trúc để tránh gió.
Trận cuồng phong đó đã bẻ gẫy cột buồm, cuốn lá cờ lên trên đỉnh núi. Đêm đó, trong giấc ngủ, Lý Thường Kiệt nằm mơ thấy một người mẹ trên tay bế con đứng ở đầu thuyền và nói: Trận này cất quân đi đánh giặc sẽ giành thắng lợi. Mơ thấy điềm lạ, sáng ra, Lý Thường Kiệt cho quân lên bờ sửa soạn lễ vật tế trời đất cầu chiến thắng.
Ông đặt tên ngọn núi có lá cờ bị cuốn lên trên là núi Cuốn Sơn, trại Canh Dịch thành làng Cuốn Sơn, sau này được đổi thành làng Quyển Sơn. Ngôi miếu nhỏ giữa rừng trúc xanh được ông đặt tên là đền Trúc.
Đúng như điềm báo trong giấc mộng, lần xuất quân ấy dưới sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt giành thắng lợi lớn. Trên đường trở về, qua vùng Quyển Sơn, ông cho quân dừng lại bên rừng trúc, làm lễ tạ ơn trời đất, khao thưởng quân sĩ, mở hội khao dân làng ăn mừng chiến thắng.
Video đang HOT
Trong thời gian ngắn lưu lại mảnh đất này, Lý Thường Kiệt cho tuyển những cô gái trẻ, có nhan sắc trong làng tới dạy múa hát; chọn những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ dạy đua thuyền. Ông còn dạy dân nơi đây trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải.
Những điệu múa, lời ca ca ngợi chiến công đánh giặc giữ nước, thể hiện tình yêu với con người, với quê hương… mà ông dạy cho người dân nơi đây được gọi là hát “Dậm”. Để tưởng nhớ công ơn của ông đối với đất nước, đối với người dân địa phương, sau này, dân làng lập đền thờ ông ngay tại đền Trúc.
Bà Trịnh Thị Phương Lâm nói thêm: “Nếu tính từ năm 1069 đến nay, thì tuổi của rừng trúc đã lên tới trên nghìn năm tuổi. Trúc nơi đây có đặc điểm cao, thẳng, đốt dài. Từ nhỏ tôi đã theo bà, theo mẹ lên đền Trúc hát Dậm, đã quen với rừng trúc, một phần không thể thiếu, một trong những nét đặc trưng riêng biệt chỉ có ở cụm di tích lịch sử – văn hóa này…”.Nói về khu vườn trúc xanh tốt bao quanh đền Trúc, bà Trịnh Thị Phương Lâm, 82 tuổi, bà Trùm Câu lạc bộ hát Dậm người cao tuổi Quyển Sơn, Chủ đội tế lễ tại đền Trúc trầm ngâm chia sẻ: Không thể tính được chính xác trúc nơi đây có tự bao giờ, chỉ biết rằng, từ năm 1069, khi đoàn thuyền của Lý Thường Kiệt đi qua, trúc đã mọc xanh tốt như rừng…”,
Theo bà Phương Lâm, trúc trước kia mọc rộng dài, ngày nay đã bị chặt bỏ khá nhiều để xây dựng, kiến thiết các công trình. Diện tích trúc bị thu hẹp, nhưng bao quanh ngôi đền thờ Lý Thường Kiệt vẫn còn vườn trúc mọc dày, mang vẻ đẹp thanh thoát, rất thơ mộng.
Điều kỳ lạ là không mất công chăm sóc, nhưng trúc xanh tốt quanh năm. Hằng năm, vào mùa hanh khô, thủ từ lên đền xin Đức ngài dọn vườn, phạt bỏ những cây bị sâu, cây bị chết khô, bị gẫy đổ. Loại bỏ nhiều cây sâu, cây chết, cây bị đổ nhưng rừng trúc không hề bị thưa đi, bởi đến mùa xuân, muôn vàn mầm trúc mới lại bật dậy, vươn cao dần theo năm tháng, còn mãi với thời gian.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, những năm qua, khi tới tham quan, thấy trúc nơi đây đẹp, nhiều đình chùa, thậm chí một số cơ quan công sở có tới đền xin trúc về trồng. Nhưng khi trồng, trúc đều không lên được.
Từ lâu, đền Trúc và Ngũ động Thi Sơn là địa điểm du lịch được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu. Đền Trúc và Ngũ động Thi Sơn được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1994.
Đến nơi đây tham quan, dù mùa xuân hay mùa hạ, mùa thu hay mùa đông, trời dù rét buốt hay nắng đổ, mưa dầm hay hanh khô, du khách đều được chiêm ngưỡng vườn trúc xanh tốt vi vút trong gió.
Đặc biệt, những đêm trăng sáng, không gian tĩnh mịch, gió ngoài sông Đáy thổi vào mát rượi, tiếng trúc lao xao, lao xao nghe như tiếng đoàn quân reo mừng chiến thắng của Lý Thường Kiệt từ ngàn năm trước vọng về.
Theo Phạm Hiền (Báo Hà Nam)
Bát nháo chốn tâm linh: Dịch vụ...chiêm bái?
Sự lộn xộn, bát nháo tại nhiều đình chùa dịp khai xuân là lời cảnh tỉnh nóng.
Ngày 30/1/2020, nhiều tờ báo trong nước phản ánh về tình trạng chen lấn, xô đẩy xảy ra ở nhiều nơi tại khu vực chùa Tam Chúc (huyện Kim Bảng, Hà Nam).
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khả năng tổ chức, điều hành của BQL chùa Tam Chúc kém dẫn đến việc người dân đến chiêm bái chùa đã không theo bất kỳ một quy định nào, mặc sức chen lấn, xô đẩy nhằm tìm được chỗ vào chùa thăm quan.
Trong khi đó, tại đền Gióng (Sóc Sơn, TP. Hà Nội) cũng diễn ra tình trạng cướp lộc hoa tre, xô đổ bàn thờ trong ngày khai hội mùng 6 Tết Canh Tý (tức ngày 30/1/2020) cũng khiến cho BQL đền đành bất lực đứng nhìn.
Cảnh chen lấn mua vé vào chùa Tam Chúc (Ảnh Tri thức trực tuyến).
Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, nhiều chuyên gia văn hóa bày tỏ sự không đồng tình trước tình trạng bát nháo xảy ra tại nhiều địa điểm tâm linh của Việt Nam.
"Đình chùa là chốn linh thiêng, nơi đáng nhẽ phải trang nghiêm nhất nhưng lại để xảy ra tình trạng bát nháo, vi phạm quy định pháp là điều khó có thể chấp nhận" - nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Nhân bày tỏ.
Ông Hùng nêu ví dụ, như tại chùa Tam Chúc khi các kiến trúc chưa được xây dựng xong nhưng địa phương đã đưa địa điểm này vào hoạt động là việc làm hết sức vội vã. Trong khi khả năng quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân đã tạo điều kiện cho thói hư, tật xấu của người Việt Nam có cơ hội được thể hiện.
Ngoài ra, với cách thiết kế của chùa Tam Chúc khiến cho người dân có cảm giác như đang bị "tận thu" khi muốn được tham quan, chiêm bái chùa phải bỏ tiền ra với giá đắt đỏ mới thực hiện được.
"Khi phải bỏ ra một số tiền lớn để đi tới chùa thì ai cũng sẽ cố gắng vì số tiền đã bỏ ra mà cố bằng mọi cách sử dụng cho xứng đáng với số tiền đó. Từ đó, dẫn tới việc chen lấn, xô đẩy là điều đương nhiên. Hơn nữa, việc đặt nơi bán vé cách quá xa khu vực trung tâm cũng khiến cho nhiều dịch vụ ăn theo nở rộ, thế mới có cảnh xe ôm đón từ xa, chở 3 - 4 người trên chiếc xe máy, không đội mũ bảo hiểm phấp phới đi vào chùa" - ông Hùng phân tích.
Theo ông Hùng, chốn linh thiêng hiện nay đang có biểu hiện biến tướng, phục vụ quá nhiều cho mục đích kinh tế mà làm lu mờ đi giá trị cốt lõi là truyền thống "uống nước nhớ nguồn", lòng thành kính dâng lên cách vị thánh thần để tìm thấy sự thanh thản, bình an trong tâm của mỗi người.
"Đúng ra, tại các chốn linh thiêng chỉ cần đặt một hòm công đức ở vị trí trung tâm nhất để người nào thành tâm, cúng tiến bao nhiêu thì tùy vào tâm của mỗi người nhưng ngày nay nhiều nơi đưa ra các dịch vụ khác nhau nhằm tận thu khách đến chiêm bái. Điều đó dẫn tới chốn linh thiêng bị chính con người làm cho mất "thiêng" - ông Hùng nói.
Nhiều chốn linh thiêng của Việt Nam đang bị biến tướng, trở thành nơi kinh doanh của một nhóm người.
Đồng quan điểm, ông Vương Duy Bảo - nguyên Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) cũng cho rằng, chính con người đang biến các nơi linh thiêng trở nên tầm thường bởi những hành động phản cảm, hối lộ thánh thần.
"Dịch vụ kinh doanh đặt ra ở khắp nơi khiến cho người có tâm lý đề cao giá trị của đồng tiền, có quan điểm "tiền nhiều, lễ cao mới thể hiện lòng thành kính" nên mới có những khóa lễ tốn tới hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng hay nhét tiền bừa bãi vào tay thánh thần mà quên mất rằng, tiền chính là thứ bẩn nhất khi nhiều người tiếp xúc mà không được tẩy rửa..." - ông Bảo nói.
Ông Bảo cũng cho rằng, các chốn linh thiêng của Việt Nam đang có biểu tiện biến tướng, phục vụ cho mục đích kinh doanh nhiều hơn là mục đích phát triển văn hóa.
"Đi lễ chùa mà phải mua vé thăm quan, bước vào cửa chùa mất tiền phí này phí khác rất phản cảm, gây biến tướng văn hóa, khiến con người có cảm giác có tiền mới được tiếp xúc với thánh thần. Đây là việc làm rất sai lầm cần được sửa đổi, bản thân mỗi người cũng cần phải hiểu được chỉ cần lòng thành kính thì dù có lễ ở đâu cũng như nhau" - ông Bảo nói.
Khánh Vân
Theo baodatviet.vn
Xác minh thông tin đoạn đường có biển chỉ dẫn làm ôtô lao xuống ao Một lái xe ôtô 7 chỗ đi theo biển chỉ dẫn vào tuyến đường mới có đầy đủ biển chỉ dẫn, sơn vạch kẻ đường nhưng đây là đoạn đường cụt, lái xe không kịp phanh khiến cả xe lao xuống ao tại Hà Nam. Chiếc xe Ford Everest được cho là lao xuống ao sau khi đi theo biển chỉ dẫn (Nguồn:...