Vườn thú lâu đời nhất Nhật Bản đón chú voi con đầu tiên được sinh ra
Vườn bách thú lâu đời nhất Nhật Bản Ueno Zoological Gardens ở Tokyo đã mở cửa cho khách tham quan chiêm ngưỡng voi con đầu tiên được sinh ra ngay tại vườn bách thú hơn 100 năm tuổi này.
Chú voi mới được sinh ra tại vườn bách thú ở Tokyo. Ảnh: Kyodo
Ở thời điểm chào đời vào ngày 31/10, voi con này cao khoảng 1m, nặng 120 kg. Đây là sự kết hợp của voi mẹ tên Authi và voi bố tên Artid, món quà mà Thái Lan năm 2002 gửi tới Nhật Bản mừng ngày sinh của Công chúa Aiko, con gái duy nhất của Nhật Hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako.
Video đang HOT
Điều đáng tiếc, voi bố Artid đã qua đời hồi tháng 8 do sức khỏe suy yếu vì bệnh.
Mặc dù đã chào đời hơn 1 tháng, “bé gái” voi này vẫn chưa có tên. Hiện Ueno Zoological Gardens đã kêu gọi dân chúng bình chọn trực tuyến trong số tên voi con được Đại sứ quán Thái Lan tại Tokyo đề xuất gồm Arun (Bình minh), Atsadong (Hoàng hôn) hoặc Tawan (Mặt Trời), theo tiếng Thái. Kết quả sau cùng sẽ được công bố vào ngày 15/12.
Hiện hoạt động thăm quan voi con chỉ diễn ra 2 giờ/ngày để tránh gây căng thẳng cho động vật./.
Gấu trúc cao tuổi Mei Xiang vừa sinh con khỏe mạnh
Gấu trúc nổi tiếng Mei Xiang đã sinh một gấu trúc con khỏe mạnh hôm 22/8 tại Vườn bách thú Quốc gia Smithsonian ở Washington. Nó đã cho bú và âu yếm gấu con vừa chào đời.
Mei Xiang, con gấu trúc cái 22 tuổi, do tuổi cao nên cơ hội sinh con khỏe mạnh là rất thấp, các nhân viên sở thú cho biết. Nhưng nó đã mang thai thành công lần thứ 4. Hiện gấu trúc con còn quá nhỏ để có thể phân biệt là đực hay cái.
"Chúng tôi rất hồi hộp và xúc động", Steve Monfort, Giám đốc Vườn bách thú Quốc gia Smithsonian, cho biết, theo Reuters.
Trong tuần này, vườn thú đã chia sẻ thông tin Mei Xiang đang mang thai lên mạng xã hội. Tin vui của Mei Xiang đã thu hút nhiều người yêu thích nó đến vườn bách thú để chiêm ngưỡng "bà mẹ tương lai".
Gấu trúc nổi tiếng Mei Xiang (trái) và gấu con Bao Bao chơi đùa trên tuyết tại Vườn bách thú Quốc gia Smithsonian ở Washington vào tháng 1/2015. Ảnh: Reuters.
Mei Xiang được thụ tinh nhân tạo vào tháng 3 với tinh trùng đông lạnh. Trước đó, nó nhiều lần sảy thai vì đã gần hết vòng đời sinh sản.
"Chúng tôi biết khả năng Mei Xiang có con là rất thấp", ông Monfort nói. "Tuy nhiên, chúng tôi muốn cho nó thêm một cơ hội để góp phần vào việc duy trì nòi giống của loài".
Con gấu trúc đực phối giống với Mei Xiang là Tian Tian. Cả hai được chuyển đến vườn thú Washington vào năm 2000. Tian Tian đã làm cha của 3 con gấu trúc khác hiện vẫn còn sống. Chúng đã trở về Trung Quốc theo thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Washington.
Mei Xiang lần gần nhất đã sinh gấu con Bei Bei. Nó được đưa đến Trung Quốc vào tháng 11/2019 trong chương trình nhân giống để đưa gấu trúc trở lại tự nhiên.
Gấu trúc được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế phân loại lại từ động vật "nguy cấp" thành "dễ bị tổn thương" nhờ việc mở rộng môi trường sống cho chúng. Ước tính có khoảng 1.800 con gấu trúc khổng lồ trong tự nhiên.
Bi kịch người lùn bị nhốt như thú cho khách tham quan năm 1900 Vào năm 1904, Ota Benga sống ở Congo được đưa tới Mỹ. Tại đây, Benga trở thành vật triển lãm trong vườn thú khi được quảng cáo là người lùn Congo nguyên thủy. Theo đó, người đàn ông này từng sống chung chuồng với đười ươi. Ota Benga - một thành viên của bộ lạc ở Congo - được đưa tới Mỹ năm...